Bí ẩn chưa có lời giải của Ai Cập cổ đại-Căn phòng bí mật của Đại Kim tự tháp

Ai Cập là một vùng đất tồn tại vô số bí ẩn, luôn là chủ đề hấp dẫn đối với các nhà thám hiểm và sử gia.

Ai Cập cổ đại đã hấp dẫn trí tưởng tượng của nhân loại kể từ khi chúng ta bắt đầu phủ sạch lớp cát vùi lấp bức tượng Nhân sư lớn. Trong vòng 2 thế kỷ vừa qua, đây đã là chủ đề rất thu hút đối với các nhà khảo cổ học và sử học. Đây là một vùng đất ẩn chứa những bí ẩn mà chúng ta đã phải dành rất nhiều năm để làm sáng tỏ.

Ngay cả sau một khoảng thời gian dài lâu như vậy, vẫn còn rất nhiều điều chúng ta chưa biết. Một trong số những khám phá lớn nhất của thế giới cổ đại vẫn nằm dưới lớp cát Ai Cập, trông chờ được nhìn thấy ánh sáng sớm mai. Trớ trêu thay, những phát hiện mới khi xuất hiện lại chỉ mang đến thêm nhiều bí ẩn hơn nữa, cũng như những câu hỏi chưa có câu trả lời.




Mê cung thất lạc của Ai Cập

Vào khoảng 2.500 năm trước, có một mê cung khổng lồ tại Ai Cập, và theo miêu tả của một người đã từng nhìn thấy nó, thì “[công trình này] còn vượt xa các kim tự tháp [Ai Cập]”.

Ảnh: sciencevibe.com

Đây là một tòa nhà lớn, cao 2 tầng. Bên trong, có đến tổng cộng 3000 căn phòng khác nhau, được kết nối thông qua một mê cung quanh co uốn lượn với hàng dài xa số những thông đạo ngoằn nghèo đến mức không ai có thể tìm được lối ra nếu không có người hướng dẫn. Tại phía dưới, có một tầng hầm dùng làm mộ Pha-ra-ông, và trên đỉnh là một mái nhà khổng lồ được đẽo gọt từ một tảng đá nguyên khối khổng lồ.




Rất nhiều người thời từng trực tiếp nhìn thấy nó và mô tả lại trong các thư tịch cổ đại, nhưng 2.500 năm sau, người ta vẫn không biết chắc nó nằm ở đâu. Thứ gần nhất với một công trình như vậy là một cao nguyên đá khổng lồ rộng đến 300 mét mà một số người tin rằng chính là nền móng của mê cung vĩ đại trước kia. Nếu điều này là thật thì cũng khó xác nhận được, bời dù sao đi nữa, phần đỉnh đã hoàn toàn tuyệt tích theo thời gian.

Năm 2008, một nhóm chuyên gia radar địa lý đã chụp quét cao nguyên Giza và phát hiện thấy bên dưới, dường như có một mê cung ngầm giống như công trình được mô tả trong các thư tịch cổ. Tuy nhiên, chưa ai từng tiến hành khai quật nó hoặc tiến vào bên trong. Chắc phải chờ cho đến khi ai đó thực sự tiến vào bên trong, chúng ta mới biết chắc được liệu chúng ta đã thực sự tìm được kỳ quan khảo cổ học lớn nhất của Ai Cập hay không.

Ảnh: VIện Nghiên cứu Thiên văn và Địa Vật lý Quốc gia Ai Cập




Hoàng hậu vô danh của Ai Cập

Ảnh minh họa: Pinterest

Năm 2015, các nhà khảo cổ đã phát hiện ngôi mộ của một phụ nữ được chôn cất giữa các đại kim tự tháp lớn của Cổ Vương quốc Ai Cập. Trong lăng mộ của bà có những dòng chữ khắc xưng bà là “vợ của nhà vua” và “mẹ của nhà vua”. 

4.500 năm trước, khi người phụ nữ này còn sống, cô ấy có lẽ đã là một trong những người quan trọng nhất trên hành tinh này. Cô ấy sẽ có quyền lực lớn hơn bất kỳ người phụ nữ nào khác tại Ai Cập. Nhưng không ai biết cô là ai.

Các nhà sử học đã gọi cô là “Khentakawess III”, và giả định rằng cô là con gái của Nữ hoàng Kehntakawess II. Họ tin rằng cô có thể là vợ của Pha-ra-ông Neferefre và mẹ của Pha-ra-ông Mekahur – nhưng họ không biết chắc. Đây chỉ là phỏng đoán đơn thuần.




Một bức tượng chạm khắc gần lối vào ngôi mộ của Khentakawess III. Ảnh: Bộ Cổ vật Ai Cập

Nếu tên cô ấy là Khentakawess III, thì dường như không có bất kỳ tư liệu nào chúng ta có được đề cập đến cô. Bất kể cô là ai, cô chắc chắn từng là một người phụ nữ cực kỳ quyền lực, nhưng ngày nay, cô lại là một điều bí ẩn.

Tượng nhân sư Israel

Ảnh: Amnon Ben-Tor, Sharon Zuckerman,Viện Khảo cổ thuộc Đại học Hebrew




Năm 2013, tại Tel Hazor, Israel, các nhà khảo cổ đã tìm thấy thứ họ không bao giờ ngờ có thể tìm thấy được ở một nơi cách nơi khởi nguồn của nó xa xôi đến vậy: một tượng nhân sư Ai Cập 4.000 năm tuổi. 

Cụ thể, họ đã tìm thấy cặp bàn chân của bức tượng, dựa trên một cái bệ. Phần còn lại của nó, được cho là đã bị phá hủy từ hàng nghìn năm trước. Tuy nhiên, trước khi bị phá hủy, nó phải cao tới 1 mét và nặng đến nửa tấn.

