Báu vật thất truyền 2.400 năm được khai quật từ mộ cổ khiến thế giới ‘thất kinh’ vì thay đổi cả lịch sử

Ba cuốn sách cổ thất truyền 2400 năm mới được khai quật đang khiến các nhà sử học thế giới đau đầu vì nó có thể làm thay đổi cả lịch sử.

Trung Quốc là một trong những quốc gia có lịch sử lâu đời nhất thế giới. Trong số kho tàng văn hóa được lưu truyền lại trong 5 nghìn năm lịch sử của Trung Quốc, có một thứ vô cùng trân quý, đó là “cổ tịch” – sách xưa (viết trên các thẻ tre). Thư tịch cổ đại của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến mọi người từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hầu hết các cổ tịch vẫn được bảo tồn nguyên vẹn cho đến ngày nay, nhưng cũng không ít bộ sách cổ quý hiếm đã biến mất trong dòng sông dài lịch sử, và đó chắc chắn là một tổn thất rất lớn đối với nền văn hóa Trung Quốc.

Tuy nhiên, với sự tiến bộ của ngành khảo cổ học ở đất nước này, ngày càng nhiều mộ cổ được khai quật, nhiều di vật văn hóa được tìm thấy từ những lăng mộ cổ đại, trong đó có bộ cổ tịch đã thất truyền 2400 năm dưới đây.

Việc khai quật được bộ sách cổ này cho thấy rằng từ hơn 2400 năm trước, người xưa vốn đã rất rất coi trọng nhân, nghĩa, lễ, trí và thánh.




Vào tháng 10 năm 1993, một ngôi mộ thuộc nhà Sở thời Chiến Quốc vô tình được phát hiện ở tỉnh Hồ Bắc. Khi được phát hiện, ngôi mộ này đã có dấu hiệu bị đánh cắp. Để bảo vệ những cổ vật văn hóa trong ngôi mộ, các nhà khảo cổ học đã quyết định tiến hành khai quật cứu mộ.

Nhưng điều mà không ai ngờ tới là cuộc khai quật khảo cổ học này đã gây chấn động giới văn học thế giới. Bởi trong số các di vật văn hóa được khai quật, nhiều nhất và quý giá nhất là ba bộ cổ tịch đã bị thất truyền, trong đó có một bộ tên là “Ngũ hành”. Nói đến “Ngũ hành”, nhiều người sẽ nghĩ rằng đó Ngũ hành trong Ngũ hành Bát quái. Nhưng trên thực tế, năm yếu tố ngũ hành được nêu trong cuốn sách cổ tìm thấy từ ngôi mộ nhà Sở ở Quách Điếm này lại tượng trưng cho năm đức tính, đó nhân, nghĩa, lễ, trí và thánh.

Nói về 3 cuốn sách cổ thất truyền được khai quật trong khảo cổ học Trung Quốc, thế giới có những ý kiến khác nhau nhưng về cơ bản đều phản ánh tích cực và cho rằng chúng có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử thời Chiến quốc ở Trung Quốc.




Việc khai quật được bộ sách cổ này cho thấy rằng từ hơn 2400 năm trước, người xưa vốn đã rất rất coi trọng nhân, nghĩa, lễ, trí và thánh. Trong đó, có một đoạn viết trên thẻ tre như sau: “Ngũ hành giai hình vu nội nhi thời hành chi, vị chi quân tử; sĩ hữu chí ư quân tử đạo, vị chi trí sĩ”; đại ý nói ngũ hành được hình thành từ nội tại bên trong mỗi người và được thể hiện qua thời gian, được gọi là quân tử; những quân tử có chí hướng được coi là chí sĩ. Câu nói này có tính triết lý sâu sắc, cũng chỉ có những người quân tử đạo đức cao quý mới có thể lãnh ngộ được.

Ngoài cuốn “Ngũ hành” này, hai cuốn sách cổ khác được khai quật từ Quách Điếm Sở mộ cũng là những cổ tịch đã thất truyền 2400 năm, một cuốn là “Lỗ Mục Công vấn Tử Tư”, cuốn còn lại là “Thành chi văn chi”.

Bộ sách “Lỗ Mục Công vấn Tử Tư” vốn dĩ ban đầu không có tên. Các nhà khảo cổ sau khi sắp xếp các thẻ tre và giải nghĩa thì thấy phần mở đầu là Lỗ Mục Công hỏi Tử Tư (Khổng Cấp (người nước Lỗ thời Xuân thu, là nhà tư tưởng Trung Hoa cổ đại, một trong những tiên hiền của Nho giáo): “Làm thế nào để được gọi là trung thần?”, bởi vậy đã đặt tên cho cuốn sách là “Lỗ Mục Công vấn Tử Tư”.




Cuốn sách cổ này ghi chép về quân thần chi đạo, (đạo làm vua và đạo làm thần), đồng thời cũng ghi lại nhiều sự kiện lịch sử về Lỗ Mục Công, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử nước Lỗ. Nội dung của những cuốn sách cổ thậm chí còn thảo luận sâu sắc về triết lý của những nhân sĩ theo trường phái Mạnh tử và bàn về tư tưởng dân chủ.

Những cuốn sách cổ thất truyền được khai quật từ Sở mộ ở Quách Điếm, Trung Quốc, không thể so sánh với những cuốn sách cổ thất lạc của bất kỳ nền văn minh nào trên thế giới. Ngay cả một số lượng lớn các sách Cơ đốc giáo bị thất lạc được khai quật ở Ai Cập vào năm 1947 cũng không thể so sánh được.

Bộ cổ tịch “Thành chi văn chi” cũng giống như “Lỗ Mục Công vấn Tử Tư”, nó được đặt tên theo nội dung ở phần đầu. Sau khi nhiều học giả Trung Quốc nghiên cứu và lý giải cuốn sách cổ này, họ tin rằng đó là một cuốn sách của Nho giáo thời Chiến Quốc.




Các chương bắt đầu bằng quan niệm “thiên giáng đại thường”, kết thúc bằng “dĩ dĩ thiên thường”, và được hoàn thành trong một lần, có nhiều điểm tương tự giống với cuốn “Trung dung” của Tử Tư (cháu nội của Khổng Tử) và cuốn “Thiên mệnh chi vị tính”. Điều may măn là tác phẩm kinh điển của Nho giáo này đã thất truyền hơn 2400 năm nay lại được xuất hiện trên trần thế.

Nói về 3 cuốn sách cổ thất truyền được khai quật trong khảo cổ học Trung Quốc, thế giới có những ý kiến khác nhau nhưng về cơ bản đều phản ánh tích cực và cho rằng chúng có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử thời Chiến quốc ở Trung Quốc.


Một vị giáo sư kiêm nhà khảo cổ học người Đức, cho biết: “Những cuốn sách cổ thất truyền được khai quật từ Sở mộ ở Quách Điếm, Trung Quốc, không thể so sánh với những cuốn sách cổ thất lạc của bất kỳ nền văn minh nào trên thế giới. Ngay cả một số lượng lớn các sách Cơ đốc giáo bị thất lạc được khai quật ở Ai Cập vào năm 1947 cũng không thể so sánh được”.

Liêu Minh Xuân, một học giả và nhà khảo cổ học nổi tiếng của Trung Quốc, tin rằng: “Toàn bộ lịch sử triết học Trung Quốc, lịch sử học thuật Trung Quốc và lịch sử Trung Quốc ít nhiều đều phải viết lại sau khi người ta khai quật được thẻ tre ở Quách Điếm này”.

Nguồn:DV

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *