Bản đồ thế giới phải vẽ lại: Trái Đất có thêm 1 đại dương – Tạm biệt tập bản đồ cũ kỹ tồn tại 106 năm

Trái Đất ‘chính thức’ có 5 đại dương! National Geographic Society (Hiệp hội Địa lý Quốc gia Mỹ – NGS) cuối cùng cũng công nhận Nam Đại Dương của Nam Cực trên bản đồ là đại dương thứ năm, cùng với Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

Nam Đại Dương (màu đỏ) bao quanh Nam Cực và tiếp giáp với Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Nguồn: National Geographic

Cụ thể, các nhà bản đồ học tại NGS cuối cùng đã chính thức đưa Nam Đại Dương của Nam Cực vào bản đồ của họ, nâng số đại dương trên Trái Đất từ 4 lên 5 đại dương.

Vậy là sau khi Hiệp hội Địa lý Quốc gia Mỹ (NGS) phát hành tập bản đồ thế giới (công nhận 4 đại dương) năm 1915, các nhà khoa học Mỹ cuối cùng đã “update” tập bản đồ mới đúng vào Ngày Đại dương Thế giới năm nay (8/6/2021). Cụm từ “Năm châu Bốn biển” giờ có lẽ phải viết thành “Năm châu Năm biển”!

NGS hy vọng bản đồ sửa đổi của họ sẽ giúp mọi người nghĩ khác về Nam Đại Dương, từ đó khuyến khích việc bảo tồn nó.

ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA NAM ĐẠI DƯƠNG

Không giống như 4 đại dương còn lại trên Trái Đất, Nam Đại Dương có một đặc điểm khác biệt và chính điểm này đã gây ra nhiều tranh cãi trong giới khoa học.

Cụ thể, nếu như 4 đại dương khác được các lục địa phân chia mà tạo thành thì Nam Đại Dương Nam được xác định bởi dòng chảy xung quanh nó – với cực bắc lên đến vĩ tuyến 60 nam – nghĩa là Nam Đại Dương bao bọc vùng đất Nam Cực.

Nói một cách dễ hiểu thì Nam Đại Dương có 2 đặc điểm khác biệt nhất so với 4 đại dương còn lại là (1) đại dương duy nhất tiếp xúc với 3 đại dương khác là Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; và (2) hoàn toàn bao trùm một lục địa thay vì được lục địa bao trùm.




Nguồn: National Geographic

“Vùng biển phía Nam của Trái Đất từ lâu đã được công nhận bởi các nhà khoa học nhưng vì chưa bao giờ có thỏa thuận quốc tế, chúng tôi chưa bao giờ chính thức công nhận Nam Đại Dương là đại dương thứ 5. Nhưng giờ mọi chuyện đã khác” – nhà địa lý Alex Tait thuộc National Geographic Society giải thích.

Trước đây, các nhà khoa học quốc tế đã phân loại vùng nước xung quanh Nam Cực chỉ là phần mở rộng ở phía nam, lạnh giá của Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Và họ chỉ sử dụng cụm từ “Nam Đại Dương” một cách tạm thời.




Tuy nhiên sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà bản đồ học NGS nhận ra Dòng hải lưu Nam Cực khác biệt và có đặc điểm di chuyển nhanh chóng bao quanh lục địa cực nam; đồng thời tìm thấy hệ sinh thái biển độc đáo được tìm thấy ở vùng nước lạnh của vùng nước này. Với các dữ liệu đó, National Geographic công nhận chính thức Nam Đại Dương là đại dương thứ 5 của Trái Đất.

Các nhà khoa học ước tính rằng Dòng hải lưu Nam Cực (ACC) được hình thành cách đây khoảng 34 triệu năm, khi Nam Cực tách khỏi Nam Mỹ. Điều đó cho phép dòng nước chảy quanh ‘đáy Trái Đất’ không bị cản trở.

Dòng ACC chảy từ tây sang đông xung quanh Nam Cực, trong một dải dao động rộng tập trung xung quanh vĩ độ 60 độ về phía nam — đường mà ngày nay được xác định là ranh giới phía bắc của Nam Đại Dương. Bên trong ACC, nước lạnh hơn và ít mặn hơn một chút so với nước biển ở phía bắc.

Đi khắp nước Mỹ tìm vàng làm nhẫn đính hôn, chàng trai trẻ ‘trúng độc đắc’ khi nhặt được viên kim cương 1,3 tỷ đồng siêu hiếm
Bloomberg trích ‘lời nói thép’ của Tổng thống Putin, Mỹ và Trung Quốc lập tức bị dập tắt cuộc đua song mã?
Mở rộng từ bề mặt đến đáy đại dương, ACC vận chuyển nhiều nước hơn bất kỳ dòng hải lưu nào khác. Nó kéo các vùng nước từ Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, giúp thúc đẩy một hệ thống tuần hoàn toàn cầu được gọi là băng chuyền, vận chuyển nhiệt xung quanh hành tinh. 


Nước lạnh, dày đặc chìm xuống đáy đại dương ngoài khơi Nam Cực cũng giúp lưu trữ carbon trong đại dương sâu. Theo cả hai cách đó, Nam Đại Dương có tác động quan trọng đến khí hậu Trái Đất.

National Geographic nhấn mạnh và hy vọng sự công nhận quốc tế về đại dương thứ 5 sẽ khuyến khích việc bảo tồn đại dương đặc biệt này.

Ông Alex Tait nói rằng ông hy vọng sự công nhận mới của National Geographic về Nam Đại Dương sẽ tác động tích cực đến cách trẻ em sử dụng bản đồ trong trường học để học cách nhìn thế giới rộng mở hơn và có ý thức bảo vệ đại dương hơn trong tương lai.

Nguồn: SH -Theo NATGEO, DM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *