Bạch Xà Tố Trinh bị hòa thượng Pháp Hải phong ấn dưới chân tháp Lôi Phong là có thật?

Khán giả Việt Nam hẳn rất quen thuộc với bộ phim Thanh Xà Bạch xà của Trung Quốc. Mọi người vẫn cứ tưởng rằng câu chuyện trong phim là hoàn toàn hư cấu, xem để cho vui chứ không có thật. Nhưng tất cả đều phải thay đổi suy nghĩ khi các nhà khảo cổ khai quật hang động bí mật dưới chân tháp Lôi Phong, nơi được cho là bạch xà bị phong ấn trong phim.

Khán giả Việt Nam hẳn rất quen thuộc với bộ phim Thanh Xà Bạch xà của Trung Quốc. (Ảnh qua Saostar)




Tháp Lôi Phong, còn được gọi là tháp Hoàng Hậu, hay tháp Tây Quan Chuyên. Tháp nằm trên đỉnh Lôi Phong của dãy núi Tịch Chiếu, ở bờ nam khu thắng cảnh Tây Hồ, thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Tháp Lôi Phong được xây dựng bởi vị vua Tiền Hoằng Thục nước Ngô Việt để cầu quốc thái dân an và cầu cho Hoàng Phi sớm có quý tử. Ban đầu nó có tên là “Tháp Hoàng Hậu”, nhưng vì được xây dựng ở Lôi Phong nên các thế hệ sau đổi tên thành “tháp Lôi Phong”. 

Ngẫm về sự biến dị quan niệm đạo đức từ câu chuyện Bạch Xà
Trong câu chuyện dân gian Trung Quốc “Bạch Xà truyện”, hòa thượng Pháp Hải đã lừa Hứa Tiên đến Kim Sơn, Bạch Nương Tử đã dùng nước nhấn chìm Kim Sơn để cứu Hứa Tiên. Cuối cùng, Bạch Tố Trinh đã bị Pháp Hải đánh bại, nhốt dưới chân tháp Lôi Phong. Câu chuyện tình bi thương này đã được truyền tụng hàng ngàn năm nay, và mọi người đều tin rằng Bạch Tố Trinh đã bị trấn áp dưới chân tháp Lôi Phong.

Có một danh lam thắng cảnh rất nổi tiếng bên Hồ Tây ở Hàng Châu, nơi đây đẹp mê hoặc lòng người nhất là vào lúc hoàng hôn, đó chính là ”Lôi Phong tháp chiếu”. Điều quan trọng nhất là tháp Lôi Phong mang hơi thở hàng ngàn năm thăng trầm của lịch sử, hơn nữa còn mang nhiều màu sắc bí ẩn. Tính tới nay tháp Lôi Phong đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử.




Tháp Lôi Phong. (Ảnh qua Soundofhope)

Theo các nhà khảo cổ học thì tháp Lôi Phong là một tòa tháp Phật giáo, ở Trung Quốc có rất nhiều tòa tháp tương tự, nhưng vì tọa lạc bên Hồ Tây thơ mộng và có nhiều truyền thuyết đẹp nên danh tiếng của nó ngày càng được lan xa. Tháp Lôi Phong được xây dựng vào năm 900 sau Công Nguyên, là nhân chứng sống của ​​nhiều triều đại cũng như trải qua nhiều mưa gió lịch sử. Nhưng cuối cùng tháp Lôi Phong cũng không thể chống lại sự bào mòn của năm tháng. Đặc biệt là vào thời Bắc Tống, nó đã bị sét đánh hư hỏng nặng.

Vào thời nhà Minh, hải tặc Nhật Bản đã xông vào thành Hàng Châu, phóng hỏa đốt tháp Lôi Phong. Sau vụ cháy, tháp Lôi Phong không bị sụp đổ hoàn toàn nhưng cũng chỉ còn lại một số bức tường vỡ nát. Sau đó, tháp được người dân xây dựng lại. Về sau đến cuối thời nhà Thanh và đầu thời Trung Hoa Dân Quốc, do khi xây tháp dùng rất nhiều viên gạch có in kinh Phật nên người dân tin rằng những viên gạch này có thể xua đuổi tà ma, vì vậy những viên gạch ở dưới chân tháp Lôi Phong đã bị nhiều người đào mang đi.




Vào ngày 25/9/1924, tháp Lôi Phong sừng sững có tuổi đời hàng nghìn năm bị sụp đổ, sau khi sụp đổ, mọi người vô cùng sửng sốt khi phát hiện ra có một cung điện ngầm dưới tháp Lôi Phong. Họ tin rằng đây là bằng chứng về sự tồn tại của Bạch Nương Tử, nên mọi người lũ lượt kéo đến dưới chân tháp Lôi Phong thắp hương cầu nguyện. 

Trong quá trình tái thiết Hàng Châu vào năm 2001, vì cần phải xây dựng phần móng nên khi khai quật phía bên dưới của tháp Lôi Phong, người ta thấy một tảng đá khổng lồ nặng 750kg bịt chặt lối vào cung điện ngầm dưới tháp Lôi Phong. Mọi người ai ai cũng ngỡ ngàng. Những cuộc khai quật khảo cổ học sau đó đã khiến những bí mật bị che giấu hàng nghìn năm lần lượt tái hiện.

Lật tảng đá ra, người ta phát hiện một hộp xá lợi làm bằng sắt nổi bật nằm ở trung tâm của cung điện dưới lòng đất, nặng hơn 200 kg. Sau khi các chuyên gia mở hộp xá lợi ra, họ thấy một tòa tháp dát vàng ròng cao 35,6cm, đây là “A Dục Vương tháp” nổi tiếng trong lịch sử, thường được gọi là Kim đồ tháp. Bên trong tháp có một chiếc hộp nhỏ màu vàng kín như bưng (thường được gọi là kim quan). Mặc dù cung điện dưới lòng đất bị ngấm nước nghiêm trọng, nhưng do vị trí đặc biệt, lại được chôn giấu kỹ lưỡng ở dưới chân tháp Lôi Phong, do đó trước đây chưa từng được khai quật. Trong đó có tổng cộng 60 văn vật vẫn được bảo tồn tốt.





Tòa tháp dát vàng ròng. (Ảnh qua soundofhope)

Theo các nhân viên tiến hành công việc khai quật, hàng chục con rắn trắng đông cứng đã được tìm thấy tại hiện trường nên mọi người cho rằng những con rắn trắng dưới tháp này là hóa thân của Bạch Tố Trinh. Ở dưới cùng của tháp Lôi Phong có một tảng đá rất lớn, điều này trùng khớp với câu chuyện thần kỳ về Bạch nương tử.

Khi các nhà khảo cổ học lần lượt khai quật các địa điểm, di chỉ trong truyền thuyết thì không chỉ câu chuyện của Bạch Xà, mà rất nhiều sự kiện con người hiện nay cho là truyền thuyết hư cấu đã lần lượt chứng minh được tính chân thật của nó. 
Nguồn: TH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *