Ánh sáng xanh bí ẩn trong cơn dông ở Úc

Bầu trời thành phố Sydney chuyển sang màu xanh lục sau một cơn dông kèm mưa đá lớn hôm 20/12.

Ánh sáng xanh vẫn còn thấy được sau cơn dông lớn quét qua bờ biển miền Trung nước Úc. (Ảnh: Rob Lord).

Có rất nhiều cuộc tranh luận cũng như giả thuyết trôi nổi trên internet tuần qua, và tiến sĩ Joshua Soderholm (nhà nghiên cứu ở đại học Monash) có thể giúp làm sáng tỏ một phần bí ẩn.

“Có một số lý thuyết chưa được khoa học công nhận trong nhiều năm qua”, ông nói.

Cơn bão hôm thứ Năm tuần trước giống như cảnh trong các câu truyện kinh dị.

Cơn bão hôm thứ Năm tuần trước giống như cảnh trong các câu truyện kinh dị. (Ảnh: Weather Obsessed/Chad Ajamian).




“Mọi người ban đầu hình dung rằng đó là màu đồng cỏ; bằng cách nào đó, ánh sáng xanh lục của cỏ đã được phản chiếu qua cơn bão vào thị giác chúng ta”. Nhưng tiến sĩ Soderholm cho rằng trường hợp này không giống vậy.

Một giả thuyết khác lý giải bằng sự tương phản giữa ánh nắng buổi chiều (ấm hơn sáng) và các đám mây – nhưng tiến sĩ Soderholm cũng không đánh giá cao giả thuyết đó, cũng như việc ánh sáng xanh lục chỉ xuất hiện khi có bão vào lúc hoàng hôn.

“Tôi từng thấy những bức ảnh về dông bão màu xanh trước buổi trưa. Tôi không nghĩ điều này có liên quan đến thời gian trong ngày”.

Vì sao là màu xanh lục?
Theo tiến sĩ Soderholm, lý thuyết cơ bản nhất là cơn dông giống như một bộ lọc sáng. “Khi ánh sáng xuyên qua cơn giông, những bước sóng nhất định sẽ được lọc ra, và ở đây là bước sóng tương ứng với màu xanh lục (500-565 nm). Tôi từng quan sát nó trong một số dịp, và thấy rõ ánh nắng chiếu xuyên qua các đám mây”.

Dấu hiệu báo trước mưa đá
“Rất nhiều nhà khí tượng học cũng nghĩ như vậy”, tiến sĩ Soderholm nói và cho biết có mối quan hệ giữa các supercell (cơn dông có mây xoay thẳng đứng) mạnh nhất và ánh sáng xanh lục.


Ông nói rằng hiệu ứng ánh sáng xanh thường được quan sát thấy trong vùng khí động nóng ẩm của cơn bão. “Gần như ánh sáng chiếu xuyên qua nó, xuyên qua đỉnh bão và được lọc khi đi qua các cục đá và hạt mưa lơ lửng trong vùng khí động này”.

“Có tương quan giữa lượng mưa, mưa đá tại một thời điểm với màu sắc của ánh sáng mà nó tạo ra”.




Đồ họa hình thành mưa đá. (ảnh: Bureau of Meteorology).

“Một số mô hình cơ bản tìm cách làm rõ mối quan hệ này, nhưng rất khó để chứng minh dứt khoát. Nhiều bí ẩn về dông bão mà chúng ta mới tìm hiểu qua lý thuyết”, tiến sĩ Soderholm nói.
Nguồn: TS

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *