Bài học từ 3 lời ước cuối cùng của Alexander Đại đế, nghìn năm sau hậu thế phải kinh ngạc

Có những thứ chúng ta dùng cả đời để theo đuổi, đến cuối cùng mới nhận ra tất cả chẳng còn ý nghĩa.

Nhà lãnh đạo chưa từng nếm mùi thất bại

Alexander Đại đế được xem là một trong những tài năng quân sự kiệt xuất trong lịch sử Cổ đại. Phong cách lãnh đạo khác biệt sẽ làm nên điều khác biệt. Ông mang trong mình dòng máu chiến binh thiên bẩm.

Bắt đầu từ năm 18 tuổi, ông đã dẫn đại binh chinh phục các vùng đất rộng lớn từ Hy Lạp, đến Ai Cập, cho đến tận Tiểu Á và vương quốc Ba Tư xa xôi.

Trong vòng 13 năm nắm quyền lãnh đạo cho đến lúc qua đời ở tuổi 32, đối đầu và giao chiến với nhiều thế lực quân sự hùng mạnh khác nhau – Alexander Đại đế và đoàn quân thiện chiến của mình chưa bao giờ nếm mùi thất bại.

Sau mỗi chiến tích lẫy lừng, ông lại đặt tên mình cho các thành phố chinh phục được, có tất cả 70 thành phố mang tên Alexandria. Nổi tiếng nhất trong số này là Alexandria nằm ở cửa sông Nile vào năm 321 TCN. Cho đến ngày nay, địa điểm đó vẫn là thành phố lớn thứ hai của đất nước Ai Cập.

Alexander được dạy về chính trị, văn hóa và chiến tranh bởi những người tài giỏi nhất đất nước, bao gồm cả triết gia Aristotle. Môi trường sống được bao quanh bởi những người tài giỏi, ông lớn lên là một chiến binh xuất sắc và bước lên ngai vàng ở tuổi 20.

Alexander Đại đế – nhà quân sự kỳ tài. Ảnh: Cleopatraegypttours

3 điều ước cuối đời

Alexander Đại đế trở về nhà sau khi chinh phục nhiều vương quốc đã lâm bệnh nặng ở Babylon. Khi nằm trên giường bệnh trong cung điện của Nebuchadnezzar II, ông nhận ra sự vô giá trị của kho vàng, bạc và châu báu khổng lồ của mình. Những tài sản này được tích lũy qua các cuộc chinh phục bằng thanh kiếm sắc bén và đội quân hùng mạnh mà ông đã dẫn dắt khi sinh thời.




Mỹ nhân khiến ‘gian hùng tam quốc’ si mê, Tào Tháo từng đánh đông dẹp bắc để giành lấy nhưng cuối cùng vẫn phải nhường con trai

Hai vị Hoàng giáp tiết nghĩa thà chết không thờ hai chủ
Trong những giờ cuối đời, Alexander Đại đế khao khát được về nhà. Ông muốn nhìn mặt mẹ lần cuối trước khi rời xa cõi trần này. Song, ông biết rằng sức khỏe suy kiệt không cho phép bản thân có thể làm được điều đó. Ông gọi các tướng đến và nói: “Ta sắp từ giã cõi đời này, ta có 3 điều ước, xin hãy thực hiện cho bằng được”.

Với những giọt nước mắt lăn dài trên má, các tướng đồng ý tuân theo nguyện vọng cuối cùng của nhà vua. Alexander Đại đế nói: “Điều ước đầu tiên, các bác sĩ phải khiêng quan tài của ta”.

Sau một lúc, nhà vua tiếp tục, “điều ước thứ hai là con đường dẫn đến ngôi mộ của ta phải được rải đầy vàng, bạc và đá quý trong kho bạc”.

Vị vua hấp hối tiếp tục, “diều ước thứ ba và cũng là điều ước cuối cùng, cả hai tay của ta phải được để bên ngoài quan tài”.

Mặc dù các tướng thắc mắc trước những điều ước kỳ lạ của nhà vua nhưng không ai dám chất vấn hay hỏi ông lý do của 3 điều ước này.

Bài học 1000 năm vẫn đúng

Một trong những vị tướng thân cận của Alexander Đại đế tiến đến và hỏi: “Thưa đức vua, chúng tôi đảm bảo với ngài rằng mọi mong muốn của ngài sẽ được thực hiện. Nhưng ngài có thể vui lòng khai sáng cho chúng tôi về lý do tại sao lại có những điều ước kỳ lạ như vậy không?”.




Hình minh hoạ: Fortune

Lúc này Alexander hít một hơi thật sâu và nói:

“Ta muốn cả thế giới biết đến 3 nguyên tắc cơ bản sau:

Tôi muốn các bác sĩ khiêng quan tài vì mọi người nên nhận ra rằng không có bác sĩ nào thực sự có thể chiến thắng tử thần. Họ bất lực và không thể cứu một người khỏi nanh vuốt của cái chết.

Điều ước thứ hai của ta là rải vàng, bạc và các loại đá quý khác trên đường đến nghĩa địa là để mọi người biết rằng dù đã dành cả đời để tích lũy của cải, nhưng một hạt vàng cũng sẽ không mang theo khi rời khỏi thế giới này. Ta muốn mọi người hiểu rằng khao khát trở nên giàu có chỉ làm lãng phí thời gian, năng lượng và sự thoải mái.

Với điều ước thứ ba là hai tay để ra ngoài quan tài, ta muốn mọi người biết rằng chúng ta đến thế giới này với hai bàn tay trắng và tương tự như vậy, ra đi cũng chỉ có hai bàn tay trắng”.

Kết

Khi đang nằm trên giường bệnh, nhìn lại cuộc sống và những gì đã qua, họ phát hiện ra rằng những điều chúng ta ám ảnh và đau đớn không phải là vấn đề quá quan trọng.

Chúng ta cảm thấy bị tổn thương bởi sự từ chối, bị sa thải hoặc thất bại trong bất cứ trường hợp nào đó. Chúng ta thấy đau lòng và thất bại khi đánh mất một mối quan hệ nào đó và lãng phí thời gian. Chúng ta lo lắng về cách người khác nhìn nhận mình, những gì họ nói về mình và tất cả những điều đó đều có tác động đến cảm xúc của của chúng ta.


Chúng ta liên tục tìm kiếm ý nghĩa hoặc mục đích của cuộc đời mình để trở thành một ai đó thật vĩ đại nhưng thực ra những điều quan trọng không lớn lao như thế, chúng là những điều nhỏ bé trong cuộc sống thường ngày của bạn. Bạn xứng đáng yêu, được yêu, và trên hết là sống một cuộc sống thật sự là chính mình.

Điều duy nhất bạn phải sợ không phải cái chết mà là không sống thành thật với chính mình.

Nguồn: SH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *