Phát hiện về gen chứng thực “Lời tiên tri Thiaoouba”

Con người có nguồn gốc từ Châu Phi? Cuốn sách bán chạy “Lời tiên tri Thiaoouba” lại có cách nói khác, điều này có vẻ phù hợp với kết quả nghiên cứu di truyền. Đâu là sự thật về nguồn gốc loài người?

Phát hiện về gen chứng thực “Lời tiên tri Thiaoouba”. (Tổng hợp)

Khi nhìn vào hai bức ảnh dưới đây:

Chụp video

Nếu nói rằng cô gái với nụ cười tỏa nắng trên là minh tinh tương lai của bộ lạc nào đó ở Sahara, chắc hẳn không mấy ai nghi ngờ.

Chụp video




Và bức ảnh gia đình anh chị em trên đây, với tóc xoăn bồng bềnh, mắt đen lánh sáng ngời, nước da đen bóng làm nổi bật hàm răng trắng, tràn đầy sức sống. Bạn có nghĩ rằng họ là thế hệ người Châu Phi hạnh phúc mới không?

Thế nhưng, các nhân vật chính trong hai bức ảnh đó, không ai sống ở Châu Phi cả. Họ được gọi là người Negrito, sống ở Philippines ngày nay, và rìa quần đảo Andaman. Trong tiếng Tây Ban Nha, Negrito có nghĩa là người da đen lùn.

Khi những người thực dân Tây Ban Nha lần đầu tiên nhìn thấy người Negrito, cảm thấy rằng ngoài việc thấp hơn người da đen châu Phi, còn nhìn trực quan thì không có gì khác biệt. Vì vậy, họ đã lấy Negrito là tên gọi những người da đen lùn này.

Có người đặt câu hỏi liệu đây có phải là bằng chứng chắc chắn cho thấy con người đã rời khỏi châu Phi, người tinh khôn da đen châu Phi đã đi xa khỏi Đông Nam Á và cuối cùng tiến hóa thành người Negrito ngày nay? Thực ra không phải vậy.

Nguồn gốc của nhân loại
Một con tàu vũ trụ khổng lồ từ trên bầu trời dần dần hạ cánh xuống bên cạnh một hồ nội ở Úc cổ đại. Cánh cửa của con tàu vũ trụ từ từ mở ra, thang cuốn kéo dài đến mặt đất. Một nhóm người da đen bước ra khỏi con tàu. Họ đến từ một hành tinh xa xôi

Hành tinh mẹ của họ đã chết trong chiến tranh hạt nhân giữa nhiều nền văn minh. Người ngoài hành tinh da đen tò mò nhìn xung quanh, hít thở không khí trong lành bên hồ, cỏ xanh như đệm trên trái đất, những đám mây trắng trên bầu trời giúp họ dần quên đi chuyến đi kinh hoàng của mình.




Có thể sống sót sau tàn tích của một cuộc chiến tranh hạt nhân, lại xuyên qua vũ trụ bao la, cuối cùng hạ cánh xuống một hành tinh xanh xinh đẹp và giàu có như vậy khiến họ rất hạnh phúc. Khi người ngoài hành tinh da đen hạ cánh ở Úc, đồng thời có một con tàu khổng lồ khác hạ cánh gần vịnh Bengal ở Đông Nam Á. Một nhóm người da vàng bước ra khỏi con tàu đó, nhìn ra đại dương vô tận. Họ cũng rất hài lòng với sự yên bình và tĩnh lặng ở nơi đây và quyết định xây dựng lại mới thành phố và quốc gia tại đây.

Những mô tả trên tới từ một tiểu thuyết khoa học viễn tưởng mang tựa đề “Lời tiên tri Thiaoouba”. Người ngoài hành tinh đổ bộ vào Australia và vịnh Bengal như mô tả trong sách là tổ tiên của các chủng tộc người da đen và da vàng trên trái đất. Điều này nghe có vẻ hơi đáng sợ, bởi vì chúng ta thường quen nghe nói rằng con người trên Trái đất “có nguồn gốc từ Châu Phi”, chứ không nghe tới châu Úc hay châu Á. Điều đó có nghĩa là, con người hiện đại chúng ta, người tinh khôn đầu tiên đã từng sống ở Châu Phi.

Khoảng 74.000 năm trước, họ rời châu Phi, sau đó di cư đi khắp nơi trên thế giới như châu Âu, châu Á, Úc, Mỹ… và sinh sôi nảy nở, cuối cùng đã tạo ra nền văn minh hiện đại của chúng ta ngày nay với 8 tỷ người.

Vậy tại sao Michel Desmarquet, tác giả của Lời tiên tri Thiaoouba, lại để người ngoài hành tinh trong cuốn sách của mình hạ cánh xuống Australia và Đông Nam Á khi ý kiến ​​cho rằng con người có nguồn gốc từ châu Phi phổ biến đến mức gần như được coi là lẽ thường tình?




Có phải khoa học viễn tưởng muốn thế nào viết thế nấy? Không phải vậy. Khoa học viễn tưởng đương đại có ảnh hưởng đều có nền tảng lý luận khoa học. Vậy, cơ sở khoa học của tác giả “Lời tiên tri Thiaoouba” là gì?

Vào năm 1992, hai giáo sư nổi tiếng về tiến hóa học nhân loại – ông Allan Charles Wilson và bà Rebecca Cann cùng xuất bản một bài báo mang tên “Nguồn gốc châu Phi gần đây của nhân loại”.

Chụp video




Trong bài báo này, dựa trên các nghiên cứu về DNA tuyến lạp thể của con người, họ đã đưa ra một giả thuyết táo bạo. Một người phụ nữ châu Phi cổ đại mà họ gọi là Eve Zero. Cô là nguồn DNA của ty thể người hiện đại.

Nói cách khác, xét về gốc rễ, tất cả con người chúng ta đều là hậu duệ của người phụ nữ châu Phi này. Cô ấy là tổ mẫu của nhân loại. DNA là một khái niệm đã quá quen thuộc đối với con người hiện đại, là vật chất di truyền của thân thể người. DNA của tế bào người tồn tại ở hai nơi: một là nhân tế bào, là vùng lõi của tế bào; hai là ty thể. Ty thể là những nhà máy năng lượng nhỏ trong tế bào. Đây là những chấm đen trên hình bên trái và phóng to và nó trông như hình bên phải.

Chụp video




Theo giả thuyết của Giáo sư Wilson và Cann, con người hiện đại xuất hiện cách đây khoảng 200.000 năm và họ đã rời châu Phi khoảng 74.000 năm trước. Sau đó họ tiến vào các đảo Đông Nam Á muộn hơn một chút, từ khoảng 50.000-60.000 năm trước. Cuối cùng, họ cũng đặt chân đến Úc và định cư. Nó đã xảy ra khoảng 40.000-50.000 năm trước.

Điều đó có nghĩa là, ngoài châu Mỹ, Australia là khu vực cuối cùng mà con người định cư. Khi giả thuyết được thiết lập, bước tiếp theo cần tìm bằng chứng và khi có bằng chứng, giả thuyết sẽ trở thành lý luận.

Sau đó hai giáo sư Wilson và Cann đã thu thập được hơn 100 mẫu DNA ty thể của con người và phân tích trình tự của các mẫu này. Họ nhận thấy rằng DNA tuyến lập thể của các cá nhân có sự khác biệt rất ít, chỉ chênh lệch 0,4%. Với động vật có vú, giữa các cá thể cùng loài, sự khác biệt về ty thể lớn hơn nhiều. Ví dụ, sự khác biệt giữa các cá thể tinh tinh là 1,5%, cao gần gấp 4 lần so với con người. Sự khác biệt gần như gấp 4 lần có nghĩa là gì? Có nghĩa là người tinh khôn như một loài có số năm tồn tại trên trái đất ngắn hơn nhiều so với tinh tinh.

Bởi vì một loài tồn tại càng lâu, thì DNA ty thể càng tích lũy nhiều thay đổi, sự khác biệt giữa các cá thể càng lớn. Tất nhiên, đây là một dẫn xuất của thuyết tiến hóa. Ngoài ra còn một khả năng khác, chúng ta sẽ đề cập sau.




Với kết quả so sánh tuyến lập thể này, Cann và Wilson rất hài lòng vì nó đã khẳng định khả năng tồn tại của phiên bản Eve Zero rất cao. 8 tỷ người trên thế giới ngày nay rất có thể thực sự cách đây không lâu từng có chung một tổ mẫu. Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu xem liệu sự khác biệt DNA trong ty thể của con người có sự phân bố mang tính quy luật không? Ví dụ, như ở cách Châu Phi càng xa, liệu sự khác biệt trong DNA ty thể có càng nhỏ không?

