Cụm sao quái vật từng thắp sáng vũ trụ sơ khai

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, những ngôi sao đầu tiên có thể tập hợp lại thành các nhóm sáng chói khắp vũ trụ sơ khai.
Những ngôi sao đầu tiên trong vũ trụ được sinh ra vài trăm triệu năm sau Vụ nổ Big Bang, kết thúc một thời kỳ được gọi là Vũ trụ tối tăm, khi đó các nguyên tử hydro và heli hình thành nhưng không có gì chiếu sáng.


Bây giờ hai nhà nghiên cứu Canada đã tính toán những vật thể này trông như thế nào. Họ thấy rằng những ngôi sao đầu tiên có thể tập hợp lại thành các nhóm sáng chói, với độ sáng khủng gấp 100 triệu lần độ sáng Mặt trời.

cumsao

Nguồn ảnh: Spaceflight Now




Hai nhà khoa học, Alexander DeSouza và Chaianu Basu đã mô hình hóa độ sáng của các ngôi sao. Trong đó, một cụm nhỏ gồm 10 đến 20 nguyên mẫu sao có độ sáng liên tục được tăng cường.

Theo mô phỏng, khi có 16 cụm sao hình thành và cộng hưởng quang học, độ sáng tổng thể của các cụm sao gấp 100 triệu lần so với độ sáng Mặt trời.
Nhưng phần lớn những ngôi sao sớm nhất trong vũ trụ thường sống cuộc đời ngắn ngủi và cũng tạo ra các nguyên tố đầu tiên như carbon và oxy.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Nguồn: Kienthuc – theo Sputnik

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *