Là một khu chợ nổi tiếng của Hà Nội xưa, chợ Bưởi họp vào các ngày 4, 9, 14, 19, 24 và 29 Âm lịch hàng tháng. Thông lệ này vẫn dược duy trì đến nay.
Một góc chợ Bưởi thập niên 1920, vị trí đầu đường Thụy Khuê hiện tại. Cảnh cổng tam quan bên đường là của đỉnh An Thái (nay ở số 595 Thụy Khuê). Đây là khu chợ của Kẻ Bưởi, nơi có ba làng chuyên nghề làm giấy nên người Pháp thường gọi là làng Giấy (Village du Papier). Ảnh: Tri thức và Cuộc sống
Chợ Bưởi dịp giáp Tết năm 1928, chụp từ trong sân đình An Thái. Thời điểm đó chợ nằm ở địa phận tỉnh Hà Đông cũ. Ngày nay nơi này thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội. Ảnh: Tri thức và Cuộc sống
Khu nhà lồng của chợ Bưởi, dịp giáp Tết 1928. Ảnh: Tri thức và Cuộc sống
Biển người đi mua sắm và vãn cảnh tại chợ Bưởi, dịp giáp Tết 1928. Ảnh: Tri thức và Cuộc sống
Quang cảnh ở chợ Bưởi vào một ngày họp phiên, tháng 5/1926. Chợ họp vào các ngày 4, 9, 14, 19, 24 và 29 Âm lịch hàng tháng. Thông lệ này vẫn dược duy trì đến nay. Ảnh: Tri thức và Cuộc sống
Các gánh hàng nông sản tề tựu bên ngoài nhà lồng chợ Bưởi, tháng 5/1926. Ảnh: Tri thức và Cuộc sống
Cảnh họp chợ gần giếng nước, tháng 5/1926. Ảnh: Tri thức và Cuộc sống
Không khí sôi động tại một buổi họp chợ thập niên 1920. Ảnh: Tri thức và Cuộc sống
Chợ vẫn rất đông khi đã xế trưa, một ngày họp phiên thập niên 1920. Ảnh: Tri thức và Cuộc sống
Những người phụ nữ bán gạo ở chợ Bưởi, thập niên 1920. Ảnh: Tri thức và Cuộc sống
Nguồn: DV
- Trong Tử Cấm Thành, căn phòng nào quanh năm lạnh lẽo?
- Chuyện đời Quách Đàm: Từ trẻ mồ côi đến tỷ phú lúa gạo giàu kếch xù Sài Gòn Chợ Lớn xưa
- 3 đại nhân vật “làm mưa làm gió” tại Sài Gòn – Chợ Lớn xưa và những điều chưa biết