Khoa học Trung Quốc cổ đại: Bí ẩn của các con số

Pythagoras có một câu ngạn ngữ nổi tiếng “mọi thứ đều là con số”, chính là: Tất cả mọi sự vật tồn tại cuối cùng đều có thể quy kết về mối quan hệ với các con số. Ý nghĩa này thể hiện thật sâu sắc trong Khoa học Trung Quốc cổ đại.

Trong Khoa học Trung Quốc cổ đại, Lão Tử đã đưa ra tư tưởng “Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”, triết lý này vô cùng sâu sắc. (Ảnh minh họa: Geralt/Pixabay)

Các con số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trong nhạc phổ của âm nhạc cũng là các con số. Tuy chỉ là mấy con số đơn giản, nhưng chúng lại phản ánh những cảnh tượng vô cùng mỹ hảo trong không gian và thế giới âm nhạc. Sự hỷ nộ ai lạc của người ta thuận theo mấy con số này mà biểu hiện tinh tế và sâu sắc trong không gian và thời gian của âm nhạc.

Con số trong Khoa học Trung Quốc cổ đại
Bàn về con số nào lớn nhất, e rằng những người bình thường đều khó có thể đưa ra câu trả lời được. Trong “Đạo Đức Kinh” Lão Tử đã đưa ra tư tưởng “Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”, triết lý này vô cùng sâu sắc. Từ mối quan hệ về con số mà nói, “ba” là con số lớn nhất, bởi vì con số ba có thể sinh ra vạn vật, vạn vật lại có thể quy kết thành con số, vậy thì số 3 chẳng phải là con số lớn nhất hay sao ?

Về ý nghĩa không gian và thời gian của con số, bất kỳ một loại học thuyết và lý luận nào đều không cách nào có thể so sánh với lý luận về Thái Cực và học thuyết Bát Quái của Trung Quốc.

Thái Cực và Bát Quái đều miêu tả vô cùng tường tận chi tiết về đặc trưng không gian thời gian của các con số, từ hồng quan đến vi quan, từ địa lý thiên văn đến xã hội nhân văn, từ tính khí tính cách của con người cho đến cuộc sống của bách tính, bất kỳ thứ gì, bất kỳ sự vật gì đều có thể dùng chữ số để biểu đạt ra, đều có thể dùng chữ số biểu đạt ra đặc trưng của thời gian không gian.

Ví dụ: trong học thuyết Bát Quái, đối với các hiện tượng tự nhiên trong không gian thì diễn đạt như sau: 1 tượng trưng cho Trời, 2 tượng trưng cho đầm lầy ao hồ, 3 tượng trưng cho mặt trời và lửa, 4 tượng trưng cho sấm và chớp, 5 tượng trưng cho gió, 6 tượng trưng cho mưa và nước, 7 tượng trưng cho núi, 8 tượng trưng cho mặt đất.

Sơ đồ hình thành bát quái theo triết lý âm – dương của Khoa học Trung Quốc cổ đại.  (Ảnh: Wikipedia CC BY-SA 4.0)




Về phương diện gia đình và nhân sự (sống chết, được mất, vui buồn hợp tan), 1 tượng trưng cho phụ thân hoặc trưởng bối nam, 2 tượng trưng cho thiếu nữ hoặc người con gái bình thường, 3 tượng trưng cho trung tâm, 4 tượng trưng cho trưởng nam, 5 tượng trưng cho trưởng nữ, 6 tượng trưng cho trung nam, 7 tượng trung cho thiếu nam và người con trai bình thường, 8 tượng trưng cho mẫu thân và trưởng bối nữ.

Về phương vị, 1 tượng trưng cho hướng tây bắc, 2 tượng trưng cho hướng tây, 3 tượng trưng cho hướng nam, 4 tượng trưng cho hướng đông, 5 tượng trưng cho hướng đông nam, 6 tượng trưng cho hướng bắc, 7 tượng trưng cho hướng đông bắc, 8 tượng trưng cho hướng tây nam.

Về thời gian hoặc chữ số, 1 tượng trưng cho một thời thần (2 tiếng đồng hồ), một ngày, một tháng hoặc một năm…, 2 tượng trưng cho hai thời thần, hai ngày, hai tháng hoặc hai năm…

Ngoài ra, bất kỳ con số trung bình nào cũng đều có thể chuyển thành bất kỳ một quái số nào trong Bát Quái, ví như 9, 9 chia 8 dư 1, lấy làm “1”, 10 chia 8 dư 2, lấy làm “2”….

Con số trong Khoa học hiện đại
Hệ nhị phân trong máy tính hiện đại cũng chỉ là sự tiếp nối kế thừa của học thuyết Bát Quái của Trung Quốc mà thôi. Có rất nhiều tài liệu đã chứng minh, khi Gottfried Wilhelm Leibniz sáng tạo ra số nhị phân, là do chịu ảnh hưởng của học thuyết Bát Quái của Trung Quốc mà phát minh ra.

Trong máy tính hiện đại ngày nay tất cả các loại thông tin, bao gồm hình ảnh, ngôn ngữ, chữ viết, biểu đồ, số liệu v.v., đều phải quy về con số 0 và 1, thì mới có thể lưu trữ, trao đổi và truyền tải.


Mọi người biết rằng, cho dù số liệu, dữ liệu và hình ảnh có phức tạp thế nào, thì cuối cùng đều cần phải chuyển hóa thành con số nhị phân 0 và 1 để xử lý và lưu trữ, dạng xử lý và lưu trữ của máy tính chỉ là tổ hợp của vô số các con số 0 và 1 mà thôi.

Trong cuộc đời chúng ta, có thể khi nào đó, mỗi người đều đã trải nghiệm và lĩnh hội được ý nghĩa của các con số xung quanh bản thân. Khoa học Trung Quốc cổ đại có sự tương hợp nào đó với Khoa học hiện đại ngày nay, hẳn là cần có sự nghiên cứu sâu hơn nữa về lĩnh vực này.

Nguồn: NTDVN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *