Trong phần lớn lịch sử của chúng ta, các nhà khoa học chủ yếu tin rằng vũ trụ là vĩnh cửu và không thay đổi. Aristotle, một triết học gia nổi tiếng, vào thế kỷ thứ tư trước Công nguyên đã khẳng định rằng thế giới không có khởi đầu hay kết thúc. Nhưng quan điểm này cũng vấp phải những chỉ trích từ niềm tin rằng vũ trụ có sự khởi đầu.
Phải chăng Kinh thánh và khoa học cuối cùng đã thống nhất về sự hình thành vũ trụ? (Ảnh minh họa: Pixabay)
Phần lớn các tác phẩm của Aristotle đã bị mất trong khoảng bảy thế kỷ, chúng bắt đầu được hồi sinh vào thế kỷ thứ mười ba. Sau đó quan điểm “vũ trụ vĩnh cửu” thống trị phần lớn khoa học cho đến đầu thế kỷ XIX.
Sự thống trị của quan điểm trên đã khiến Albert Einstein đưa ra điều mà ông coi là sai lầm lớn nhất trong sự nghiệp của mình. Ngay sau khi ông đã phát triển thuyết tương đối tổng quát (khoảng năm 1915), Alexander Friedmann, một nhà toán học người Nga, đã giải các phương trình của Einstein cho toàn bộ vũ trụ (đây được coi như phiên bản đầu tiên của lý thuyết Big Bang), cho thấy rằng các phương trình đó có nghĩa là vũ trụ đang giãn nở.
Nếu điều này là đúng, thì vũ trụ hẳn đã giãn nở từ một nơi nào đó, tức là nó có thời điểm khởi đầu, do đó, nó không thể là vĩnh cửu. Einstein sau đó đã sửa đổi các phương trình của mình để chúng biểu thị vũ trụ là tĩnh và vĩnh cửu.
Năm 1929, Edwin Hubble, một nhà thiên văn học tại Viện Công nghệ California, đã phát hiện ra: vũ trụ thực sự đang giãn nở. Einstein sau đó đã bỏ đi các sửa đổi và quay trở lại với các phương trình ban đầu ông khám phá ra.
Nhưng bởi vì trung thành với quan điểm vũ trụ vĩnh cửu, ông đã bỏ lỡ việc nghiên cứu một trong những khám phá lớn nhất trong vũ trụ học: đó là sự giãn nở của vũ trụ. Từ thời điểm đó, khoa học cho rằng vũ trụ của chúng ta có điểm khởi đầu và các nhà khoa học bắt đầu tập trung vào lý thuyết Big Bang.
Sơ đồ tiến hóa của sự tạo ra vũ trụ từ Vụ nổ lớn bên trái – đến hiện tại. (Cherkash / Public Domain)
Kinh thánh ngay từ đầu đã nói, “Ban đầu, Chúa đã tạo ra…”. Họ luôn nói rằng vũ trụ có khởi đầu. Vậy, chúng ta hãy xem những gì khoa học đã tìm hiểu về cách sinh ra vũ trụ, sau đó đối chiếu với những gì được viết trong Kinh thánh về sự hình thành của vũ trụ.
Sự sáng tạo từ các thành phần cơ bản
Chúng ta đã biết, các thành phần cơ bản nhất tạo ra vũ trụ bằng cách liên tục phân tách vật chất cho đến khi xuất hiện các hạt không thể chia nhỏ hơn được nữa. Đó là các hạt cơ bản, chẳng hạn như electron. Để làm điều này, chúng ta đã chế tạo ra máy gia tốc hạt và khiến các hạt va chạm với nhau theo tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng, sau đó phân tích kết quả thu được.
Việc phá vỡ các hạt không chỉ thu được những hạt mới, nó cũng cung cấp cho các nhà vật lý manh mối về tương tác giữa các hạt, từ đó cung cấp hiểu biết sâu sắc hơn về các lực cơ bản và định luật tự nhiên. Chúng ta phát hiện proton được tạo thành từ ba hạt quark, và tin rằng đó là các hạt cơ bản. Nhưng gần đây, tại CERN (Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu), máy gia tốc hạt lớn (LHC) đã được sử dụng để tìm kiếm boson Higgs, một hạt cơ bản khác mà trước đó chỉ có giả thuyết.