Nếu có bằng chứng như vậy, một lộ trình có thể được suy ra: cách con người cổ đại ra khỏi châu Phi như thế nào và từng bước đặt chân đến châu Úc, đó là một bước đột phá lớn trong cổ nhân loại học.

Vì vậy, cả hai giáo sư đã nhanh chóng thu thập thêm dữ liệu DNA ty thể, bao gồm các mẫu phẩm của thổ dân từ các nơi như Châu Phi, Châu Á, Châu Úc. Nhưng khi có kết quả, hai người đã thất vọng bởi vì dữ liệu cho thấy thổ dân ở Úc 400.000 năm trước tách biệt với phần còn lại của dân số loài người.

Họ bước trên một con đường phát triển độc lập khác, như thể ngay từ đầu không liên quan gì đến tổ mẫu châu Phi. Và người châu Á đã phát triển tách biệt khỏi các nhóm người khác khoảng 100.000 năm trước, sớm hơn khoảng 40.000 đến 50.000 năm so với nhận định chủ yếu về thời gian người tinh khôn rời khỏi châu Phi. Còn những người châu Phi và châu Âu còn lại mới tách ra khoảng 40.000 năm trước.




Kết quả này khiến hai giáo sư đau đầu, bởi vì theo “Lý luận rời khỏi châu Phi”, người đầu tiên tách khỏi quần thể nhân loại phải là người gốc Phi. Và sự việc này xảy ra khoảng 74.000 năm trước. Sau đó, người châu Âu và người châu Á tách ra vào khoảng 60.000 năm trước. Tiếp theo đó, người châu Á và người Úc tách ra. Nhưng, kết quả bây giờ dường như ngược lại.

Một khám phá thú vị hơn lại xuất hiện. DNA ty thể của thổ dân Úc cao gấp gần 10 lần so với người châu Âu và châu Phi. Nếu nhìn vào quy luật lịch sử của giống loài càng lâu thì sự khác biệt về DNA giữa các cá thể càng lớn, vậy có thể nói thổ dân châu Úc là tổ tiên xa xưa nhất của loài người hay không? Kết quả này khiến giáo sư Cann và giáo sư Wilson rất khó xử. Điều này hoàn toàn trái ngược với giả thuyết cho rằng loài người có nguồn gốc từ châu Phi. Cảm giác như không phải con người rời khỏi Châu Phi mà là tiến vào Châu Phi?

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, “Ra khỏi châu Phi” đã là một giả thuyết nổi tiếng trong cộng đồng tiến hóa toàn cầu, và nó gần như không thể phản bác. Hai giáo sư hiểu rất rõ rằng nếu muốn lật lại câu chuyện này thì danh tiếng hay ngân sách đều sẽ không còn gì. Vì danh lợi, họ đành quyết định đăng một bài báo, nói rằng khảo cổ di truyền đã xác nhận rằng con người có nguồn gốc từ Châu Phi. Còn bằng chứng bất lợi đã trực tiếp bị bỏ qua.

Nhưng theo thời gian, ngày càng có nhiều người nghi ngờ cách nói “Ra khỏi châu Phi” này. Một số nhà khoa học đã bắt đầu chấp nhận ý tưởng rằng con người đầu tiên có thể đã xuất hiện ở Úc. Xem ra, tác giả của “Lời tiên tri Thiaoouba” cũng chịu ảnh hưởng bởi giả thuyết này, nên đã chọn để người ngoài hành tinh trong cuốn sách của mình hạ cánh ở Úc. Chính là tư liệu khảo cổ di truyền bị loại bỏ trước đó đã ảnh hưởng đến “Lời tiên tri Thiaoouba” hơn là “Lời tiên tri Thiaoouba” xác nhận khảo cổ học di truyền.




Trong khoa học viễn tưởng, tổ tiên loài người đến từ ngoài hành tinh, sử dụng công nghệ cao, tất nhiên sẽ không khó để đi đến bất kỳ nơi nào trên trái đất. Nhưng trong nhân chủng học, có một tiền đề không thể lay chuyển đó là định vị vững chắc loài người từ hàng chục nghìn năm trước ở cấp độ của thời kỳ đồ đá.

Vì vậy, ngay cả khi tổ tiên của loài người từ Úc tản ra toàn thế giới, thì câu hỏi đặt ra là làm thế nào họ vượt qua Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương rộng lớn, cuối cùng trèo đèo lội suối đến được Châu Phi?

Đóng tàu và chèo thuyền ra khỏi Úc
Cách dễ nhất, tất nhiên là: không phải ngày nay người ta thường bơi qua eo biển Manche sao? Tất nhiên, cảnh này sẽ không xảy ra hàng chục ngàn năm trước. Trên bản đồ, điểm gần nhất của Úc với châu Phi là góc phía tây bắc của nó. Thực ra, góc tây bắc là tên của một bán đảo ở phía tây Australia.

Nhưng bờ biển phía tây Australia rất khó có thể là điểm khởi đầu cho các cuộc di cư của con người cổ đại, bởi vì nhìn về phía Tây là Ấn Độ Dương bao la, không có hòn đảo nào.

Trên thực tế, chỉ có thể xuất phát từ bờ biển phía bắc của Úc và đi từ hòn đảo này đến hòn đảo khác, rồi đi qua Indonesia ngày nay, tiến vào Malaysia, rồi vào Đông Nam Á. Quá trình tìm đường dần dần qua các thế hệ, giúp mở rộng bản đồ, sau đó qua Nam Á, Tây Á, rồi đến Châu Phi. Quần đảo gần bờ biển Úc nhất cũng tới hàng trăm cây số.

Những người di cư tập thể cùng gia đình cũng phải mang theo các công cụ sản xuất cần thiết nhất, chứ không thể chỉ có phương tiện vận tải thủy thông thường. Vậy đây có phải là việc mà người Úc nguyên thuỷ cách nay hàng vạn năm có thể làm được không?




Chụp video

Giữa lục địa Sahul của Úc cổ đại và lục địa Sunda của Đông Nam Á được ngăn cách bởi một rãnh sâu. Ngay cả khi ở mức nước biển thấp nhất, con người còn phải vượt đại dương rộng hơn 100 km, mới có thể di chuyển từ nước Úc ngày nay đến các hòn đảo xung quanh Indonesia và Malaysia. Những công cụ bằng đá này là từ năm 2016 được khai quật trên đảo Sulawesi của Indonesia.

Các nhà khảo cổ xác định niên đại của chúng có từ 110.000 đến 200.000 năm trước. Nói cách khác, hàng trăm ngàn năm trước đã có người di cư đến hòn đảo này.




Nhưng Sulawesi cách điểm gần Australia nhất hàng trăm km, nên người cổ đại Australia phải sử dụng phương tiện đường thủy mới có thể lên được hòn đảo này. Hiện các nhà khảo cổ học đã tìm thấy các công cụ bằng đá trên đảo. Vì vậy, kết luận hợp lý rút ra là: sớm nhất là 100.000 năm trước, người nguyên thuỷ đã có khả năng đi biển.

Và vấn đề xuất hiện là: để hoàn thành chuyến đi đường dài trên đại dương, không phải là chỉ có việc đóng thuyền. Hàng hải là một kỹ thuật rất phức tạp, nó đòi hỏi sự hợp tác phức tạp của nhóm người, nếu chỉ dựa vào cử chỉ tay ra hiệu và một nhóm người hò hét không thể làm được, nó phải có ngôn ngữ thành thục và phức tạp mới được. Cho dù là cổ đại, nó phải có một hệ thống ngôn ngữ như vậy.

Vậy ngôn ngữ cổ đại này sẽ tồn tại ở dạng nào? Một trong những nhóm dân tộc lâu đời nhất ở châu Phi cận Sahara là tộc Khoi-san. Ngôn ngữ của họ rất thú vị, không có nhiều từ vựng, mà chỉ có một số từ đơn giản, còn lại là dựa vào âm thanh đánh lưỡi và huýt sáo, mô phỏng âm thanh động vật và chim, cộng với thế tay và ngôn ngữ cơ thể, từ đó thực hiện giao tiếp phức tạp. Loại ngôn ngữ này được gọi là ngôn ngữ trỏ và nhấp.

Điều thú vị là cách đó hàng ngàn dặm tại Tierra del Fuego thuộc miền nam Argentina, người thổ dân ở đó cũng nói ngôn ngữ trỏ và nhấp này. Quan trọng nhất, hiện tại có thể xác định người bản địa của Tierra del Fuego là người tiền sử từ Úc di cư vào châu Mỹ. Do đó, khảo cổ học ngôn ngữ kết nối trực tiếp thổ dân Úc, Nam Mỹ và Châu Phi.




Khi xâu chuỗi những manh mối về ngôn ngữ, tàu thuyền lại với nhau, có thể tạo ra một bức tranh tổng thể như sau: Người Úc cổ đại ban đầu sống một cuộc sống nhàn nhã và lạc quan. Đột nhiên một ngày nọ, một nhóm người nghĩ thế giới thật rộng lớn, và muốn ra ngoài và nhìn ngắm. Thế là họ lên thuyền và bắt đầu hành trình.

Họ tới một hòn đảo của Indonesia, do đó khu vực địa phương đã trở thành một khu định cư thịnh vượng của con người. Khi cuộc sống ổn định, tất nhiên, họ bắt đầu khao khát cuộc sống lý tưởng.

Năm 2014, các nhà khảo cổ đã có mặt tại đảo Java, Indonesia và họ đã phát hiện ra hoa văn hình học khắc trên vỏ sò. Các mẫu hình đó có từ 500.000 năm trước. Các nhà khảo cổ tin rằng chúng là tác phẩm nghệ thuật trừu tượng được biết đến sớm nhất trên trái đất.

Hơn nữa, khảo cổ học hiện nay đã phát hiện ra một số người cổ đại: người tinh khôn, người Neanderthal và người Denisovan đã cùng nhau sinh sống trên vùng đất Đông Nam Á này trong một thời gian dài.

Chụp video

Nhận thức và sáng tạo, đó là bằng chứng quan trọng về tư duy tiên tiến của con người. Đặc biệt là tranh trừu tượng. Tiến thêm một bước nữa thì đó chính là chữ viết. Vì vậy đây cũng là biểu tượng cho trí thông minh của con người hiện đại.

Do đó có thể kết luận, từ rất xa xưa, con người hiện đại đã sống trên đảo Indonesia, có một cuộc sống ổn định, lý tưởng. Quần đảo Indonesia lại giàu có và rộng lớn.




Vậy tại sao, thổ dân Úc đến quần đảo Indonesia lại muốn di dời đi Châu Phi và những nơi khác? Đó là vì một thảm họa bất ngờ giáng xuống quần đảo Indonesia.

Chạy trốn tới Châu Phi
Theo lý thuyết thảm họa Toba của Ambrose, vào khoảng 74.000 năm trước, tại đảo Sumatra của Indonesia, siêu núi lửa Toba bất ngờ phun trào. Núi lửa ném khoảng 2.800-13.200 km khối dung nham và tro bụi lên bầu trời. Mặt đất ở Đông Nam Á ngay lập tức bị bao phủ bởi một lớp tro bụi núi lửa dày 15 cm. Núi lửa dẫn đến suy thoái sinh thái nghiêm trọng. Thảm họa mang đến một thập kỷ thời tiết lạnh giá cho bán cầu bắc

Ước tính phóng đại nhất là vụ phun trào này đã gây ra thời tiết lạnh giá gần 1.000 năm. Sự thay đổi mạnh mẽ của khí hậu ngay lập tức mang đến cuộc khủng hoảng sinh tồn cho những người cổ đại không thể hái trái cây, bắt chim rừng.

Một số chọn ở lại và chờ đợi. Họ cũng may mắn sống sót. Trong những người sống sót đó là người Negrito mà được đề cập ở trên. Họ là tộc người cổ xưa hơn cả người châu Phi da đen.

Nghiên cứu di truyền ngày nay đã phát hiện ra nhóm người gần nhất với người Negrito là ở Papua New Guinea, là một phần của lục địa Úc cổ đại Sand Lake. Và người Negrito đã tách ra khỏi người châu Phi da đen từ 70.000 năm trước. Nó cũng trùng với thời điểm diễn ra cuộc đại di cư sau thảm họa núi lửa. Những người sống sót sau thảm họa núi lửa, bắt đầu di chuyển bằng đường thủy, bằng đường bộ.