Không ai biết một bức tượng Ai Cập như vậy đang làm gì ở Israel. Mạnh mối duy nhất còn sót lại là một dòng chữ khắc trên bệ, với cái tên “Vua Mycerinus,” tên của pha-ra-ông cai trị Ai Cập vào khoảng 2500 TCN.

Bàn chân của một bức tượng nhân sư, bên trên chạm khắc tên của vị pharaoh trị vì. Ảnh: CNN.com




Rất ít khả năng Tel Hazor đã bị xâm chiếm bởi người Ai Cập. Trong giai đoạn trị vì của vua Mycerinus (cũng gọi là Menkaure), Tel Hazor là một trung tâm giao thương ở Canaan, nằm trực tiếp giữa Ai Cập và Babylon. Nó đóng vai trò trọng yếu đối với sự thịnh vượng kinh tế của hai cường quốc lớn nhất trong khu vực.

Giả thuyết hợp lý nhất là, đây là một món quà. Tuy nhiên, nếu đây là một món quà, thì không rõ tại sao Vua Mycerinus lại tặng nó, và cũng không rõ tại sao ai đó đã phá hủy nó thành ra như vậy. Điều chúng ta có thể thực sự biết chắc là, vì lý do nào đó, ai đó đã xây một bức tượng nhân sư cách bức tượng Nhân sư lớn ở Giza 1.000 kilômét.

Cái chết bí ẩn của vua Tut

Hầm mộ Pha-ra-ông Tutankhamun. Ảnh: Reuters

Pha-ra-oong Tutankhamun chỉ mới 19 tuổi khi ông qua đời, và không ai biết rõ điều gì đã xảy ra. Cái chết của ông là một bí ẩn – nhưng không phải bởi ông mất trong giai đoạn tuổi thanh xuân. Nguyên nhân khiến cái chết của vua Tut trở thành một bí ẩn là vì có quá nhiều điều “bất ổn” xoay quanh ông, khiến việc xác định chính xác nhân tố đã kết liễu đời ông trở nên rất khó.




Vua Tut có sức khỏe rất tệ. Ông không những bị sốt rét, mà còn được sinh ra với rất nhiều dị tật bẩm sinh, khiến các nhà sử học tin rằng bố mẹ ông hẳn phải là anh chị em ruột. Ông có một cái chân khoèo và các dị tật di truyền, mà một số người tin rằng, cái chết của ông chỉ là vấn đề thời gian.

Vua Tut có nhiều dị tật bẩm sinh. Ảnh: ytimg.com

Ông cũng có một hộp sọ bị nứt, mà trong một thời gian dài, được các nhà khảo cổ cho rằng là dấu hiệu cho thấy ông đã bị đâm vào đầu. Ngày nay, người ta tin rằng đầu của ông chỉ bị hư hại trong quá trình ướp xác, nhưng không thể loại trừ khả năng ông bị sát hại.

Ông bị gãy đầu gối không lâu trước khi qua đời, làm dấy lên giả thuyết cho rằng ông qua đời trong một vụ tai nạn xe ngựa. Nếu là vậy, thì câu hỏi đặt ra là tại sao ông lại bước lên xe ngựa. Như đã nói ở trên, thân thể Tut bị biến dạng đến độ ông thậm chí còn không thể tự đứng thẳng lên mà không có sự hỗ trợ. 




Nguyên nhân đằng sau cái chết của ông có thể là bất cứ điều gì, hoặc cũng có khả năng rất nhiều thứ khác nhau đã tác động đến ông cùng một lúc. Điều duy nhất chúng ta biết chắc được là Vua Tut đã không nhận được nhiều tin vui trong tháng sinh sống cuối cùng của mình.

Căn phòng bí mật của Đại Kim tự tháp

Đại Kim tự tháp Giza. Ảnh: freshtraveldestinations.com

Kim tự tháp lớn nhất trong lịch sử mang tên Pha-ra-ông Khufu, và được gọi là Đại Kim tự tháp. Đây là cấu trúc khổng lồ cao gần gần 150 mét, được xây từ hơn 2,3 triệu khối đá. Tuy nhiên, cho đến gần đây, dường như chỉ có 3 căn phòng bí mật bên trong.

Năm 2017, một nhóm nghiên cứu đã chụp quét kim tự tháp để xem liệu có bất kỳ điều gì họ đã bỏ lỡ hay không. Chắc chắn rằng, trên Đại Thư viện lớn của kim tự tháp (Great Gallery of the pyramid), họ đã tìm thấy các dấu hiệu cho thấy có thể tồn tại một căn phòng ẩn giấu lớn ngang với căn phòng lớn nhất của toàn bộ kim tự tháp.





Hình chụp cắt 3D Đại Kim tự tháp Giza lớn hé lộ các căn phòng bí mật. Ảnh: Dailymail

Điều kỳ lạ là người Ai Cập đã cố ý xây dựng căn phòng bí mật này theo cách thức để không ai có thể tiếp cận được bên trong. Không có hành lang hoặc lối đi nào thông vào bên trong. Cách duy nhất để đặt thứ gì đó vào bên trong chính là cần làm như vậy trong quá trình xây kim tự tháp, bởi họ đã niêm phong kín nó lại sau đó.

Chúng ta vẫn chưa nhìn thấy bên trong căn phòng bí mật. Nhưng bất cứ điều gì ở trong đó, Pharaoh Khufu dường như không muốn nó nhìn thấy ánh sáng ban ngày.

Nguồn: DKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *