Đây mới thực sự tội phạm của triều nhà Thanh, không những hại chết hoàng đế còn làm đứt long mạch

Ngày 12 tháng 1 năm 1875, Hoàng đế Đồng Trị mới 20 tuổi vì bệnh tật băng hà, là vị hoàng đế đoản mệnh nhất trong triều nhà Thanh. Về nguyên nhân cái chết triều đình giữ kín như bưng, trong khi dân gian có lưu truyền thông tin ông chết vì bệnh hoa liễu.

Đồng Trị Đế, Ông trị vì từ năm 1861 đến năm 1875, khoảng 14 năm. (Ảnh: Wiki)

Người thao túng phía sau là em trai của chú ông tên Tải Trừng.

Tải Trưng là con trai trưởng của Cung Thân Vương Dịch Hân, ông là con trai thứ sáu của hoàng đế Đạo Quang, em trai cùng cha khác mẹ của Hàm Phong Đế.

Khi Đạo Quang đế chọn hoàng tử, ông đã phân vân giữa con trai thứ tư Dịch Tổng con trai thứ sáu Dịch Hân. Cuối cùng, vào năm Đạo Quang thứ hai mươi sáu (1846), ông quyết định chọn con trai thứ tư là người kế vị, và viết di chiếu. Sau khi Đạo Quang đế băng hà, Hàm Phong đế kế vị.

Khi Đạo Quang đế chọn hoàng tử, ông đã phân vân giữa con trai thứ tư Dịch Tổng con trai thứ sáu Dịch Hân. (Ảnh: Tranh thời nhà Thanh, bộ sưu tập của Bảo tàng Cố cung, Bắc Kinh)

Tải Trừng nhỏ hơn hoàng đế Đồng Trị hai tuổi, sinh vào năm Hàm Phong thứ tám (1858), và được tiến phong tước hiệu Bối Lặc vào năm Đồng Trị đầu tiên (1862), năm Đồng Trị thứ 12 (1873) được phong làm Quận Vương Hàm. Nhưng ông ta không chịu thua kém chút nào, những đánh giá dành về ông ta trong sử sách đều là “Dâm tà, ác độc vô pháp”, “tuổi trẻ, phóng túng, ham chơi”, “cuồng dâm vô độ”…

Vào đầu năm Đồng Trị thứ 11 (1872), Cung đình nhà Thanh tuyển chọn tú nữ, do sự bất đồng giữa các hoàng thái hậu của hai cung điện về việc lựa chọn hoàng hậu, tranh chấp không thể giải quyết, cuối cùng quyết định theo ý hoàng đế. Theo nguyện vọng của thái hậu Từ An, Hoàng đế Đồng Trị đã chọn A Lỗ Đặc thị. Điều này khiến Từ Hi Thái hậu rất tức giận, cho rằng hoàng đế không theo ý mình nên đã can thiệp vào cuộc sống của hoàng thượng và Hoàng hậu.




Hoàng tử Gong Yi’an (Ảnh: Chụp năm 1860)

Sau khi cuộc sống của Hoàng đế và Hoàng hậu bị can thiệp bởi Từ Hy Thái hậu, Hoàng đế vì sống một mình trong Cung Càn Thanh, bắt đầu cải trang vi hành dưới sự dẫn đường của giám sát trong nội thị và Tải Trừng, quan đại thần được sủng ái khi đó. Hoàng đế và Tải Trừng thường mặc quần áo lụa màu đen, thêu hình nhện bằng chỉ lụa trắng, vi hành lui tới các quán rượu, quán hí kịch ở bên ngoài Sùng Văn Môn tới hẻm hoa để tầm hoa vấn liễu. Theo “Thanh đại dã ký” ghi chép, Hoàng đế không dám lui tới các điểm nổi tiếng ở ngoại thành, vì sợ các quan đại thần của mình nhìn thấy, nên đã tìm gái điếm tư nhân trong nội thành để mua vui. Người đi theo cũng chỉ là một hoặc hai quan tổng quản nội thị. Mọi người lúc đầu không biết đó là hoàng đế, nhưng sau này biết cũng giả như không biết gì.

Dịch Hân cũng nhiều lần khuyên nhủ Hoàng đế, ông không những không nghe mà còn suýt định xử trảm. Ban đầu Dịch Hân không hề phóng túng bỏ mặc con trai không quản lý, khi Tải Trừng ra vào cung và có quan hệ thân thiết nhất với Hoàng đế Đồng Trị, Dịch Hân đã từng giam giữ Tải Trừng con trai mình trong bốn bức tường cao ở nhà, “ý định cấm đoán vĩnh viễn”. Mãi về sau, Nghi thái phi chết vì bạo bệnh, Tải Trừng đã cầu xin Từ Hi Thái hậu rằng “Đã hệt con trai hành lễ, để tang và mặc hiếu”, nên mới được ân xá và phóng thích ra ngoài. Từ đó dẫn đến về sau cha con tình đoạn nghĩa tuyệt.

Để không làm mất mặt nhà Thanh, Thái hậu của hai cung đều tuyên bố với bên ngoài là Hoàng đế bị bệnh đậu mùa. Vì vậy, Từ Hy Thái hậu đã ra lệnh cho uống thuốc trị bệnh đậu mùa. Trước khi chết Hoàng đế đã hét lên với mẹ : “Ta không hề bị đậu mùa, ngươi cố ý đưa trẫm vào chỗ chết!”, Quan ngự y trong bụng đầy hồ nghi nhưng cũng không dám nhiều lời, ,chỉ hành sự theo lệnh của Từ Hy thái hậu. Khi Hoàng đế Đồng Trị băng hà khi tròn 20 tuổi. Vì ông không người thừa kế, Từ Hy Thái hậu đã đưa Quang Tự là con trai của Thuần Thân vương Dịch Hoàn, em trai của hoàng đế Hàm Phong lên ngôi..

Năm Quang Tự thứ 11 (1885), khi Tải Trừng lâm bệnh, Dịch Hân vui mừng khôn xiết thay vì lo lắng, suốt ngày mong con trai sớm qua đời. Mặc dù nhìn bề ngoài, “Tìm thầy bốc thuốc điều trị nhưng chỉ là vỏ bọc che mắt mọi người”. Sau một thời gian dài bệnh nặng, gia đình báo tin cho Dịch Hân, ông nói: “Niệm tình cha con kiếp này, cố gắng đến tiễn đưa lần cuối”.  Khi ông bước vào phòng ngủ của con trai, thấy con đang nằm nghiêng người, hơi thở thoi thóp. Toàn thân mặc bộ quần áo nhăn nheo màu đen có thêu hình nhện bằng chỉ lụa trắng. Dịch Hân không nhìn thì thôi, ngước lên nhìn thì rất tức giận và nói: “Đây là bộ quần áo của thổ phỉ, kẻ cướp, nên chết sớm từ lâu rồi!” Sau đó, quay người bỏ đi. Tải Trừng chết vì tức giận ở tuổi 28.


Thực ra, Tải Trừng là người có được nền giáo dục tốt, thông minh, được học hành tử tế, lại thích đọc và ngâm thơ, có ba tập thơ  “thế trạch đường di cảo” lưu truyền hậu thế. Đáng tiếc là Tải Trừng dù có tài về văn chương nhưng phóng đãng, bất hảo, hành ác bất nghĩa tự gặp báo ứng, tự kết thúc sớm cuộc đời mình. 
Nguồn: DKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *