Khảo sát đất để xây nhà, nhóm nhân viên may mắn tìm được kho báu huyền thoại 9.000 năm tuổi.
Để chuẩn bị cho sự án nhà ở mới ở khu vực quanh lâu đài cổ Rhuddlan nổi tiếng ở hạt Denbighshire, xứ Wales, 1 nhóm nhân viên tiến hành khảo sát đất và bất ngờ phát hiện được 314 hiện vật trong tình trạng cực kỳ tốt có niên đại từ 9.220 đến 9.280 năm tuổi.
Trước đấy, nhiều người đã nghi ngờ rằng mảnh đất có thể tiềm tàng các cổ vật giá trị, nhưng họ không nghĩ rằng sẽ tìm được một kho đồ vật xưa đến thế.
Các nhà khảo cổ đang tiến hành khai quật khu vực chứa các đồ vật có niên đại hơn 9.000 năm.
Được biết, kho báu đặc biệt này không phải vàng, bạc hay đá quý mà là một loạt công cụ của các thợ săn thời đồ đá, được chế tác từ đá lửa và một dạng đá trầm tích cứng được tạo thành bởi tinh thể thạch anh. Tuy nhiên, với niên đại và sự đa dạng trong chế tác của các hiện vật, đó là một kho báu khảo cổ giá trị cao.
Phát hiện này chỉ kém cạnh đại điểm khảo cổ Nab Head, cũng ở xứ Wales, nơi có tới 12.000 mảnh đá lửa thời đại đồ đá cũ từng được phát hiện. Chính quyền địa phương đã ban hành một kế hoạch chi tiết nhằm bảo đảm việc xây dựng nhà ở bên trên sẽ không làm ảnh hưởng đến bất kỳ kho báu khảo cổ nào.
Hầu như tất cả chúng ta từng nhắc đến kho báu bởi trên thực tế có rất nhiều bảo vật bị cất giấu vì nhiều lý do đã lần lượt được tìm thấy. Một số người đã tìm ra kho báu và trở thành người may mắn nhất trên thế giới.
Năm 1985, trong quá trình thực hiện việc phá dỡ căn nhà cũ ở thành phố Wroclaw, Poland. Người chủ nhà đã phát hiện ra một kho báu vô cùng giá trị. Trong đó gồm 3 vương miện làm bằng vàng và đá quý, tiền vàng được đúc từ thế kỷ 14 có giá trị lên đến 150 triệu USD (3.300 tỷ đồng).
Năm 2012, một công ty cứu hộ của Mỹ tham gia công tác trục vớt con tàu bị đắm trong chiến tranh thế giới lần 2 gần bờ biển của Ireland.
48 tấn bạc ước tính 83.000 tỷ đồng gây chấn động giới khảo cổ.
Sự kiện này đã gây chấn động bởi 48 tấn bạc trên tàu, có giá trị ước tính khoảng 3,8 tỷ USD (83.600 tỷ đồng). Sau khi công ty cứu hộ tìm thấy, số bạc cũng không được trả về cho nước Anh, vì không chứng minh được nguồn gốc.
Nguồn: NĐT – Acient Origins