Một số người cuối cùng đã đi xuyên qua Nam và Tây Á, đến được Châu Phi. Nhưng số người cuối cùng đến được châu Phi không nhiều. Nhà di truyền học Stanley Ambrose ước tính lạc quan nhất chỉ là 10.000 người. Còn theo ước tính bi quan nhất, chỉ có dưới 3.000 người.

Người tinh khôn cuối cùng còn sót lại đã để lại dấu vết di truyền của họ ở châu Phi. Khi ký ức quần thể của họ được phục hồi, họ lại ra khỏi châu Phi một lần nữa Đây là lý do tại sao hai giáo sư đã chứng minh “thuyết ngoài châu Phi” được đề cập trước đó đã phát hiện ra rằng người tinh khôn là con người hiện đại của chúng ta với rất ít sự khác biệt về DNA ty thể. Bởi vì nó được sinh ra từ một quần thể rất nhỏ.

Tất nhiên câu chuyện trên chỉ là một giả thuyết về nguồn gốc loài người. Mặc dù người tiền sử lạc hậu và chậm chạp. Nhưng quá trình họ di cư có khả năng giống như những người ngày nay, có sự dung hợp dân tộc sâu sắc.

Ngày nay thổ dân Úc, người Negrito và người Khoi-san ở Châu Phi đều có tín ngưỡng Sáng thế tương tự. Họ cho rằng người sáng tạo nguyên thuỷ là một vị Thần giống như một con rắn. Còn được gọi là Thần thoại Sáng thế rắn cầu vồng.

Và nhóm máu của các nhóm dân tộc này rất ít xuất hiện hai nhóm máu B và A2. Trong khi hai nhóm máu này rất phổ biến giữa các quần thể ở nơi khác. Hai nhóm bản địa bị ngăn cách bởi Ấn Độ Dương rộng lớn, nếu không có nguồn gốc chung, họ sẽ rất khó có độ tương đồng cao về văn hóa và nhóm máu.

Vậy chúng ta có thể xây dựng lộ trình về loài người ra khỏi Châu Úc, tiến vào Châu Phi và phát triển các chi. Người tinh khôn từ Australia vượt biển, tiến vào lục địa Sunda ở Đông Nam Á, ngày nay chính là Malaysia, Indonesia Sumatra, Đảo Java và những nơi khác. Từ đây họ phân thành các chi. Một số ở lại đây. Ngoài ra còn có một số người theo đường thủy dọc bờ biển. Phần còn lại đi bằng đường bộ, tiếp cận Nam, Đông và Tây Á. Cuối cùng một số người trong số họ đã đi đến châu Phi.

Thuyết Thần sáng tạo nguồn gốc loài người là chủ đề chính của thế giới trước khi có thuyết tiến hóa. Nhưng trong thời đại khoa học, thuyết tiến hóa đã trở thành xu hướng chủ đạo, giải thích nguồn gốc loài người là một quá trình tiến hóa. Mặc dù thuyết tiến hoá có nhiều liên kết không rõ ràng, nhưng có ảnh hưởng rất mạnh, đến mức tất cả công việc đều xoay quanh chủ đề này.

Như đề cập ban đầu, ngay cả khi bằng chứng khác nhau được tìm thấy, hai bậc thầy về khảo cổ di truyền cũng không dám lên tiếng, chỉ có thể hùa theo đám đông. Nhưng luôn có những người khác biệt không đồng ý với thuyết tiến hóa. Họ tìm cách khác, đi tiên phong trong các lý thuyết về nguồn gốc khác. Giống như “Lời tiên tri Thiaoouba” là một trong số đó. Nó cho rằng con người đến từ không gian, là hậu duệ của sinh mệnh cao cấp ngoài hành tinh di cư đến trái đất.


Ngoài ra còn có một loại lý thuyết sáng thế, cho rằng con người là sản phẩm của kỹ thuật di truyền của người ngoài hành tinh, là sản phẩm của sự biến đổi giống loài trên trái đất. Ví dụ như “Biên niên sử Trái đất” của Sitchin.

Con người là người nhập cư từ vũ trụ hay là loại sản phẩm kỹ thuật di truyền nào đó? Trên thực tế, cả hai tuyên bố này đều không chạm đến vấn đề cơ bản nhất. Đó là gen của con người được tạo ra như thế nào. Người tạo ra nó là ai?

Vì vậy nguồn gốc của con người đi đến gốc rễ là một ẩn đố phức tạp hơn nhiều.

Nguồn: DKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *