Tìm hiểu về các hiện tượng Ảo ảnh kỳ bí trong lịch sử 

11 giờ sáng ngày 4/3/2021, một người đàn ông Anh tên là David Morris sống tại một ngôi làng ở Cornwall, phía tây nam nước Anh, đã nhìn qua cửa sổ về phía biển và phát hiện thấy một con tàu khổng lồ ở đằng xa.

Một tàu chở dầu dường như bay lơ lửng trên mặt biển ngoài khơi bờ biển Cornish ở Cornwall, Anh Quốc – Ảo ảnh do David Morris chụp được. (Ảnh: David Morris / Apex)

Con tàu chở hàng này không ở trên mặt biển, mà treo lơ lửng trên không. Morris sững sờ: “Đây có phải là ảo giác không?”, một chiếc tàu khổng lồ đang đậu trên không hay chỉ là một ảo ảnh?

Anh Morris đã nhanh chóng chớp thời cơ, ghi lại hình ảnh này bằng điện thoại di động, và đăng tải lên Internet. Bức ảnh này sau đó đã gây bão trên mạng xã hội. Có người đặt câu hỏi: “Đây có phải là con tàu ma huyền thoại không?”. Không chỉ vậy, vài ngày sau, cảnh tượng kỳ lạ này đã được bắt gặp trên khắp nước Anh, tại các hạt Cornwall, Devon và Aberdeenshire.

Con tàu ma?
Theo Daily Mail, ngày 17/3/2021, một người dân Ryan Rushforth đã chụp lại một hình ảnh tương tự ở ngoài khơi bờ biển Bournemouth, hạt Dorset.

Thời điểm đó, con tàu du lịch tên là Anthem of the Seas thuộc công ty Royal Caribbean nặng 168.000 tấn, dài 347 mét, với sức chứa 4.180 người được trông thấy như đang bay lơ lửng ở trên không, phía trên mặt nước, gần Bến tàu Bournemouth.

Ông Rushforth kinh ngạc nói: “Là do tôi nhìn nhầm hay con tàu này đang lơ lửng thật vậy? Quả là vô cùng tuyệt vời khi được chứng kiến tận mắt, thật vô cùng kinh ngạc.”

David Braine, nhà khí tượng học của BBC, lý giải hiện tượng này là do các yếu tố trong khí quyển làm cong ánh sáng. Hiện tượng tàu bay lơ lửng này được gọi là hiện tượng Fata Morgana, xảy ra do sức nóng của mặt trời lên bầu khí quyển trên đất liền hoặc trên biển.

Ông cho biết: “Những ảo ảnh siêu việt xảy ra khi xuất hiện sự nghịch nhiệt, là khi không khí lạnh nằm sát với một lớp không khí ấm hơn ở trên”. Một lớp không khí ấm nằm trên một lớp không khí lạnh, khiến ánh sáng từ con tàu bị bẻ cong khi nó đi qua khe hở của các dòng không khí.

Não bộ nhận định rằng ánh sáng truyền theo đường thẳng, chính vì thế, mặc dù ánh sáng bị uốn cong, bộ não vẫn nghĩ vật thể đang nằm tại vị trí đường đi của ánh sáng chạy thẳng. Tức là, những hiện tượng kể trên chỉ là các ảo ảnh quang học.

Hiện tượng ảo ảnh này thường xuất hiện tại vùng Bắc Cực.

Một minh họa sai lầm về ảo ảnh từ thế kỷ 19: Ảo ảnh thực tế không bao giờ có thể vượt xa đường chân trời và ảo ảnh siêu việt không bao giờ có thể làm tăng chiều dài của một vật thể như hình bên phải. (Ảnh: Wikipedia)




Cho đến nay, trên thế giới đã ghi nhận rất nhiều hiện tượng ảo ảnh quang học tương tự.

“Biển lửa” kinh hoàng
Ở Liên Xô cũ từng ghi chép câu chuyện của một số nhà vật lý học đi vào khu rừng nguyên sinh để tiến hành khảo sát. Ngày thứ ba kể từ khi tiến sâu vào khu rừng, họ đến một vài ngọn đồi nhỏ.

Mệt mỏi sau chuyến đi dài, họ quyết định sẽ nghỉ ngơi khi leo đến đỉnh đồi. Nhưng khi vừa lên đến nơi, họ không tin vào mắt mình: một mảnh đất bằng phẳng rộng lớn đến tận chân trời từ phía Bắc đã trở thành một biển lửa sôi sục, trong đó còn có những cột lửa bốc lên cao ngút. Điều đáng sợ nhất là, biển lửa này đang tiếp cận họ với tốc độ rất nhanh.

Những nhà khoa học này vô cùng kinh hãi, bỏ chạy thục mạng. Họ cảm giác như vừa bước chân vào cổng địa ngục.

Một cô bé tên là Langova ở Petersburg cũng kể lại việc tương tự. Hôm đó, em đang ở với bà ngoại thì đột nhiên hai bà cháu nhìn thấy một biển lửa hừng hực đang lao tới. Bà ngoại hét lên với Langova: “Chạy đi!”. Cô bé nhanh chóng chạy khỏi hiện trường, nhưng khi quay lại nhìn, cô thấy bức tường lửa đã áp sát và cuối cùng chìm trong biển lửa.

Rồi chuyện gì xảy ra sau đó?

Các nhà vật lý ở khu rừng nguyên sinh đã chạy đến một nơi an toàn hơn, và rồi với tinh thần khám phá, họ đã quyết định quay lại thám cứu một phen.

Vì vậy, họ cử ra ba người để leo lên đỉnh đồi một lần nữa một cách thận trọng. Ở đó giờ chẳng còn biển lửa nào nữa! Giờ đây dưới sườn đồi, mặt hồ nhỏ yên tĩnh phủ một lớp sương bàng bạc mỏng manh, lóe sáng lấp lánh không ngừng, xa xa là một cánh rừng nguyên sinh bất tận.




Kết chuyện của cô bé Langova cũng khá lạ lùng. Trong lúc hoảng sợ tột cùng, cô bé đột nhiên phát hiện ra rằng, dù lửa bủa vây nhưng không thể thiêu cháy mình. Sau câu chuyện này, người ta gọi Langova là “cô bé huyền hỏa”.

Những “ảo ảnh” này không chỉ xuất hiện trong đời sống hiện tại, mà từ thời cổ đại nó cũng thường xuyên được ghi chép lại.

Hiện tượng ảo ảnh từng được người Trung Quốc cổ đại ghi lại
Trong triều đại Tống Triết Tông (1085) có một người tên là Tô Đông Pha. Một lần ông đi qua vùng Đăng Châu (tức Bành Lai, Sơn Đông), nghe nói trong vùng có kỳ quan “Hải thị” (tức ảo ảnh trên biển), ông đã đến miếu Hải Thần để chiêm bái. Đến nơi, ông nhìn thấy người đi bộ, xe và ngựa qua lại quanh khu vực đượcj kể lại. Toàn bộ sự kiện này đã khơi nguồn cảm hứng để ông viết lên bài “Hải thị” vô cùng nổi tiếng. Giai thoại này cũng đã được ghi lại trong cuốn sách bách khoa toàn thư “Dạ hàng thuyền” (Những con tàu đi đêm) của học giả Trương Đại thời nhà Minh.

Fata Morgana: Hiện tượng ảo ảnh nhìn từ bờ biển Queensland. (Ảnh: Wikipedia)




Nhìn thấy ảo ảnh động đã là rất ly kỳ rồi, nhưng bạn đã nghe nói về ảo ảnh có mang âm thanh chưa?

Cuốn “Mộng khê bút đàm” của triều Bắc Tống đã ghi chép lại nhiều hiện tượng thần bí, trong đó có ảo ảnh. Sách ghi rằng Âu Dương Tu, một đại thần triều Bắc Tống trong một lần đi ngang qua huyện Cao Đường, đã nghỉ qua đêm tại một quán trọ. Vào nửa đêm, ông nghe thấy âm thanh kỳ quặc trong không gian yên tĩnh. Đó là tiếng xe ngựa, tiếng người và động vật, mỗi loại thanh âm ông đều có thể nghe rất rõ ràng.

Ngày hôm sau, ông hỏi chuyện những lão nhân ở huyện Cao Đường và được cho biết, nhiều năm trước, những âm thanh tương tự cũng xuất hiện giữa ban ngày, dân làng đều có thể nghe thấy rất rõ.

Như vậy, nếu ảo ảnh chỉ đơn giản là một hiện tượng quang học, thì làm thế nào có thể giải thích về sự tồn tại của ảo ảnh âm thanh?

Ngoài ra còn có một loại ảo ảnh mà không thể giải thích bằng lý thuyết về các hiện tượng quang học.

Ảo ảnh xuyên việt thời gian – không gian
Tháng 6/2015, một ảo ảnh xuất hiện ở Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc. Những gì xuất hiện bên trong không phải là những cao lầu đại hạ, đường phố đông đúc xe cộ hiện đại, mà là sự xuất hiện của đình đài lầu các của Trung Quốc cổ đại, trong đó một số cảnh vật thậm chí còn giống với truyền thuyết thần thoại “Nam Thiên Môn”.

Như vậy, nếu ảo ảnh thực sự là do quang tuyến chiết xạ mà tới, thì làm thế nào mà quang tuyến lại chiết xạ được các kiến trúc cổ đại tới hiện đại?




Thật trùng hợp, một cảnh quan ảo ảnh xuyên việt thời-không khác xuất hiện trên biển Aegean ở Hy Lạp vào năm 1954, có 2.400 nhân chứng vào thời điểm đó nói rằng: họ nhìn thấy hình bóng của những chiến binh cổ đại, tựa hồ như là hải tặc Viking và dường như đang giao chiến.

Người Viking sống từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XX. Vậy cảnh tượng của những người Viking này được chiết xạ từ đâu?

Gần đây nhất, một video được chia sẻ trên kênh The Hidden Underbelly 2.0 của YouTube đã ghi lại hình ảnh được cho là cánh cổng thiên đường trên bầu trời ở Trung Quốc.

Theo Daily Star, đoạn video được một một nhóm du khách đi thuyền trên hồ nước ghi lại. Những người này khi đó đã vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy một công trình lớn xuất hiện trên mây. Gần nhất là hình ảnh giống như đôi cánh trong khi các công trình nhấp nhô đằng sau.

Khi con thuyền tiến đến gần, những vật thể trôi nổi trên mây càng hiện rõ hơn. Một số lời bình luận cho rằng đây có thể là vương quốc trên mây, hay còn gọi là thiên đường.

Đoạn video đăng tải với dòng mô tả: “Hình ảnh đám mây kỳ quái trên bầu trời Trung Quốc khiến chúng ta nghĩ về thiên đường”. Người khác nói: “Trông giống như có thiên thần đang gác cổng”.

Đáng chú ý là, hiện tượng này đặc biệt thường chỉ xuất hiện ở Trung Quốc.

Một ảo ảnh thường kéo dài hàng chục phút đến vài giờ, một số trường hợp kéo dài trong vài ngày. Điều này một lần nữa đặt ra một câu hỏi khó cho thuyết khúc xạ khí quyển, bởi không thể giải thích tại sao ảo ảnh có thể kéo dài trong nhiều ngày.




Chúng ta biết rằng thấu kính quang học mới chỉ được sử dụng cách nay vài trăm năm. Để mài một thấu kính mà không làm biến dạng khung cảnh không hề dễ dàng. Do đó, để đạt được các điều kiện có thể khiến khí quyển chiết xạ được cảnh vật là cực kỳ khó khăn, nhất là mật độ khí quyển phải bất biến trong vài ngày càng là điều không thể.

Thuyết vũ trụ bình hành
Các chuyên gia và học giả từ Đại học Birmingham ở Vương quốc Anh đã tiến hành một loạt nghiên cứu và phân tích về ảo ảnh, và đề xuất rằng ảo ảnh có thể là huyễn tượng của vũ trụ bình hành (vũ trụ song hành cùng tồn tại ở không gian khác), do thời gian và không gian đan chéo, tạp loạn gây ra.

Thuyết vũ trụ bình hành đề cập đến sự tồn tại của nhiều thời-không trong vũ trụ. Mỗi thời-không đều là bình hành, và chiểu theo quy luật riêng của nó mà vận hành. Nhìn chung, giữa các thời-không là không có điểm giao hội, chỉ là thời gian có nhanh có chậm, có tiền có hậu, nhưng tại tình huống đặc thù, có thể xuất hiện điểm giao hội thời-không, phát sinh hiện tượng thời-không tạp loạn.

Một nhà khoa học khác của Liên Xô cũng nhận định rằng, vào thời điểm vụ nổ Big Bang xảy ra, nó không chỉ tạo ra một thời không, mà tạo ra hơn ba mươi thời không khác nhau, và các thời không này có những mối liên hệ nhất định. Dưới sự vận động của vật chất, tại các điều kiện đặc định, mà hình ảnh ở các không gian khác được phản ánh tới không gian này của chúng ta. Nói cách khác, ảo ảnh là những hình ảnh không có thật, mà nó thể hiện chân thực của không gian khác.


Như vậy, có vẻ như cặp mắt của chúng ta có vẻ không đáng tin cậy như nhiều người vẫn nghĩ, và chúng ta thậm chí có thể bị thị giác đánh lừa? Vậy, câu nói “Mắt thấy mới tin” xem ra không phải là chân lý như chúng ta vẫn nghĩ.

Nguồn: NTDVN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *