Khoa học ngày nay được cho là càng ngày càng tiến bộ, nhưng đối với rất nhiều vấn đề, nếu chỉ dùng cái khung nhận thức của khoa học thì không cách nào lý giải được. Vũ trụ quá phức tạp, vượt xa nhận thức của nhân loại chúng ta.
Sai lầm của thuyết tiến hóa
Thuyết tiến hóa của Darwin chỉ là một giả thuyết khoa học chưa đủ vững chắc, nó cùng lắm cũng chỉ có thể tính là một phỏng đoán táo bạo. Bản thân Darwin lúc mới đầu đưa ra giả thuyết này cũng không chắc chắn.
Có thể nói, Darwin nếu sinh ra muộn hơn 100 năm, thì chắc chắn thuyết tiến hóa không thể ra đời. Trên thực tế Darwin đối với thuyết tiến hóa bản thân cũng là không chắc chắn, tin mà không tin. Ông từng tỏ ra ngờ vực về khả năng chọn lọc tự nhiên có thể dẫn tới sự hình thành một bộ máy tinh vi và phức tạp như con mắt.
Ông viết trong phân đoạn “khí quan cực kỳ hoàn thiện và phức tạp” của chương thứ 6 trong quyển “Nguồn gốc các loài”: “Việc điều chỉnh tiêu cự đối với những khoảng cách khác nhau, để thu nhận những lượng ánh sáng khác nhau, và để sửa chữa quang sai cầu và màu sắc. Tôi thành thực thừa nhận nếu giả thuyết mắt là thông qua chọn lọc tự nhiên mà hình thành thì gần như xằng bậy đáng cười nhất”. Không chỉ mắt người, các nhà sinh vật học chứng minh từ lúc có sự sống đến nay thì không có một tế bào nào là hình thành một cách ngẫu nhiên.
Thuyết tiến hóa của Darwin hoàn toàn không có căn cứ. (Ảnh qua ĐKN)
Đồng thời dù là trên mặt đất, trong biển sâu hay ở mức vi mô, với sự phong phú đa dạng, muôn màu muôn vẻ các loại động vật, thực vật, vi sinh vật; với hình thái đặc biệt, màu sắc đa dạng, hoa văn tuyệt đẹp, kết cấu bên trong tinh xảo; với các môi trường sống khác nhau.v.v. thì sinh vật đúng là một thế giới vô cùng rộng lớn, kỳ diệu không thể sánh. Darwin nói rằng tất cả là do phân tử lớn nhỏ va chạm ngẫu nhiên mà thành. Hiển nhiên lời này là quá hoang đường.
Thuyết tiến hóa sở dĩ tạo thành ảnh hưởng rất lớn với thế giới, không phải vì lý luận của Darwin cao siêu hay chính xác đến đâu, mà vì học thuyết chọn lọc tự nhiên, mạnh được yếu thua phù hợp với quan niệm bạo lực cách mạng và đấu tranh giai cấp của một bộ phận chính quyền, nên bị lợi dụng mà thôi.
Thuyết tiến hóa vốn là vấn đề của học thuật, cuối cùng lại biến thành công cụ tranh luận chính trị; một vấn đề khoa học trở thành vấn đề chính trị, xã hội. Chân lý thật sự cần phải có suy luận một cách chặt chẽ và chứng cứ xác đáng. Vậy mà đã hơn 100 năm qua, cổ sinh vật học không thể tìm thấy một chứng cứ xác đáng về loại hình quá độ trong con đường tiến hóa, không có trung gian trong quá trình chuyển tiếp từ khỉ thành người.
Khỉ vượn thì vẫn là khỉ vượn, người thì vẫn là người. Và những phát hiện khoa học cho đến nay đều không có dạng trung gian trong quá trình tiến hóa từ khỉ đến người, hay dạng nửa khỉ nửa người.
Tác giả Johnson đã tổng kết trong sách “Darwin on Trial”: “Hóa thạch chúng ta thấy đều là ngẫu nhiên và không có dấu vết từng bước tiến hóa… Những sinh vật đó một khi xuất hiện thì cơ bản là không thay đổi nữa, dù qua vài trăm vạn năm với khí hậu và hoàn cảnh thay đổi thì cũng không thay đổi. Nếu như theo lý luận của Darwin thì những điều kiện này sẽ dẫn đến sự biến đổi rất lớn ở các loài”.
Phát hiện văn minh tiền sử
Tại sông Mississippi ở Mỹ và thành phố Urumchi của Tân Cương (Trung Quốc) cùng nhiều nơi khác đã phát hiện hóa thạch “bọ ba thùy” cách đây 270 triệu năm có dấu chân của người mang giày. Nếu căn cứ theo lý luận của Darwin thì thời điểm đó ngay cả động vật có đốt sống còn chưa xuất hiện, thì tuyệt đối không thể có một loại động vật tựa như người đi lại trên hành tinh này được.
Hóa thạch bọ ba thùy, có dấu chân của người mang giày. (Ảnh qua catsboard)
Còn có những phát hiện sớm hơn nữa. Tháng 6/1972, các nhà khoa học Pháp tại Cộng Hòa Gabon (Châu Phi) đã phát hiện tại mỏ uranium Oklo nổi tiếng, là một lò phản ứng hạt nhân cổ đại. Lò phản ứng này được bảo tồn hoàn chỉnh, kết cấu hợp lý. Theo khảo sát, mỏ Oklo được hình thành từ 2 tỷ năm trước và nó đã hoạt động trong 500 nghìn năm.
Mỏ uranium Oklo nổi tiếng, là một lò phản ứng hạt nhân cổ đại.(Ảnh qua petrotimes)
Vậy ai tạo ra lò phản ứng cổ đại này? Trên khắp thế giới, người ta đều phát hiện những di tích của văn minh tiền sử, và đó tuyệt nhiên không phải là sản phẩm của văn minh nhân loại lần này của chúng ta. Thuyết tiến hóa đối với vấn đề này căn bản không thể giải thích được.
Kim tự tháp nổi tiếng Ai Cập sử dụng những viên đá khổng lồ, được cắt gọt nhẵn mịn, trọng lượng vài tấn hoặc vài chục tấn, thậm chí hơn trăm tấn. Các khối đá lớn này đặt khít nhau đến nỗi con dao mỏng nhất cũng không len vào được. Giữa các khối đá đều có kim loại nóng chảy liên kết. Những kỹ thuật này không những người Ai Cập cổ không làm được mà người ngày nay cũng khó làm được.
Nếu không có khoa học cổ đại thì những khối đá lớn này làm thế nào để cắt gọt, vận chuyển, xếp đặt, nâng hạ đây? Trong đại kim tự tháp Ai Cập có quan tài của vua, được đẽo gọt từ một khối đá hoa cương mà thành; trước mặt đại kim tự tháp Khufu có tượng Nhân Sư với khuôn mặt cao vài tầng lầu và cũng được tạc thành từ một khối đá.
Trên nền cát Ai Cập, 3 kim tự tháp song song với 3 ngôi sao của chòm sao Orion. Cửa chính và góc tường của đền Dihuanaco còn định vị chính xác ra ngày xuân, ngày hè, ngày đông, vị trí mặt trời mọc trong ngày đầu tiên. Nếu thời cổ đại khoa học không phát triển thì người xưa làm sao để làm được như thế?
Các nhà khảo cổ học Kramer and Thomson trong quyển sách “Vùng cấm của khảo cổ học” đã liệt kê 500 sự việc chính xác, nhưng mâu thuẫn với thuyết tiến hóa. Những di tích văn minh nhân loại này đều là từ vài vạn, vài chục vạn, trăm vạn, nghìn vạn thậm chí vài tỷ năm trước. Tất cả chỉ thuyết minh một điểm: Văn minh nhân loại phát triển cao độ đã từng tồn tại nhiều lần trên địa cầu này. Lịch sử nhân loại căn bản không phải do tiến hóa mà thành.
Hiện tượng công năng đặc dị
Vào những năm 80, cậu bé Đường Vũ nhận biết chữ bằng tai ở Tứ Xuyên đã dấy lên phong trào về công năng đặc dị. Hiện tượng này từng phổ biến khắp cả nước, có người tin có người không tin. Người tin thì vốn có đạo lý để tin điều đó, còn người không tin thì quá nửa là vì không phải chính mắt thấy, hay do động chạm tới quan niệm cố hữu của họ.
Tháng 2/1980, ban biên tập tạp chí Tự Nhiên tại Thượng Hải đã chủ trì hội thảo lần thứ nhất về những người có công năng đặc dị. Hội nghị mời nhiều người có công năng đặc dị tiến hành thử nghiệm đo đạc tại hiện trường. Hồ Diệu Bang cũng tự tay viết thư phái người tới hiện trường để kiểm nghiệm, kết quả chính xác đến nỗi khiến Hồ Diệu Bang kinh ngạc mãi không thôi. Ví dụ như vậy không kể hết.
Trong lịch sử các công năng đặc dị xuất hiện cũng không phải hiếm. Trong “Sử Ký”, “Biển Thước Liệt Truyền” có ghi chép: danh y Biển Thước là một người có khả năng “Nhìn thấu ngũ tạng trong cơ thể người”; “Trong Thái Bình Thiên Quốc” có ghi chép: Hồng Tú Toàn là một người công năng đặc dị, ông đã bình an vô sự trong 40 ngày của một trận đại dịch, ông có thể chữa lành các bệnh từ bại liệt cho đến điếc tai; Tại Trung Quốc có xuất bản cuốn sách “Thiên Cổ Dị Nhân Lục”, trong đó liệt kê 218 trường hợp những người sở hữu công năng đặc dị từ thời Trung Quốc cổ đại.
Không chỉ phương Đông, phương Tây cũng có rất nhiều trường hợp xuất hiện công năng đặc dị. Tờ Reuters số ra tháng 9/2005 đã đưa tin về câu chuyện của Maria Rosa Busi, một người phụ nữ làm việc tại một phòng khám bệnh tại thành phố Rome. Bà có thể thông qua “thiên mục (con mắt thứ ba)” mà nhìn thấy những cảnh tượng ở không gian khác.
Bà Maria Rosa Busi. (Ảnh qua lightstorage)
Chiara Bariffi là một cô gái đã mất tích được 3 năm. Người nhà của Chiara Bariffi đã mang tấm ảnh của cô cho bà Maria xem. Khi nhìn tấm ảnh, Maria lập tức biết được Chiara Bariffi là một cô gái khoảng 30 tuổi và đã qua đời. Sau đó Maria đã sử dụng công năng dao thị và tìm được thi thể của Chiara Bariffi trong một hồ nước.
Cha đẻ ngành Hàng Không Trung Quốc, nhà khoa học hàng đầu Tiền Học Sâm đối với việc nghiên cứu công năng đặc dị của con người thì luôn dành nhiều tâm huyết. Có thể nói đối với nghiên cứu khoa học nhân thể, Tiền Học Sâm cuối đời đã có cống hiến rất lớn. Ngày 5/5/1982, ông tự mình viết lá thư tới phó bộ trưởng Nhiệm Trung Tuyên, trong thư viết: “Công năng đặc dị của con người là sự thực, không phải giả. Nếu có giả, có lừa người thì đó không là công năng”.
Cha đẻ ngành Hàng Không Trung Quốc, nhà khoa học hàng đầu Tiền Học Sâm. (Ảnh: wiki)
Ông Tiền cuối đời còn viết về phương diện khoa học cơ thể người nhiều hơn, sau này chỉnh lý thành quyển “Bàn luận về khoa học nhân thể và khoa học hiện đại”. Ông liên hệ trung y, khí công, công năng đặc dị với nhau và phân tích, không những chỉ ra phương pháp khoa học và phương hướng nghiên cứu mà còn có những bàn luận khá sâu sắc đối với khuynh hướng và nghị luận trong xã hội.
Ông cho rằng, một lĩnh vực nghiên cứu khoa học mới vừa đưa ra thì luôn có người phản đối. Người dẫn đầu cũng luôn phải chịu nhận phản đối. Do đó cần có dũng khí, cần giữ lưng cho thẳng. Ông nói: “Tôi năm đó gọi là khoa học nhân thể, cách gọi này là không còn cách nào khác. Nghiêm túc mà nói thì nó không gọi là khoa học nhân thể, gọi là khoa học thiên nhân”.
“Vì sao lại như vậy? Bởi vì chúng tôi nghiên cứu không phải là một cá nhân cô lập, là một người không tách ra khỏi xã hội, vũ trụ, là người sống, là nghiên cứu mối liên hệ giữa người và vũ trụ”.
“Tôi cho rằng cơ thể người không đơn giản là một hệ thống lớn mà là hệ thống lớn phức tạp với dạng mở (không thể cách ly với thế giới bên ngoài), không phải là một hệ thống lớn đơn giản. Do vậy không thể lấy vật lý học, cơ học lượng tử, lý thuyết hệ thống tiêu tán hay topology của khoa học hiện đại để giải thích khí công và công năng đặc dị”.
“Tôi cho rằng Trung y, khí công và công năng đặc dị, tuy là 3 thứ mà bản chất là một thứ. Trung y đã được Hiến Pháp công nhận rồi vậy mà vẫn còn rất nhiều người không thừa nhận, đương nhiên, hiện tại đang dần cải thiện, nói chi đến khí công và công năng đặc dị”.
(Còn tiếp)
Nguồn: TS – Theo Secret China
Nguồn: TS
- Vũ trụ hình thành không phải ngẫu nhiên (P.1): Vạn vật trong trời đất đều có quy luật
- Ước tính mới nhất về tuổi của vũ trụ được công bố, các nhà khoa học thừa nhận hiểu biết còn hạn chế
- Phát hiện tiểu hành tinh có khả năng đâm vào Trái đất
- Tiếng kêu thảm thiết từ tàu không gian Liên Xô, Yuri Gagarin không phải người đầu tiên bay vào vũ trụ