Bằng chứng xác thực: Tượng Nhân sư có trước thời kỷ băng hà, vua Ai Cập không phải là người xây dựng Nhân sư

Khi mọi người trên thế giới vẫn tin rằng Nhân sư là do người Ai Cập cổ xây dựng, vua Ai Cập Pharaoh Khafre cho dựng bức tượng phỏng theo khuôn mặt của mình, thì có một nhóm các nhà khoa học đang chứng minh rằng điều đó là sai. Họ đưa ra các bằng chứng khiến giới nghiên cứu khảo cổ chấn động, tượng Nhân sư không thuộc về nền văn minh lần này của trái đất, nó thuộc nền văn minh trước kỷ băng hà.

Tôi là Robert M. Schoch, chắc hẳn nhiều người biết đến tôi nhiều nhất là nhờ vào công việc của tôi về nghiên cứu Tượng Nhân sư lớn ở Giza, Ai Cập. Tượng Nhân sư lớn nằm gần Đại kim tự tháp ở bờ Tây sông Nile, bên ngoài Cairo hiện đại. Theo tư duy Ai Cập học truyền thống, Tượng Nhân sư lớn được tạc từ nền đá vôi theo lệnh của Pharaoh Khafre của Vương quốc Ai Cập vào khoảng năm 2500 trước Công nguyên.




Năm 1990, lần đầu tiên tôi đi du lịch đến Ai Cập với John Anthony West, với mục đích duy nhất là kiểm tra tượng Nhân sư lớn từ góc độ địa chất. Tôi cho rằng các nhà Ai Cập học xác định chính xác niên đại của tượng Nhân sư, nhưng ngay sau đó tôi phát hiện ra rằng bằng chứng địa chất không tương thích với những gì các nhà Ai Cập học công bố. Trên cơ thể của Nhân sư và trên các bức tường bao quanh Nhân sư, tôi tìm thấy các đặc điểm xói mòn nặng mà tôi kết luận chỉ có thể là do mưa và nước biển chảy ăn mòn. Để chứng minh kết luận của tôi là đúng, tôi đã tìm tới những chuyên gia về địa chất để kiểm chứng:

Thông qua một vài người bạn, tôi được giới thiệu đến một nhà địa chất học nổi tiếng ở trường Đại học Oxford. Tôi đã tới gặp ông ấy với một câu hỏi đơn giản:

Với một bức ảnh chụp, ông có thể phân biệt một vết xói mòn là do nước hay bão cát hay không?

Ông ấy đã trả lời một cách thận trọng, với những quy luật thông thường thì tôi có thể phân biệt được.




Lúc này tôi lấy ra bức ảnh chụp tượng Nhân sư, nhưng che đi phần đầu và phần chân, chỉ để lộ một phần nhỏ ở chính thân của bức tượng rồi hỏi ông ấy: “Đây là vết xói mòn bởi nguyên nhân nào?”

Ông ấy đã trả lời một cách chắc chắn: “Đó là do nước”.

Các vết xói mòn đặc trưng trên phần thân của tượng Nhân sư

Sau khi John để lộ toàn bộ bức ảnh Nhân Sư thì chuyên gia địa chất của Đại học Oxford đã tỏ vẻ ngạc nhiên, bởi nếu như đó là vết xói mòn do nước, thì lịch sử nhân loại phải được viết lại.

Quyết tâm tìm ra câu trả lời, tôi tìm đến một nhà khoa học khác, lần này người được tìm đến là giáo sư Robert Schoch, một nhà địa chất học tại trường Đại học Boston và kết quả tôi cũng nhận được câu trả lời tương tự.




Câu hỏi đặt ra là: Tượng Nhân sư nằm ở rìa sa mạc Sahara và khu vực này đã khá khô cằn trong 5000 năm qua. Hơn nữa, các cấu trúc tượng khác chỉ cho thấy sự xói mòn do gió và cát gây ra (rất khác với sự xói mòn do nước ở tượng Nhân sư).

Bằng chứng này nói lên rằng: “Tượng Nhân sư đã trải qua thời kỳ có khí hậu khác hoàn toàn khí hậu ở sa mạc, điều kiện khô nóng của sa mạc Sahara trong năm nghìn năm qua không thể làm nên các vết xói mòn đó.”

Tôi ước tính ban đầu tượng Nhân sư được xây dựng khoảng 7000 – 5000 TCN, kết luận này của tôi khiến giới các nhà khảo cổ Ai Cập phản đối, bởi họ cho rằng tôi là nhà khoa học giả, 7000 – 5000 TCN còn chưa có con người, làm sao có nền văn minh.

Bức bên trái: Bức tường phía nam của Tượng Nhân sư bị xói mòn do nước, bức ở giữa: Hình minh họa chụp màn hình từ bộ phim tài liệu Bí ẩn của tượng Nhân sư cho thấy mưa và gió xói mòn; bức bên phải: Các công trình kiến ​​trúc trên Cao nguyên Giza được các nhà Ai Cập học xác định niên đại từ thời Vuadon cổ đại chỉ cho thấy sự xói mòn do gió.




“Những vết xói mòn trên thân của tượng Nhân sư cho thấy nó đã trải qua những thời kỳ mưa rất nặng, tuy nhiên, lượng mưa như vậy không thể xảy ra vào thời các Pharaoh, bởi cao nguyên Giza đã trong tình trạng khô nóng như vậy 4.500 năm. Chúng ta phải quay trở lại thời gian khoảng 12.000 năm trước, thì điều kiện khí hậu tại sa mạc Sahara mới có thể gây ra mức độ xói mòn như vậy.

Nhiều người đã nói với tôi rằng tượng Nhân sư lớn không thể lâu đời như vậy, vì rõ ràng đầu của nó được điêu khắc dựa trên gương mặt của Pharaoh Khafre.

Trên thực tế, nếu bạn nhìn vào tượng Nhân sư lớn hiện tại, bạn có thể nhận thấy rằng phần đầu thực sự quá nhỏ so với cơ thể, tỷ lệ không cân xứng. Tôi thấy rõ rằng cái đầu hiện tại không phải là cái đầu ban đầu. Phần đầu ban đầu đã bị phong hóa và xói mòn nghiêm trọng. Sau đó nó đã được người Ai Cập nền văn minh lần này điêu khắc lại. Như vậy, đầu của Great Sphinx (Nhân sư) không phải là đầu nguyên bản. Trên thực tế, Sphinx ban đầu có thể không phải là một nhân sư. Có lẽ đó là một con sư tử – thực ra bằng chứng mới nhất cho thấy ban đầu nó là một con sư tử cái (bằng chứng về tượng Nhân sư là sư tử cái).





Sau nghiên cứu của tôi được công bố, hội các nhà Địa chất dầu khí Hoa Kỳ khẳng định là chính xác. Sau khi xem các bằng chứng, họ đã nói rằng: “Tất nhiên rồi, điều này là hợp lý và chúng tôi hoàn toàn đồng ý”.

Hiện đã có rất nhiều bằng chứng, chứng minh có nền văn minh trước nền văn minh này của chúng ta, và kỷ băng hà thật sự đã diễn ra và hủy diệt nền văn minh chu kỳ trước. Vậy điều gì khiến các nền văn minh trước đó bị hủy diệt, cùng chúng tôi khám phá và vén màn bí ẩn của nhân loại ở những phần tiếp theo.
 Nguồn: VĐH – Robertschoch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *