Minh Sử ghi chép về Trương Tam Phong tương đối sơ sài, nhưng đối với Thần tích của ông thì có nhiều chỗ rõ, ví dụ: “Cho dù thời tiết nóng nực hay rét buốt, trang phục sơ sài, có thể ăn nhiều cũng có thể vài tháng không ăn, ngày đi nghìn dặm, có thể chết đi sống lại, vân du tứ phương tung tích kỳ ảo v.v”.
Đại Đạo mà Trương Tam Phong đã nói đến là cội nguồn chung của Nho, Phật và Đạo, và là một Đại Đạo, Đại Pháp cao hơn. (Tổng hợp)
Nhắc đến Trương Tam Phong, người ta thường liên tưởng tới tiểu thuyết võ hiệp, hoặc những hình ảnh trong tác phẩm, một vị tông sư phái Võ Đang Tiên phong Đạo cốt, thần công cái thế. Đặc biệt là hình tượng của ông dưới ngòi bút của Kim Dung lại càng thêm ấn tượng.
Hình tượng Trương Tam Phong trong sách truyện cũng như theo lời kể thường là hư cấu, nhưng thực ra, ông chính là một vị tu luyện có thành tựu lớn, có ảnh hưởng sâu rộng trong lịch sử, ngoài việc hồng dương văn hóa Đạo gia, ông còn khai sáng võ công cùng giáo phái Võ Đang, lưu lại những truyền kỳ bất hủ.
Theo “Liệt truyện – Quyển 187 – Phương chi truyện” trong Minh Sử có ghi: “Trương Tam Phong, Liêu Đông Ý Châu nhân, danh Toàn Nhất, nhất danh Quân Bảo, Tam Phong kỳ hiệu dã.” (Trương Tam Phong, người Liêu Đông Ý Châu, tên gọi Toàn Nhất, tên khác là Quân Bảo, cũng hiệu là Tam Phong.)
Cũng có người cho rằng Trương Tam Phong sinh vào “năm Nguyên Sơ thời nhà Kim, cùng thầy học với Lưu Bỉnh Trung, sau học Đạo với Lộc Ấp ở cung Thái Thanh”. Tiếc là tình huống cụ thể khó khảo chứng.
Như vậy, dựa vào đó mà tính, thì Trương Tam Phong lưu tại thế gian ít nhất là trên 150 năm, tuổi thọ sánh ngang với Tôn Tư Mạc thời nhà Đường. Các Đạo sĩ đắc Đạo có thọ mệnh dài lâu, do duyên khởi từ Đạo gia tu chân tu thân, tính mệnh song tu, gìn giữ thân tâm, đức dày Đạo sáng mà có được tuổi thọ dài lâu.
Minh Sử ghi chép về Trương Tam Phong tương đối sơ sài, nhưng đối với Thần tích của ông thì có nhiều chỗ rõ, ví dụ: “Cho dù thời tiết nóng nực hay rét buốt, trang phục sơ sài, có thể ăn nhiều cũng có thể vài tháng không ăn, ngày đi nghìn dặm, có thể chết đi sống lại, vân du tứ phương tung tích kỳ ảo v.v”.
Đại Đạo mà Trương Tam Phong đã nói đến là cội nguồn chung của Nho, Phật và Đạo, và là một Đại Đạo, Đại Pháp cao hơn. (Tổng hợp)
Trong dòng sông dài của lịch sử nhân loại, nhân vật tu luyện đắc Đạo như vậy vốn là mạch lịch sử và dẫn dắt lịch sử có ý nghĩa chân chính nhất. Nhưng tiếc thay, quan niệm khoa học hiện đại đang chiếm vị trí chủ đạo, nên dẫn đến những kỳ tích của cao nhân đắc Đạo Trương Tam Phong bị xem là câu chuyện ẩn dật tu Tiên hư ảo, trở thành sự ngưỡng mộ hoặc đàm luận của thế nhân. Do vậy, ý nghĩa chân chính của lịch sử chân thực, văn hóa chân thực thì thế nhân phàm tục không dễ mà hiểu được.
Trong đó, kỹ năng bói toán, xem tướng, đều có lịch sử lâu dài, đều đã từng xuất hiện trong một thời kỳ lịch sử văn minh của nhân loại, có vị trí chủ đạo. Ví dụ, như mọi người đã biết về Giáp cốt văn, thực chất là văn tự, quẻ từ của cổ nhân thời Thương Chu bói toán mà lưu lại.
Nhưng tại sao cổ nhân lại tin vào bói toán mà đi tìm những đáp án cho nhân loại? Vấn đề bói toán này rất mẫn cảm, nó siêu việt khỏi tư duy nhận thức của khoa học hiện đại, vẫn đang đợi các học giả khảo chứng, khảo sát và chứng thực. Mọi người chớ nên xem nhẹ, bởi vì đối với một người nào đó mà nói, tại sao có thể bói ra chuẩn xác vậy, có lẽ là phải có nguyên nhân chân chính nào đó. Hay nói cách khác, nếu nói bói toán tại sao lại không chuẩn, phải chăng là có nguyên do?
Đối với những người rất chấp trước vào toán quái, toán mệnh, hoặc là những vị mong cầu trợ giúp từ toán quái, toán mệnh, nếu có thể đọc “Tướng bốc thiên” trong “Trương Tam Phong toàn tập” là có chỗ tốt, bởi vì đọc chương này sẽ biết được cổ nhân từ thủa xa xưa đã có những lý giải thâm sâu, chuẩn xác về bói toán. Đối với chúng ta, lý ngộ của cổ nhân đối với toán quái là có tính khải ngộ trực tiếp chính diện, cũng giúp chúng ta hiểu được bản chất nội hàm của văn hóa bói toán.
Đầu tiên, Trương Tam Phong phân chia ra ba loại người là: thượng phẩm, trung phẩm, hạ phẩm. Đồng thời thuyết minh rằng người thượng, hạ phẩm đều có mệnh số riêng. Gọi là “Hữu mệnh”, thực chất là mệnh vận và mệnh lý tất cả đã được định sẵn rồi, là cực kỳ khó cải biến. Khổng Tử từng nói: “Duy thượng trí dữ hạ ngu bất di” (Chỉ có người trí tuệ cao và kẻ ngu si là không thay đổi) – (Luận Ngữ).
Thế nên Trương Tam Phong nói: “Duy thượng dữ hạ, tính thụ nan di” (Chỉ có thượng phẩm và hạ phẩm là có tính khó thay đổi), đạo lý cũng là như vậy. Nói theo cách thông thường, người cực tốt và kẻ cực xấu đều có vận mệnh và mệnh lý rất khó thay đổi.
Đã là như vậy, thì người trung phẩm sẽ như thế nào? Người trung phẩm, Trương Tam Phong cho là “Vô mệnh”, tại sao vậy? Lẽ nào vạn sự vạn vật không có mệnh lý chân chính trong đó? Trương Tam Phong giải thích cụ thể vấn đề này như thế nào?
Kỳ thực, Trương Tam Phong chỉ ra trong mệnh lý của người trung phẩm có một loại quan hệ mơ hồ dao động, đó là trạng thái “Bất thượng bất hạ” (Không trên không dưới), hay là “Khả thượng khả hạ” (Có thể lên có thể xuống). Đây thuộc về những nhân tố, dạng tính không xác định, nên quy về “Vô mệnh”, chứ không phải là không có vận mệnh.
Lão Tử cũng nói trong “Đạo Đức kinh” rằng: “Thượng sĩ văn Đạo cần nhi hành chi, trung sĩ văn Đạo nhược tồn ngược vong. Hạ sĩ văn Đạo đại tiếu chi. Bất tiếu bất túc dĩ vi Đạo.” (Bậc thượng sĩ nghe Đạo thì chăm chỉ thực hành, bậc trung sĩ nghe Đạo thì lúc thực hành lúc không, bậc hạ sĩ nghe Đạo thì phá lên cười. Không cười thì đó không đáng gọi là Đạo).
Bậc thượng sĩ sẽ cần cù học Đạo, nhưng hạ sĩ nghe Đạo sẽ cảm thấy buồn cười, cơ bản là sẽ không học theo. Vậy còn trung sĩ thì sao? Trung sĩ thuộc về trạng thái “Nhược tồn nhược vong”, lúc có lúc không, muốn học thì học, không muốn lại thôi, dao động bất định.
Cho nên, người trung phẩm, lúc nào cũng ở trạng thái “Khả thượng khả hạ, hoặc thượng hoặc hạ”, nhưng vô luận ở trạng thái nào, nếu trung sĩ không triệt để thoát ly khỏi xu thế trượt dốc, không triệt để kiên định học Đạo, thì cuối cùng sẽ mất đi cơ duyên, triệt để mất đi khả năng tu Đạo cùng đắc Đạo.
Tướng tự mình cải biến, mệnh tự mình tạo ra. (Tranh Winnie Wang)
Thứ hai, đây chính là điều mà Trương Tam Phong nói: “Ly hạ tuyệt hạ nãi phi hạ” (Rời xa cái thấp kém, trừ bỏ cái thấp kém, thì sẽ không bị tụt xuống thấp kém). Người trung phẩm cần kiên định ý chí tự thân, triệt để tuyệt ly những tập khí thấp kém.
Từ đây mà rút ra kết luận: “Tướng tự ngã cải, mệnh tự ngã tạo”. (Tướng tự mình cải biến, mệnh tự mình tạo ra). Đây chẳng phải là lời khuyên răn tốt nhất cho những người trung phẩm đó sao. Bản tính cùng bản tâm của tự ngã chân chính mới là bản chất của mệnh lý chân chính, chúng tùy theo điều này mà xuất hiện các chủng cải biến, mệnh lý của nhân loại đâu có thể cố định bất biến được?
Thứ ba, Trương Tam Phong chỉ rõ bản chất toán mệnh của việc xem tướng, bói toán, tức là người xem tướng, bói toán tính toán thế nào. Họ chỉ là tính ra được thân mệnh, chứ không xem ra được tâm tính người ta, xem ra được mệnh lý, nhưng không xem ra được phẩm đức.
Như vậy, ngược lại mà suy: Tính không ra tâm tính, sao toán ra được thân mệnh? Toán không ra phẩm đức, sao tính ra được mệnh lý người ta? Nên mới nói, đừng nhẹ dạ tin lời mê hoặc của kẻ xem tướng, tâm tính cao, tâm thể chính, đó mới là người có tướng tốt. Cũng chớ bị người toán quái dùng quỷ kế u mê, phẩm đức thần kỳ hơn toán quái, người có đạo đức kiên định thuần chính, mới là người có vận mệnh tốt.
Thứ tư, cũng là điều cuối cùng mà Trương Tam Phong muốn khuyên nhủ thế nhân, tự mình giữ chắc tâm tính cùng phẩm đức, tự nhiên biết được mệnh của mình. Trương Tam Phong còn khuyên răn những người làm nghề xem tướng, bói toán, tốt nhất là khuyên bảo những người tìm đến các thầy để xem tướng, bói toán hãy tu tâm tích đức, làm người tốt, thiện lương, làm người có cốt khí, chiểu theo kinh thư đại Đạo mà suy ra vận khí của mình. Làm như vậy, các cao nhân cổ đại như Ma Y tam tổ, Tử Bình tiên sinh cũng nhất định âm thầm phù hộ mà ban cho kỹ năng.
Do vậy, chúng ta biết rằng, những việc liên quan đến mệnh lý, đa số là trong tình huống thật thật giả giả, thuộc về loại tư vấn dò tìm không có tính xác định về vận mệnh nhân loại. Đây là do tự nhân loại có lý giải sai biệt đối với chính Thần, mới tạo thành kết quả mê mờ như vậy. Những mong thế nhân nhận ra được Đại Đạo mà mệnh lý nhân loại đã chỉ ra, đạt tới sự thăng hoa chân thực, trở thành người có đạo đức, có cốt khí.
(Nguồn tham khảo: “Trương Tam Phong toàn tập” Phương Xuân Dương điểm hiệu, nhà xuất bản Cổ Tịch Triết Giang năm 1990)
Nguồn: DKN – Theo Visiontimes
- Google Earth: Phát hiện “đĩa bay UFO bị rơi” tại vùng núi ở Mỹ
- Bản thảo thất lạc: Isaac Newton từng nghiên cứu chuyên sâu về giả kim thuật
- Một nửa số vàng trên thế giới nằm trong Cung điện Potala?