Bảo vật vô giá trong lăng mộ Càn Long khiến 4 người cả gan “sở hữu” chịu kết cục thảm khốc

Được chôn cất cùng với Càn Long, vị Hoàng đế nổi tiếng của nhà Thanh, nhưng ít ai ngờ rằng sức mạnh bí ẩn của bảo vật này lại khiến cho người sở hữu hứng chịu kết cục bi thảm.

Ảnh ghép minh họa

Đó chính là Cửu Long bảo kiếm, được coi là thanh kiếm của cõi âm, cùng với “lời nguyền chết chóc” ứng nghiệm trên thanh bảo kiếm của Hoàng đế Càn Long cho tới nay vẫn là một bí ẩn đối với hậu thế.

Sở dĩ gọi là Cửu Long bảo kiếm là vì trên phần thân của thanh kiếm quý này có khắc 9 con rồng vàng, tượng trưng cho “cửu cửu quy nhất”, thể hiện sức mạnh và ước nguyện mãi trường tồn của nhà Thanh.

Cửu Long bảo kiếm – Thanh kiếm phòng thân của vua Càn Long (Ảnh: Headlines).

Lên ngôi vào năm 1735, trị vì hơn 60 năm, Càn Long được coi là vị Hoàng đế tài ba khi góp phần quan trọng tạo nên thời kỳ cực thịnh của triều đại nhà Thanh.

Sau khi lên ngôi, vào năm Càn Long thứ 8 (tức năm 1743), Hoàng đế nổi tiếng trong lịch sử nhà Thanh đã ra lệnh xây cất Dụ Lăng làm nơi yên nghỉ của mình và công trình xa hoa này phải tới năm 1752 mới hoàn thành.

Ngoài việc được trang hoàng xa hoa và công phu, một trong những địa điểm hấp dẫn nhất trong Dụ Lăng chính là địa cung. Nơi yên giấc ngàn thu của hoàng đế Càn Long cùng với gia quyến của ông, chính vì lý do này mà địa cung cũng là nơi chứa nhiều kho báu và bảo vật vô giá nhất trong Dụ Lăng.




Giá trị khổng lồ từ những đồ vật quý giá trong lăng mộ là động lực lớn lao giúp mộ tặc có thể liều lĩnh xâm phạm nơi yên nghỉ của không ít nhân vật lừng lẫy trong lịch sử. Tuy nhiên, cũng có không ít lần những kẻ trộm mộ phải trả một cái giá đắt, thậm chí là bi thảm, khi cả gan đánh cắp bảo vật trong lăng mộ Hoàng gia.

Bí ẩn khó lý giải liên quan tới Cửu Long bảo kiếm, thứ vũ khí có 1-0-2 trong lăng mộ của Càn Lăng là một minh chứng cho thấy rõ điều đó.

Lai lịch của Cửu Long bảo kiếm
Đây là thứ binh khí được Tôn Điện Anh đào lên từ lăng mộ của Hoàng đế Càn Long vào năm 1928. Kiếm dài gần 1,5 mét, chế tác phỏng theo hơi hướng của kiếm Mông Cổ nên có lưỡi cong sắc bén.

Vỏ kiếm được làm từ da cá mập, phía trên khảm đầy hồng ngọc, ngọc bích và kim cương. Trên thân kiếm chạm khắc hình chín con thần long uốn lượn, tượng trưng cho hàm ý “cửu cửu quy nhất”.

Theo quan niệm của Đạo gia, “cửu cửu quy nhất” biểu thị cho sự luân hồi. Hoàng đế Càn Long cho rằng giống như kiếp người, triều đại cũng có thể luân hồi, nên mới hạ lệnh làm ra thanh kiếm với ước nguyện vương triều Đại Thanh mãi mãi trường tồn.

Tương truyền rằng, Cửu Long bảo kiếm mang nhiều âm khí tựa như có oan hồn trú ngụ. Xung quanh thân kiếm luôn tỏa ra sương mù, chín con rồng khắc trên đó uốn lượn vần vũ. Đây vốn là thanh kiếm thuộc về cõi âm, dùng trên dương thế chính là trái với quy luật.

Lai lịch của Cửu Long bảo kiếm cho tới nay vẫn còn nhiều điều bí ẩn. Nhưng điều khiến cho hậu thế không khỏi khiếp sợ chính là lời nguyền chết chóc ẩn giấu bên trong thanh kiếm này.

Năm xưa, Tôn Điện Anh vì muốn tiêu trừ tang chứng để chạy tội, liền nghĩ ra cách đem đồ trân bảo trộm được tặng cho các “yếu nhân” (nhân vật chủ chốt) trong Quốc Dân Đảng.

Viên bảo thạch trong miệng Từ Hy được họ Tôn này tặng cho Tống Mỹ Linh, còn Cửu Long bảo kiếm được y giao cho Đới Lạp để chuyển tới tay Tưởng Giới Thạch. Đây cũng là khởi điểm cho lời nguyền “ai chạm qua đều chết” ứng nghiệm trên thanh kiếm.

Từ khi rời khỏi lăng mộ Càn Long, bảo kiếm này đã qua tay bốn người: Tôn Điện Anh, Đới Lạp, Mã Hán Tam và Kawashima. Điều khiến hậu thế không khỏi rùng mình là cả bốn người trên đều phải chịu những kết cục thảm khốc.

Đầu tiên là cái chết của Đới Lạp, ông ta mang theo thanh kiếm lên máy bay khởi hành tới Nam Kinh để gặp Tưởng Giới Thạch. Nhưng do thời tiết đột ngột trở xấu, máy bay đâm vào đỉnh núi Giang Ninh và bốc cháy dữ dội.

Khi nông dân trong vùng tìm đến nơi, thanh bảo kiếm đã cháy không ra hình thù. Mọi người đều nghĩ là di vật của người quá cố nên an táng trong quan tài cùng thi thể của Đới Lạp.


Vì làm nhiều điều xấu, mộ của họ Đới sau đó bị san bằng. Tung tích thanh kiếm cũng biệt tăm từ đó, nhưng lời nguyền của nó vẫn liên tục ứng nghiệm.

Nữ điệp viên Kawashima bị xử án tử hình. Mã Hán Tam chết do trúng đɑ̣ᥒ trên đường chạy trốn. Tôn Điện Anh – kẻ “đầu xỏ” mang thanh kiếm tới dương thế cũng chết trong một trại tù binh của quân giải phóng.

Lời nguyền bí ẩn trên thanh kiếm dường như ứng nghiệm và cả bốn người trên đều không tránh khỏi họa sát thân. Mặc dù bị cháy và không còn nguyên vẹn, nhưng cho đến thời hiện đại những bí ẩn xung quanh Cửu Long bảo kiếm cùng lăng mộ của hoàng đế Càn Long vẫn còn là một ẩn đố khó giải, thậm chí còn đáng sợ khi xoay quanh nhiều lời đồn thổi về lời nguyền chết chóc.

Nguồn: VDH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *