Bánh răng xuất hiện vào khoảng 300 năm trước công nguyên trong lịch sử nhân loại, là một trong những phát minh quan trọng của cơ học ứng dụng rộng rãi trong ô tô, xe đạp và thiết bị máy móc.
Cho đến nay bánh răng vẫn được giới khoa học cho rằng là phát minh của nhân loại, trong tự nhiên không tìm thấy cấu tạo tương tự. Tuy nhiên, gần đây 2 giáo sư tại đại học Cambridge, Anh đã phát hiện trên thân động vật có cấu tạo tương tự bánh xe, phá vỡ nhận thức của giới khoa học.
Bánh răng dựa vào các khớp để truyền động lực, được ứng dụng từ lâu trong lịch sử nhân loại, Aristotle là người đầu tiên để lại ghi chép phân tích sự truyền lực của bánh răng. Cho đến nay bánh răng được cho là phát minh của nhân loại, trong tự nhiên không có loài sinh vật nào có cấu tạo cơ thể hay cơ quan nội tạng có nguyên lý hoạt động giống với bánh răng.
Nhưng 2 giáo sư động vật học tại Đại học Cambridge là Malcolm (Malcolm Burrows) và Gregory (Gregory Sutton) đã phát hiện một loài bọ nhỏ sinh sống phổ biến ở Châu Âu và Bắc Phi tên là Issus coleoptratus, trên chân sau rõ ràng có cấu tạo giống bánh răng (chỗ nối liền chân sau với thân của con bọ). Đây là lần đầu tiên tìm thấy trong tự nhiên một cấu tạo có hình dạng và công dụng giống như bánh răng.
Malcolm và Gregory sử dụng kính hiển vi điện tử và chụp ảnh tốc độ cao để chụp con bọ khi nhảy lên, sau khi phóng đại và phân tích liên tiếp động tác nhảy lên của con bọ mới phát hiện ở chân sau có các bánh răng khớp với nhau, họ tin rằng sự tồn tại của cấu trúc này có thể giải quyết vấn đề truyền dẫn thần kinh chưa hoàn thiện và giúp cho hai chân đồng thời nhảy lên.
Để chứng minh giả thiết này, họ lấy một cơ thể con bọ đã chết để làm thí nghiệm. Phương pháp thí nghiệm là dùng dòng điện kích thích lên cơ bắp chân sau mà điều khiển sự nhảy lên để cho các cơ bắp tác động đến các bánh răng, kết quả là con bọ có thần kinh không hoạt động đã bị dòng điện kích thích chân sau được bánh răng truyền lực mà nhảy lên phía trước.
Mỗi chân sau con bọ Issus coleoptratus có 10 -12 cái răng, chiều rộng mỗi răng khoảng 80 micromet, nếu giảm số lượng răng xuống bao nhiêu thì lực truyền cũng giảm xuống bấy nhiêu, khiến cho mọi người không khỏi thán thục trước sự kỳ diệu của tạo hóa.
Cùng xem video
Điều thú vị là con bọ Issus coleoptratus trong giai đoạn phát triển mới có bánh răng ở chân sau, khi trưởng thành sẽ không còn nữa. Các nhà khoa học suy đoán rằng có lẽ vì bánh răng đã bị mài mòn, trong giai đoạn phát triển có thể sửa chữa qua một lần lột da, nhưng đến khi trưởng thành không còn lột da nữa nên không có cách nào sửa chữa bánh răng đã mòn. Sự thiết kế của thiên nhiên thật thần kỳ, có rất nhiều hiện tượng mà con người chưa khám phá ra hoặc giải thích được.
Nguồn: DKN
- 2 lời tiên tri đúng đến “lạnh gáy” của Baba Vanga trong năm 2022
- Chiếc bao cao su của Pharaoh Ai Cập khiến nhân loại sửng sốt
- Người ngoài hành tinh đang ẩn nấp dưới đáy đại dương?