Các sự kiện xuất hiện Higgs boson trong va chạm giữa các proton tại LHC. Sự kiện xảy ra nhiều nhất trong thí nghiệm CMS là sự phân rã hạt Higgs thành hai photon – đường màu vàng đứt nét và các khối màu xanh lá cây. Sự kiện xác suất xảy ra thấp hơn trong thí nghiệm ATLAS là hạt Higgs phân rã thành bốn muon – các vết màu đỏ. (Cteirmn / CC BY-SA 3.0 )
Tại sao có hai hạt quark, một electron, v.v.? Và tại sao các đặc tính của chúng, chẳng hạn như khối lượng và điện tích, có các giá trị cụ thể? Đáp án ngắn gọn cho các câu hỏi trên là chúng ta không biết; đó chỉ đơn giản là những gì chúng ta thu được khi phá vỡ vật chất.
Khi chúng ta nhìn lên bầu trời đêm, chúng ta không chỉ đang chiêm ngưỡng những ngôi sao lấp lánh và những hành tinh phát sáng, mà chúng ta thực sự đang nhìn về quá khứ. Ánh sáng phải mất một khoảng thời gian nào đó để đi đến mắt của chúng ta, mặc dù thông thường chúng ta không nhận thấy điều này. Vận tốc ánh sáng khoảng 300.000 km/s, vì vậy khi chúng ta nhìn vào mặt trời, chúng ta sẽ nhận được ánh sáng phát ra từ nó khoảng tám phút trước đó. Nếu mặt trời đột ngột tắt, trong khoảng thời gian tám phút chúng ta sẽ không biết rằng nó đã tắt.
Khi chúng ta nhìn vào các ngôi sao hoặc thiên hà khác, chúng ta thấy ánh sáng được phát ra từ chúng có lẽ cách đây năm năm, một trăm năm trước, hoặc một tỷ năm trước. Mỗi vật thể trên bầu trời đêm mà chúng ta đang thấy là hình ảnh của nó ở một thời điểm nào đó trong quá khứ, mỗi vật thể có thời điểm khác nhau tùy thuộc vào khoảng cách từ chúng ta. Vì vậy, khi chúng ta nhìn vào vũ trụ, dường như chúng ta đang nhìn thấy các bức ảnh mà các phần của chúng có thời điểm khác nhau: Trái đất thì ở hiện tại, mặt trời ở thời điểm tám phút trước, trung tâm của dải ngân hà ở thời điểm 26.000 năm về trước, v.v. Ngày nay, với Kính viễn vọng Không gian Hubble, chúng ta có thể thấy ánh sáng ở thời điểm mười ba tỷ năm trước, rất gần với thời điểm khởi đầu của vũ trụ.
Hubble đang thực hiện sứ mệnh thứ hai (Ảnh: Wikipedia)
Các nhà khoa học nghiên cứu vũ trụ áp dụng cả hai cách tiếp cận sau: cách thứ nhất là họ phân tách vật chất để khám phá các hạt và lực cơ bản của tự nhiên, cách thứ hai là họ nhìn vào các ngôi sao và thiên hà sau đó ghép chúng lại thành một bức tranh về vũ trụ nhiều thời điểm. Kết hợp các kết quả của hai phương pháp này, họ thu được hiểu biết về việc vũ trụ hình thành như thế nào và hiện nay ra sao, và họ tóm gọn các kiến thức này dưới dạng toán học gọi là lý thuyết Big Bang.
Sự sáng tạo và lý thuyết Big Bang
Tuy nhiên, khi sử dụng lý thuyết Big Bang để ngoại suy ngược thời gian, chúng ta không thể thu được chính xác thời điểm khởi đầu mà chỉ có thể thu được thời điểm gần như khởi đầu của Vũ trụ. Như nhà vật lý và tác giả Brian Greene giải thích trong cuốn sách bán chạy nhất của mình: “Lý thuyết Big Bang mô tả quá trình tiến hóa vũ trụ từ một phần nhỏ của giây sau thời điểm khởi đầu của vũ trụ, nhưng nó không nói gì về thời điểm thời gian bằng không”; do đó, “chúng ta đã chệch khỏi mục đích ban đầu là tìm hiểu về sự bắt đầu của thời gian”.
Nói tóm lại, khoa học có hiểu biết to lớn về sự phát triển của vũ trụ từ một phần nhỏ giây sau thời điểm khởi đầu. Nhưng nó không biết vũ trụ khởi đầu như thế nào, tức là thời gian và không gian đã xuất hiện như thế nào, cũng không cho biết tại sao các lực của tự nhiên là như vậy, hoặc tại sao các hạt cơ bản có các thuộc tính mà ta đã biết. Nhiều lời giải khác nhau đã được đề xuất, chẳng hạn như có đa vũ trụ, nhưng không có lời giải nào đạt được sự đồng thuận khoa học hoặc có thể kiểm chứng được.
Tuy nhiên, có một sự hiểu biết cho rằng vũ trụ đến từ “hư không”. Nhưng theo cách hiểu này, thường thì hư không thực ra vẫn mang ý nghĩa là một thứ gì đó, ít nhất là không gian và lực hấp dẫn. Thông thường, “hư không” này ám chỉ là chân không lượng tử, là trạng thái rất sớm của vũ trụ trong phần đầu của giây đầu tiên, khi vũ trụ nóng và đậm đặc đến nỗi các hạt cơ bản không thể tồn tại. Tuy nhiên, theo sự hiểu biết ngày nay về “trạng thái chân không”, hay chân không lượng tử, thì đó không phải là một không gian trống trơn.
Ảnh minh họa sự tạo thành vũ trụ từ chân không lượng tử (Ảnh: Pixabay)
Cơ học lượng tử cho rằng một trạng thái chân không chứa các sóng điện từ và các hạt sinh hủy liên tục. Nhưng chân không lượng tử tại thời điểm khởi đầu vũ trụ, thời gian, không gian, các định luật vật lý và các hạt đều tồn tại. Tuy nhiên, các hạt không tồn tại như các thực thể vật lý bởi vì ở nhiệt độ cao như vậy, ngay khi chúng xuất hiện, chúng sẽ biến thành năng lượng, tức là chúng là các hạt ảo.
Do các hạt vật lý hay hạt thực không có mặt, nên tại đó dường như không có gì. Nhưng trong thực tế, mọi thứ cần thiết để tạo dựng vũ trụ đã tồn tại. Khi vũ trụ giãn nở và nguội đi, các hạt vật lý đó xuất hiện và tồn tại; cuối cùng, các ngôi sao và thiên hà ra đời.
Nếu nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, Kinh Thánh thực ra cũng cho chúng ta biết vũ trụ đã hình thành như thế nào. Trong dòng đầu tiên, Kinh Thánh nói rằng vũ trụ tạo ra từ hư không. Từ được sử dụng trong tiếng Do Thái là bara, có nghĩa là tạo thành từ hư không. Trong Kinh thánh, hư không có nghĩa là không có gì, không có thời gian, không có không gian, không có các lực tự nhiên, không có các hạt cơ bản. Theo Sách Sáng Thế, thời điểm ban đầu, Thiên Chúa tạo ra vũ trụ từ hư không.
Chân không thường được đề cập trong khoa học được ám chỉ trong Sách Sáng Thế 1: 2: “Đất không có hình dạng và trống không, bóng tối bao trùm mặt vực”. Không có hình dạng và trống không được định nghĩa rất giống với chân không lượng tử, đó là trạng thái của vật chất ban đầu của vũ trụ mà không có được dạng tiềm năng hoặc hữu hình (như các hạt ảo trong khoa học) và ở trong trạng thái hỗn loạn.
Nhưng theo Sách Sáng thế vũ trụ đã phát triển như thế nào và tại sao phương pháp khoa học cho phép chúng ta hiểu mọi thứ trừ thời điểm khởi đầu?
Có phải Sách Sáng thế cho ta giải thích về sự Sáng tạo?
Khi đọc Sách Sáng Thế, chúng ta phải nhận ra hai điều. Một là toàn bộ chương đầu tiên của Sách Sáng thế, mô tả sự sáng tạo ra thế giới, được thuật lại không phải bởi Thiên Chúa với tên Yahweh, mà bởi Thiên Chúa tên là Elokim, có nghĩa là “Chủ nhân của tất cả các lực lượng” – hay có thể gọi Ngài là Sáng Thế Chủ. Điều này bởi vì từ gốc là el, có nghĩa là sức mạnh. Phần thứ hai của tên là hem/him, nghĩa là “chúng sinh”, ở đây có nghĩa là tất cả các sức mạnh khác. Vì vậy, Elokim có nghĩa là “sức mạnh trên tất cả các sức mạnh khác”.
Nói cách khác, Thiên Chúa Elokim không chỉ là Đấng Tạo Hóa, mà Ngài còn là chủ nhân của tất cả các lực lượng tự nhiên trong vũ trụ. Vì vậy, Sách Sáng thế nói với chúng ta rằng Chúa chọn hoàn thành toàn bộ sự sáng tạo bằng các hành động trong tự nhiên. Trong Kinh Thánh tường thuật, Ngài đã tạo ra tự nhiên ngay từ đầu, và Ngài có thể đã tạo ra vũ trụ bằng phép màu, nhưng thay vào đó, Ngài vẫn tuân theo các quy luật tự nhiên.
Sách Sáng thế cho chúng ta biết Thiên Chúa là chủ nhân của tất cả các lực lượng và sáng tạo ra vũ trụ. (Ảnh: Pixabay)
Điểm thứ hai chúng ta cần nắm được là hầu hết các hành động sáng tạo trong Sách Sáng thế là những gì chúng ta sẽ gọi là làm ra, nghĩa là lấy thứ gì đó và biến nó thành thứ khác. Ví dụ, từ hydro và heli, mặt trời đã được làm ra; giống như cách bình thường ta hay làm, lấy gỗ và đinh và làm ra một cái ghế. Điều này có nghĩa là phần lớn các hành động trong Sách Sáng thế liên quan đến việc lấy thứ gì đó, làm ra thứ khác và thực hiện điều này tuân theo các quy luật tự nhiên.
Đây chính xác là những gì khoa học hướng tới: quan sát một thứ gì đó thay đổi và giải thích sự thay đổi bằng bằng các quy luật tự nhiên. Vì vậy, đối với tất cả những hành động đó, khoa học sẽ có một lời giải thích hoàn toàn tự nhiên. Tại sao? Bởi vì Thiên Chúa đã chọn ẩn mình trong tự nhiên và làm cho tất cả những hành động này diễn ra một cách tự nhiên.
Những vẫn có ba trường hợp ngoại lệ, một là Thiên Chúa hành động theo quy luật tự nhiên nhưng tại thời điểm khởi đầu không phải từ một cái gì đó tồn tại sẵn có mà từ hư không. Hai sự kiện còn lại là sự xuất hiện của sự sống.
Sự kiện vũ trụ từ “không” sinh ra “có” xảy ra tại mỗi lần bắt đầu: tại thời điểm khởi đầu, Thiên Chúa đã tạo vũ trụ từ hư không. Và sự kiện này không thể được hiểu theo phương pháp khoa học bởi vì theo định nghĩa, nó không liên quan đến bất kỳ vật chất nào.
Nói tóm lại, khoa học và Kinh thánh đồng ý rằng vũ trụ xuất hiện thông qua cách thức tự nhiên: các lực tự nhiên tác dụng lên các hạt theo thời gian, hình thành tất cả các cấu trúc chúng ta thấy, bao gồm cả mặt trời và hành tinh của chúng ta. Tuy nhiên, Kinh thánh khẳng định rằng, khoảnh khắc đầu tiên mà không gian, lực và các hạt xuất hiện, không thể giải thích được bằng phương pháp khoa học. Đó là một hành động từ hư không. Cho đến nay, khoa học không có lời giải thích cho sự khởi đầu này cũng như lý do tại sao các lực và hạt cơ bản là như vậy.
Kinh thánh còn đi xa hơn, nó cung cấp một hệ số tỷ lệ và mốc thời gian chính xác, chi tiết cho phép chúng ta so sánh thời gian của các sự kiện (như sự khởi đầu, sự xuất hiện của mặt trời, v.v.) với các đo đạc khoa học. Và sự phù hợp này vẫn xảy ra trong khoảng sai số cho phép. Tuy nhiên, phân tích đó nằm ngoài phạm vi của bài viết này, mặc dù nó được thảo luận kỹ hơn trong cuốn sách mới của tôi, Đồng hồ Kinh Thánh: Những bí mật chưa được kể về mối Liên hệ giữa Vũ trụ và Nhân loại với Kế hoạch của Thiên Chúa .
Truyền thuyết thần bí của Kinh thánh cũng giải thích về sự khởi đầu đã xảy ra như thế nào, và lời giải thích này rất giống với những gì khoa học đã đưa ra: Thiên Chúa nhìn thấy tất cả thời gian trong nháy mắt, mọi thứ được lên kế hoạch xung quanh con số sáu và bảy. Nhưng đây không phải là thời gian vật lý như chúng ta biết; đây là một thứ tự hoặc danh sách các sự kiện chưa được lên lịch.
Tiếp theo, Thiên Chúa đã rút ánh sáng vô tận của mình, chỉ để lại một phần dư nhỏ gọi là “khoảng trống”, để cho phép Sự sáng tạo. Khoảng trống này, chính là không gian vật lý, có thể mở rộng kích cỡ và chứa loại vật chất “có một sức mạnh tiềm năng mà từ đó tạo ra vạn vật” (giống như chân không lượng tử nói phần trên).
Khi chúng ta tập trung vào những gì chúng ta có thể quan sát và đo lường về vũ trụ của chúng ta, Kinh thánh và khoa học rất phù hợp với nhau.
Bài viết này đã được chuyển thể từ một chương có trong cuốn sách Đồng hồ Kinh Thánh: Những bí mật chưa được kể về mối Liên hệ giữa Vũ trụ và Nhân loại với Kế hoạch của Thiên Chúa của tác giả Daniel Friedmann, có sẵn trên Amazon.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về cuốn sách này và nhiều tựa sách khác của các tác giả tại trang web http://www.danielfriedmannbooks.ca/.
Nguồn : NTDVN/Ancient Origin