Bào thai nguyên vẹn trong bụng xác ướp Ai Cập 2.000 năm

Một bào thai được bảo quản khá nguyên vẹn bên trong xác ướp Ai Cập 2.000 năm khiến các nhà khoa học bối rối.

Hình ảnh thai nhi bên trong xác ướp người phụ nữ

Các nhà khảo cổ tìm thấy trong bụng xác ướp Ai Cập bảo quản khá nguyên vẹn sau 2.000 năm vì được ‘ngâm như trứng’. Xác ướp được cho là mẫu vật đầu tiên chứa thai nhi trong bụng.

Thông thường thai nhi trong cơ thể các nữ quý tộc Ai Cập qua đời sẽ được mang ra khỏi cơ thể mẹ và ướp xác riêng. Không rõ lý do bào thai này được để nguyên.

Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Warsaw, người phụ nữ qua đời khi tuổi thai khoảng 26-30 tuần. Cơ thể người mẹ bị axit hóa khi phân hủy, thai nhi được cho là giống ‘ngâm như trứng’.

Xác ướp trưởng thành được mệnh danh là ‘quý bà bí ẩn’. Các chuyên gia không chắc cô ấy là ai và chính xác điều gì đã gây ra cái chết cho người phụ nữ ở tuổi 20 vào thế kỷ 1 trước Công nguyên.

Dựa trên vị trí của thai nhi, các nhà nghiên cứu xác định rằng quý bà bí ẩn không qua đời khi đang sinh con.

Xương của thai nhi khoáng hóa rất kém trong suốt hai quý đầu của thai kỳ, điều này có nghĩa là rất khó phát hiện ngay từ đầu sau khi trải qua quá trình bảo quản.


“Bào thai vẫn còn trong tử cung kín mít nên chắc chắn người phụ nữ qua đời không phải vì sinh con. Thai nhi đã ở trong một môi trường đặc biệt nên có thể giữ nguyên vẹn, giống môi trường bảo quản các thi thể cổ xưa trong đầm lầy”.

Theo các nhà khảo cổ học, trong quá trình ướp xác người mẹ, thai nhi trong tử cung bị tác động do môi trường thay đổi từ kiềm sang axit. Axit fomic và các hợp chất khác hình thành trong tử cung người chết đã thay đổi độ Ph bên trong cơ thể người mẹ.

Điều này khiến các khoáng chất trong xương của thai nhi bị rửa trôi, xương khô dần. Đó là lý do trong ảnh chụp CT, thai nhi hầu như không thấy xương cho dù hình hài thì rất nguyên vẹn.

Nguồn: SH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *