Ảo giác trong đền cổ tạo ra nhờ các phát minh kỳ diệu

Hãy tưởng tượng bạn đang ở trong một ngôi đền cổ, bên trong le lói tia sáng mặt trời. Một người thờ cúng thắp một ngọn lửa trên bệ thờ, rồi lùi lại phía sau. Bức tượng bên cạnh bệ thờ bắt đầu dịch chuyển! Nó rảy rượu lên vị Thần được thờ cúng trong đền. Một cánh cửa đằng sau bệ thờ tự động mở ra, và bức tượng vị Thần xuất hiện.

Trái: Ảnh đền thờ kỳ diệu trong cuốn sách “Ảo thuật, ảo ảnh sân khấu và trò giải trí khoa học bao gồm thuật chụp ảnh ghép hình. Phải: Ảnh một chiếc đèn cổ. (Shutterstock: chỉnh sửa bởi Đại Kỷ Nguyên) Nền: Các bánh răng của một cỗ máy. (Shutterstock*)

Nhưng đằng sau bầu không khí thần bí này là sự khéo léo của những người thiết kế đền, chứ không phải do huyền năng của thần thánh.
Nhà phát minh Hero xứ Alexandria (10–70 sau Công nguyên) đã miêu tả cách thức hoạt động của những thiết bị như vậy trong cuốn “Pneumatics (Khí lực hóa)”. Bức tượng đứng trên cái bệ được kết nối với bệ thờ bởi một cái ống. Cái ống này kéo dài từ bệ thờ, xuyên qua thân bức tượng rồi kéo đến một cái cốc trên tay cầm bức tượng. Nước được đổ vào cái bệ thông qua một cái lỗ rồi sau đó sẽ được bịt lại.




Ảnh đền thờ kỳ diệu trong cuốn sách “Ảo thuật, ảo ảnh sân khấu và trò giải trí khoa học bao gồm thuật chụp ảnh ghép hình.

Sau khi ánh lửa bệ thờ được thắp sáng, không khí sẽ giãn nở do nhiệt, và đẩy vào bệ thông qua cái ống. Nó sẽ đẩy lượng nước trong bệ theo đường ống lên phía trên đến vị trí của cái cốc rồi tràn ra ngoài.

Các cánh cửa được thiết kế mở tự động bằng một cơ chế đơn giản. Trong cơ chế này, thay vì đẩy lượng nước lên trên thông qua một cái ống hướng đến phía cái cốc, ta sẽ đẩy lượng nước vào một cái xô. Vì vậy cái xô này sẽ trở nên rất nặng, từ đó đóng vai trò như một vật đối trọng.

Cái xô sẽ bị nhấn xuống do sức nặng của nước, từ đó tác động lực kéo lên một cái dây đã được cuốn xung quanh hình trụ và gắn vào cánh cửa theo một cơ chế để khi tác động lực kéo, cánh cửa sẽ mở ra.




Cơ chế mở, đóng các cánh cửa khi thắp sáng ngọn lửa trên bệ thờ. Hình minh họa trong cuốn sách “Ảo thuật, ảo ảnh sân khấu và trò giải trí khoa học bao gồm thuật chụp ảnh ghép hình.”

Các cánh cửa đền thờ mở ra khi thắp sáng ngọn lửa trên bệ thờ. Hình minh họa trong cuốn sách “Ảo thuật, ảo ảnh sân khấu và trò giải trí khoa học bao gồm thuật chụp ảnh ghép hình.”

Các cánh cửa đền thờ mở ra khi thắp sáng ngọn lửa trên bệ thờ. Hình minh họa trong cuốn sách “Ảo thuật, ảo ảnh sân khấu và trò giải trí khoa học bao gồm thuật chụp ảnh ghép hình.” 
Để làm tăng thêm tính chất huyền bí, các tượng Thần cỡ lớn thỉnh thoảng cũng được đục vài hốc nhỏ bên trong, và các thầy tu có thể đi vào bằng một lối thông đạo bí mật để phát ra những lời sấm truyền, như thể là các tượng Thần đang nói.




Những chi tiết trên đã gợi cho chúng ta về một câu chuyện hiện đại, “Phù thủy xứ Oz,” trong đó một người đàn ông trung niên bình thường đã sử dụng sự khéo léo tương tự để hiện diện như một thầy phù thủy vĩ đại và quyền năng xứ Oz.

Liệu quỷ dữ có đang khiến những chiếc đèn đốt cháy một cách bất tự nhiên?

Ảnh một chiếc đèn cổ đại. (Shutterstock; chỉnh sửa bởi Epoch Times)

Trong miêu tả của Plutarch, thánh Augustinô nói rằng những ngọn đèn vĩnh cửu trong đền Thần Jupiter (tương đương thần Dớt) ở Ai Cập và các đền thờ khác có thể đã được duy trì trong tình trạng thắp sáng do có sự can thiệp của ma quỷ.

Đức cha Athanasius Kircher (1602–1680), được coi là cha đẻ của bộ môn nghiên cứu về Ai Cập, đã trích dẫn một người Ả rập tên Schiangia: “Ở Ai Cập có một cánh đồng, trên đó có các rãnh nước chứa đầy hắc ín và nhựa rải đường. Các nhà triết gia, những người am hiểu các lực lượng tự nhiên, đã xây dựng các kênh đào nhằm kết nối nhiều địa điểm như vậy bằng các ngọn đèn giấu bên dưới các hầm mộ. Những ngọn đèn này có bấc làm từ sợi không bắt lửa. Bằng cách này, khi được thắp sáng, ngọn đèn sẽ cháy vĩnh cửu do sự tràn vào không ngừng của nhựa đường và tính chất không bắt lửa của bấc đèn.”




Bản khắc gỗ chân dung Athanasius Kircher (1602-1680). (Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ)

Trong cuốn sách “Ảo thuật, ảo ảnh sân khấu và trò giải trí khoa học bao gồm thuật chụp ảnh ghép hình,” Albert A. Hopkins đã viết rằng kỹ xảo loại này có thể đã được sử dụng để duy trì ngọn lửa trong miêu tả của Plutrarch, “Nhưng hầu hết nét huyền bí xoay quanh những ngọn lửa này là vì những thầy tu đã bí mật cung cấp nhiên liệu đốt cho ngọn đèn mà không để người khác biết.”

Ông nói tiếp: “Trên thực tế, cái bấc đèn làm từ sợi amiang hay dây vàng, cần phải được giữ nguyên vẹn, và thân đèn cần được kết nối với một bể chứa đặt bên trong một khoang bên cạnh theo một cách sao cho lượng dầu được giữ ở mức không đổi.”
The Magic of a Legendary Entrance




Huyền thuật của cánh cổng huyền thoại


Nhà khoa học và sử gia người La Mã cổ đại Gaius Plinius Secundus, được biết đến nhiều hơn với tên Pliny Già (23–79 sau Công nguyên) đã viết rằng khi các cánh cổng của mê cung thành Thebes được mở ra, một tiếng động như sấm sẽ vạng lên.

Lời miêu tả này có thể ẩn chứa đằng sau nó một phát minh tài tình. Hero xứ Alexandria đã miêu tả trong cuốn “Pneumatics (Khí lực học)” cách làm chiếc kèn tự phát ra âm thanh khi mở cửa.

Ảnh minh họa cách thức thổi kèn khi cánh cửa đền thờ được mở ra trong cuốn sách “Ảo thuật, ảo ảnh sân khấu và trò giải trí khoa học bao gồm thuật chụp ảnh ghép hình.”

Khi cánh cửa được mở ra, một hệ thống ròng rọc, cần trục, và dây kéo sẽ đẩy một phần khối cầu cứng vào thùng nước, như trong hình 1 bên dưới. Lượng nước dâng lên sẽ nén và đẩy khí vào thân kèn, khiến kèn phát ra âm thanh.

*Ảnh các bánh răng từ Shutterstock

Nguồn: ĐKN – Theo Tara MacIsaac, Epoch Times

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *