Các nhà khoa học cho rằng xuất hiện chuyển động có tốc độ gấp 7 lần tốc độ ánh sáng?

Kết hợp dữ liệu thu thập được từ các thiết bị không gian, các nhà khoa học đã tính toán được rằng, thực tế chuyển động đó có tốc độ bằng 99,97% tốc độ ánh sáng – công bằng mà nói, đây là tốc độ khá nhanh.

Con quỷ tốc độ

Trong thiên văn học, chuyển động siêu cực đại (superliminal motion) là chuyển động dường như nhanh hơn ánh sáng, được thấy trong một số thiên hà, chuẩn tinh, blazar và gần đây là trong một số nguồn thiên hà được gọi là viquasar. (Ảnh: Wikipedia/Public Domain)

Trở lại năm 2017, các nhà khoa học đã quan sát thấy một vụ va chạm ngoạn mục của hai ngôi sao neutron tạo ra một tia bức xạ mạnh đến mức NASA cho biết năng lượng mà nó giải phóng “tương đương với năng lượng của một siêu tân tinh”, theo một thông cáo báo chí của cơ quan này.

Nhưng các nhà khoa học đã phải mất đến tận bây giờ để giải nén tất cả dữ liệu thu thập được vì tính phức tạp của nó. Một trong số những phát hiện hấp dẫn là: thứ mà trước đây các nhà khoa học đã cho rằng nó dường như di chuyển nhanh hơn tốc độ của ánh sáng – thực tế trả lời là không thể. Có một lời giải thích hoàn toàn hợp lý.

Sự kết nối dữ liệu chung của các thiết bị khoa học không gian
Sự kiện, được đề cập đến là cặp sao neutron GW170817, được gọi là sự hợp nhất sao neutron nhị phân. Sao neutron là lõi thu gọn của những ngôi sao từng có khối lượng lớn và một số vật thể dày đặc nhất trong vũ trụ. Theo NASA, chỉ một thìa cà phê khối lượng này sẽ nặng 4 tỷ tấn trên Trái đất.

Với loại mật độ khó tưởng tượng đó, lực hấp dẫn của nó là cực kỳ lớn. Khi hai trong số các sao neutron này hút lại với nhau, điều đó sẽ tạo ra một vụ va chạm bùng nổ; phóng ra lớp sóng hấp dẫn và bức xạ gamma vào không gian. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện ra sự hợp nhất sao neutron, NASA cho biết .

Hình ảnh mô tả về hai ngôi sao neutron va chạm nhau, một tia bức xạ được phóng ra với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng, và cuốn phăng vật chất trong môi trường giữa các vì sao xung quanh. (Ảnh: Elizabeth Wheatley (STScI)/NASA)

Kính viễn vọng không gian Hubble đã quan sát thấy hai ngôi sao neutron sụp đổ thành một lỗ đen, sau khi vụ nổ xảy ra. Sau đó, một đĩa quay được hình thành xung quanh lỗ đen, phóng ra các tia vật chất cực nhanh vào không gian. Kết hợp phát hiện của họ với phát hiện của Quỹ Khoa học Quốc gia, các nhà khoa học có thể ghép sự kiện lại với nhau với độ chính xác cực cao – bao gồm cả tốc độ phóng ra của tia vật chất này.

Phá vỡ quy luật định luật về tốc độ chuyển động?
Ban đầu, từ các quan sát của Hubble, có vẻ như tia vật chất phóng ra từ vụ nổ đã di chuyển với tốc độ gấp 7 lần tốc độ ánh sáng. Tất nhiên, điều đó đã được tái xác định là không thể. Các nhà khoa học cho rằng sự khác biệt này là do một hiện tượng được gọi là chuyển động siêu cực đại (superliminal motion).


Về cơ bản, tia vật chất tiếp cận hành tinh của chúng ta với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng, NASA cho biết. Ánh sáng mà nó phát ra ở những điểm sau đó di chuyển trong khoảng cách ngày càng ngắn hơn so với chúng ta; khiến chúng ta có cảm giác như nó đang di chuyển nhanh hơn thực tế.

Với một số tính toán bổ sung, các nhà khoa học đã tìm ra tốc độ thực của tia vật chất này: ít nhất là 99,97% tốc độ ánh sáng – công bằng mà nói, vẫn là khá nhanh.

Các nhà khoa học hy vọng phát hiện của họ, được công bố trên tạp chí Nature tuần này, sẽ cho phép quan sát chính xác hơn nữa về sự hợp nhất sao neutron trong tương lai, có thể giúp tính toán tốc độ giãn nở của vũ trụ.

Nguồn: NTDVN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *