Nghiên cứu: “Bộ não vẫn hoạt động sau khi chúng ta chết”

Một nghiên cứu mới cho hay khi chúng ta chết, chúng ta có thể biết rằng mình đã chết. Chuyện này không phi lý, bởi khi đó bộ não vẫn tiếp tục hoạt động và nhận thức được những gì đang xảy ra xung quanh.

(Ảnh: express.co.uk)

Cái chết luôn là chủ đề gây ra nhiều tò mò đối với nhân loại và các nhà khoa học y khoa hàng đầu luôn cố gắng tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra khi con người chết.

Đã có nhiều nghiên cứu với những bằng chứng về những trải nghiệm cận tử và trải nghiệm sau khi chết. Những người có cơ hội chứng kiến điều này đã không khỏi kinh ngạc khi mô tả trải nghiệm “hồn lìa khỏi xác” (khoa học gọi là trải nghiệm “ngoài cơ thể”), với sự xuất hiện của ánh sáng cùng những vệt sáng chói lòa.

(Ảnh: minghui.org)




Theo The Sun, một nghiên cứu được tiến hành dựa trên những người sống sót sau trạng thái ngừng tim cho thấy ý thức của chúng ta vẫn hoạt động ngay cả khi trái tim đã ngừng hoạt động và cơ thể chúng ta ngừng chuyển động.

Tiến sĩ Sam Parnia, trưởng phòng nghiên cứu hồi sức tim phổi và giáo sư dự khuyết tại Đại học Y khoa Stony Brook, hiện đang nghiên cứu ý thức của con người sau khi chết và tiến hành kiểm tra các trường hợp ngừng tim ở Châu Âu và Hoa Kỳ. Ông đã phỏng vấn các bệnh nhân mà tim từng bị ngừng đập về những gì họ nhìn thấy và nghe thấy trước khi họ được cứu sống trở lại.

Nghiên cứu của tiến sĩ Parnia tuyên bố rằng những người sống sót sau khi bị ngừng tim đã nhận thức được những gì đang xảy ra xung quanh họ khi tim ngừng đập và sau đó có thể mô tả chính xác môi trường xung quanh.

Theo tin tức từ thời báo Daily Mail đăng ngày 28/11, Tiến sĩ Parnia đã tiến hành một nghiên cứu khảo sát những gì xảy ra với bộ não người sau khi một người bị ngừng tim, với mục đích tìm ra cách thức ngăn chặn hiện tượng chấn thương não trong quá trình hồi sức tim. Ông cũng cố gắng tìm hiểu xem ý thức sẽ tồn tại bao lâu sau khi tim ngừng đập, để từ đó cải thiện chất lượng hồi sức cấp cứu.

(Ảnh: wearehumanangels.org)




Parnia cho biết một bệnh nhân được tuyên bố chính thức là đã chết khi tim ngừng hoạt động. Ông nói “Về mặt kỹ thuật, đó là cách thức để bạn tính toán thời gian tử vong”.

Sau đó, máu không còn lưu thông lên não nữa, có nghĩa là chức năng não gần như “dừng lại tức thì”. Xong ông nói thêm: “Khi đó người ta sẽ mất tất cả các phản xạ thân não – phản xạ hầu, phản xạ đồng tử của bạn, tất cả đều biến mất”. Thêm vào đó cái chết của các tế bào não thường diễn ra khoảng sau đó vài giờ sau khi tim ngừng đập.

Ông nói thêm, việc hô hấp nhân tạo có thể giúp lưu thông máu lên não người.

“Nếu bạn tìm cách để khiến trái tim hoạt động trở lại, và đó cũng là mục đích của việc hô hấp nhân tạo, bạn sẽ dần dần khiến chức năng não hoạt động trở lại. Dù bạn làm hô hấp nhân tạo lâu hơn, nhưng quá trình tử vong của tế bào não vẫn tiếp diễn, chỉ là với một tốc độ chậm hơn mà thôi”, ông trao đổi với trang web.

Nhưng một số người bị ngừng tim trước khi được cứu sống trở lại đã có thể nhớ chính xác những gì đã xảy ra xung quanh họ.

Ông giải thích:

“Họ có thể mô tả việc nhìn thấy các bác sĩ và y tá đang làm việc. Họ thậm chí có thể nghe rõ được toàn bộ cuộc hội thoại, về quang cảnh thực tế đang diễn ra trước mắt, mà nếu trong trường hợp bình thường thì họ không cách nào có thể biết được”, ông giải thích. Những ký ức hồi tưởng này đã được xác nhận bởi các nhân viên y tá túc trực ở đó khi người đó “chết tạm”.




(Ảnh: Medium)

Họ đã vô cùng lúng túng khi nghe những người bệnh hồi tưởng và kể lại những chi tiết này.

Một số người được hồi sinh có thể xuất hiện một trạng thái biểu hiện tích cực.

“Điều thường xảy ra là những người có những trải nghiệm cận tử sâu sắc này có khuynh hướng quay trở lại cuộc sống bình thường với những biến đổi tích cực”. Tiến sĩ Parnia nói. “Họ trở nên vị tha hơn, tận tụy hơn với việc giúp đỡ những người khác”.

Ông nói thêm: “Họ đã tìm thấy một ý nghĩa mới cho cuộc sống khi đối diện với cái chết”.




Theo một bản tóm tắt tài liệu nghiên cứu AWARE của tiến sĩ Parnia, viết tắt của AWAreness during REsuscitation (Ý thức trong quá trình hồi sức cấp cứu) trong quá trình hồi sức, “Những người sống sót sau khi bị ngừng tim (Cardiac arrest) đã trải nghiệm trạng thái thiếu hụt nhận thức, bao gồm rối loạn căng thẳng sau chấn thương (post-traumatic stress disorder). Không rõ liệu những điều này có liên quan đến trải nghiệm nhận thức / tinh thần và ý thức trong quá trình hồi sức hay không. Mặc dù các câu chuyện tường thuật đã cho thấy nhiều trải nghiệm nhận thức / tinh thần và ý thức liên quan đến quá trình hồi sức nhưng chúng chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống”.

Cùng với Parnia, Ken Spearpoint từ Bệnh viện Hoàng gia Hammersmith, Đại học Luân Đôn; Trung tâm y khoa Gabriele de Vos Montefiore, New York, Hoa Kỳ; và Peter Fenwick từ Bệnh viện Đại học Southampton, Southampton, Hoa Kỳ; cũng đã tham gia nghiên cứu vấn đề này, bên cạnh một vài người khác không nhắc tên ở đây.


Trong số khoảng 2.060 hiện tượng ngừng tim, có 140 người sống sót đã được mời phỏng vấn. Theo báo cáo thống kê, có 46% những người trong số họ “đã có những ký ức về 7 chủ đề nhận thức chính, bao gồm: sợ hãi; động vật/thực vật; ánh sáng; chói lòa; bạo lực/đàn áp; ảo giác déjà vu; gia đình; hồi tưởng lại các sự kiện sau khi ngừng tim”, báo cáo có ghi. Khoảng 9% số người có trải nghiệm cận tử, và 2% số người “có thể hồi tưởng lại rõ ràng về việc có thể ‘nhìn thấy’ và ‘nghe thấy’ các sự kiện thực tế trong quá trình hồi sức. Một người đã trải nghiệm một giai đoạn ý thức nhận biết có thể kiểm chứng được, trong khoảng thời gian [tử vong] mà đáng nhẽ ra chức năng não không thể hoạt động được”.
Nguồn: DKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *