Có một viên thiên thạch bằng vàng trị giá 700 tỷ tỷ USD đang bay cách Trái Đất 750 triệu kilomet, có thể khởi đầu cho một Cuộc đua Vũ trụ mới

Nó có tên Psyche-16, bay trong vành đai tiểu hành tinh giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, mang đủ lượng vàng trên mình để “biếu không” cho mỗi người trên Trái Đất gần 1.000.000.000.000 USD – 1 nghìn tỷ USD.

vu1

Ta chưa xác định được nguồn gốc của vàng, các nhà giả kim thuật của nhiều thế kỷ trước cũng không tìm ra được cách biến sắt thành vàng, có giả thuyết còn cho rằng vàng đến từ những vụ va chạm sao trên Vũ trụ, … Nhưng một khi ta có đủ nhiều vàng để giàu, ta có lẽ sẽ chẳng quan tâm tới việc đống tài sản kếch xù đến từ đâu nữa.

Tiền từ trên trời rơi xuống là có thật: các nhà khoa học vừa phát hiện ra thiên thạch làm bằng vàng khối có trị giá 700.000.000.000.000.000.000 USD, tức là 700 tỷ tỷ USD. Nếu như cuộc đua khai khoáng Vũ trụ mà có nổ ra, thì khối vàng lơ lửng trong không gian này sẽ chính là động lực to lớn nhất.
Nó có tên Psyche-16, bay trong vành đai tiểu hành tinh giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, mang đủ lượng vàng trên mình để “biếu không” cho mỗi người trên Trái Đất gần 1.000.000.000.000 USD – 1 nghìn tỷ USD. Lượng kim loại trong khối thiên thạch – bao gồm vàng, bạc và kền – quả thực quá sức tưởng tượng. Nhưng chưa ai tin vào khối vàng khổng lồ trong Vũ trụ cho tới khi ta chứng minh được sự tồn tại của nó.




NASA đang lên kế hoạch làm vậy, sẽ khởi động dự án vào năm 2022.

Lượng vàng đưa ra thị trường mỗi năm là quá nhỏ khi so với những gì Vũ trụ có thể mang lại. Trong thập kỷ tới, nếu muốn thống trị ngành buôn bán thứ kim loại quý hiếm này, người ta sẽ phải vươn tới những vì sao.

Cơn sốt vàng của thế kỷ 21

Ta có thể trích xuất vàng từ khối thiên thạch lớn không? Câu hỏi tỷ tỷ đô này cần nhiều ngành nghề cùng trả lời mới xong, đơn cử như ngành du hành vũ trụ và nghiên cứu tên lửa, ngành khai khoáng và nhiều loại ngành liên quan khác.

Trò chuyện với trang tin Outerplaces, giáo sư John Zarnecki, chủ tịch Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia, ước tính sẽ phải mất 25 năm để “có được bằng chứng khối thiên thạch tồn tại”, và mất 50 năm nữa để bắt đầu vận hành dây chuyền khai thác vàng.




Hai yếu tố tiên quyết để dự án này thành công: tiềm lực kinh tế của bất cứ bên nào liên quan và công nghệ du hành vũ trụ tiên tiến tới đâu. Mỹ không phải là nước duy nhất ngắm nghía thiên thạch vàng, những cường quốc kinh tế khác cũng nung nấu dự định của riêng mình.

Theo lời Mitch Hunter-Scullion, nhà sáng lập Công ty Khai khoáng Thiên thạch có trụ sở tại Vương quốc Anh, thì đây sẽ là cú nổ mới trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản.

“Khi bạn có được cơ sở hạ tầng, lượng cơ hội bạn nhận về sẽ gần như vô tận”, Hunter-Scullion nói. “Một lượng tài sản lớn vô cùng đang nằm chờ ai đó đủ dũng cảm để đương đầu thử thách mới, sẽ xuất hiện trong cơn sốt thiên thạch”.

Psyche-16 có thể sẽ là chiếc Chén Thánh mới, sẽ là mục tiêu vươn tới của ngành du hành vũ trụ hiện tại. Nhưng khoa học sẽ không dừng lại, chuyến hành trình vô tận của khám phá sẽ chỉ dừng chân tạm thời tại khối thiên thạch bằng vàng.




Thị trường khai khoáng thiên thạch hiện tại ra sao?

Ta đã đang sở hữu một thị trường riêng của ngành nghề mới mẻ này. Theo tính toán của Allied Market Research (AMR), tới năm 2025, ước tính trị giá thị trường sẽ chạm mốc 3,8 tỷ USD.

vu3

Giá trị tới từ những sứ mệnh vũ trụ mới, những dòng tiền đầu tư vào công nghệ khai khoáng vũ trụ, khả năng in 3D vật liệu mới và cấu trúc mới ngày một tân tiến. Theo AMR, dù mảng thiết kế tên lửa chiếm tới 4/5 tổng thu nhập ngành và sẽ tiếp tục thống trị cho tới 2025, mảng khai khoáng thiên thạch sẽ có khả năng bùng nổ nhất. Người ta đã bắt đầu nhận thấy những lợi ích của việc lên vũ trụ tìm kiếm kim loại quý.




Không chỉ Psyche-16 đáng chú ý, những thiên thạch giàu khoáng sản khác cũng lọt tầm ngắm. Vành đai tiểu hành tinh trong Hệ Mặt Trời của ta có những ứng cử viên sáng giá khác, như một viên thiên thạch có độ dài 200 mét và có giá trị 30 tỷ USD tính theo lượng platinum nó có trên mình.

Ai sẽ là người đầu tiên “vợt” về những cục tiền lơ lửng trên không?

Trung Quốc tuyên bố sẽ chiếm thế thượng phong trong cuộc đua khai khoáng mới. Chúng ta đều biết họ có lý do để mạnh dạn khẳng định điều đó.

Nước Mỹ lại có cái nhìn khác vào ngành du hành Vũ trụ. NASA tập trung nhiều vào khám phá không gian và các sứ mệnh khoa học, còn Trung Quốc lại nhắm vào việc “ăn xổi”, xây dựng một nền kinh tế Vũ trụ ngắn hạn.




vu4

Châu Âu vừa bắt đầu khai trương mỏ vàng mới tại Romania, nhưng cũng vẫn theo dõi sát sao tiến trình phát triển của ngành khai khoáng thiên thạch. Đầu năm nay, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu ESA công bố hợp tác với ArianeGroup, công ty mẹ của Arianespace, nhằm thực hiện sứ mệnh Mặt Trăng vào 2025. Họ đang muốn tiến hành khai khoáng trên Mặt Trăng.


Tính từ năm 2016, đất nước Luxembourg nhỏ bé đã chứng kiến sự xuất hiện của 10 công ty khai khoáng vũ trụ mới. Một phần trong số đó hướng tới Mặt Trăng, phần còn lại để mắt tới những viên thiên thạch bay quanh Trái Đất.

vu5

Ảnh chụp từ tàu thăm dò trước khi chạm xuống bề mặt thiên thạch.

Công ty iSpace của Nhật Bản, một doanh nghiệp tư nhân về vũ trụ lên kế hoạch phóng vệ tinh Mặt Trăng vào năm 2020, và dự kiến sẽ hạ cánh xuống bề mặt vào năm 2021. Tháng Chín năm ngoái, Nhật Bản cũng đã hạ cánh thành công tàu thăm dò xuống bề mặt thiên thạch.

Bất kỳ ai chạm tay được vào khối vàng trị giá tỷ tỷ USD cách Trái Đất 750 triệu kilomet sẽ trở thành kẻ nắm số vàng lớn nhất Vũ trụ.

Nguồn: Reuters/Dink/Trithuctre/Genk

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *