Người Ấn Độ xác thực đã có tri thức về lý thuyết nguyên tử từ 2.600 năm trước

Nhà hiền triết và triết gia Ấn Độ Acharya Kanad được coi là người đặt nền móng đầu tiên cho thuyết nguyên tử hơn hai nghìn năm trước.

Trong vật lý hiện đại, người ta nhìn nhận rằng John Dalton (1766 – 1844), nhà vật lý và hóa học người Anh là người đặt nền móng cho lý thuyết về nguyên tử. Tuy nhiên, theo Ancient-code, một nhà hiền triết người Ấn Độ là Acharya Kanad đã phát triển lý thuyết này trước Dalton 2.500 năm.

Acharya Kanad sinh năm 600 trước Công Nguyên tại Prabhas Kshetra (gần Dwaraka), Ấn Độ. Tên thật của ông là Kashyap.

Chân dung nhà hiền triết Ấn Độ Acharya Kanad. (Ảnh: Ancient code)

Cái tên Kanad (lấy từ Kan trong tiếng Phạn, nghĩa là “hạt nhỏ nhất”) bắt nguồn từ chuyến hành hương của ông đến Prayag. Những người hành hương trong đoàn làm vương vãi hoa và gạo mà họ cúng tế tại chùa. Ông đi theo nhặt từng hạt một. Khi được hỏi tại sao lại nhặt những hạt gạo mà cả ăn xin cũng không lấy, ông nói rằng một hạt thì không có giá trị gì, nhưng hàng trăm hạt sẽ đủ cho bữa ăn của một người, nhiều bữa ăn sẽ nuôi sống một gia đình, và cuối cùng, toàn thể nhân loại được xây dựng lên từ những gia đình. Do đó một hạt gạo đơn lẻ cũng quan trọng như tất cả của cải giá trị trên thế giới. Acharya trong tên ông có nghĩa là “giáo viên”.

Kanad theo đuổi niềm đam mê với thế giới vô hình và khái niệm hóa các ý tưởng về các hạt nhỏ nhất. Ông ghi lại những ý tưởng đó và dạy lại cho người khác.

Khái niệm nguyên tử của Kanad có được khi ông cố gắng phá vỡ thực phẩm thành những hạt nhỏ rồi nhận ra không thể phá vỡ được nữa vì các hạt quá nhỏ. Ông gọi những hạt mà không thể phá vỡ thêm được là parmanu hay anu (nguyên tử).

Acharya Kanad cũng cho rằng những vật chất nhỏ này con người không thể cảm nhận qua các bộ phận hay quan sát bằng mắt thường, và bằng cách nào đó mà các parmanu kết hợp với nhau. Khi hai parmanu của cùng một chất kết hợp, chúng sẽ tạo ra một dwinuka (phân tử đôi).

Kanad gọi nguyên tử là các parmanu (Ảnh: Ancient code)

Dwinuka có tính chất tương tự như hai parmanu sinh ra nó. Theo ông, các chất khác nhau là do được tạo thành bởi các sự kết hợp khác nhau của các parmanu. Ông cũng đưa ra ý tưởng rằng các nguyên tử có thể kết hợp theo nhiều cách khác nhau tạo ra các thay đổi hóa học, nhờ có sự hiện diện của các yếu tố khác, như nhiệt. Các dẫn chứng chứng minh ý tưởng này ông đưa ra là sự chín của trái cây hay sự tạo thành của lớp nhọ nồi trên nồi đất.

“Mỗi vật thể sáng tạo đều được tạo thành từ các nguyên tử, từ đó kết nối với nhau để hình thành các phân tử”, – Kanad. Ông cũng lý luận rằng,  các phương thức kết hợp khác nhau của Anu tạo ra rất nhiều loại chất khác nhau.

Acharya Kanad mở trường dạy triết học để truyền đạt các ý tưởng về nguyên tử và bản chất của vũ trụ. Ông viết một cuốn sách tựa đề “Vaisheshik Darshan” về nghiên cứu của mình và được coi là “cha đẻ của thuyết nguyên tử”.

Ở phương Tây, trường phái nguyên tử bắt đầu được biết đến vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên, với các tác giả Hy Lạp cổ đại Leucippus và Democritus.

Vấn đề văn hóa Ấn Độ có chịu ảnh hưởng của Hy Lạp hoặc ngược lại, hay hai bên phát triển độc lập vẫn đang là một vấn đề tranh cãi.

Khi thiên nhãn khai mở, người tu luyện có thể nhìn thấy những điều mắt thường không thấy được (Ảnh: baomoi)

Có người cho rằng những điều Kanad đưa ra chỉ là những khái niệm trừu tượng sơ sài, bó buộc trong phạm vi triết học và không có thực nghiệm. Nhưng theo nhà nghiên cứu về Ấn Độ nhiều kinh nghiệm A.L. Basham thì điều khó hiểu ở đây là ” sự tưởng tượng đó có nét tương đồng rõ rệt với các khám phá vật lý hiện đại”.

Trên thực tế, những người tu luyện thuở xưa có thể khai phát những những công năng đặc dị trên cơ thể. Thiên nhãn của họ có thể nhìn thấy được những điều mắt thường không thấy, tiếp cận đến càng tầng vi quan và hoành quan. Nên rất có thể, những gì Kanad đưa ra không phải do trí tưởng tượng mà kỳ thực ông đã nhìn thấy chúng.

Trường hợp của Acharya Kanad của không phải là cá biệt. Có các dẫn chứng khác cho thấy kiến ​​thức vượt trội của Ấn Độ cổ đại.


Chẳng hạn, một số “slokas” hay các câu thơ trong các kinh văn Vệ Đà cũng đề cập đến nhiều hiện tượng tự nhiên mà mãi sau này người phương Tây mới khám phá ra được.

Người ta có thể tìm thấy trong kinh Vệ Đà những kiến thức vô cùng kinh ngạc (Ảnh: Ringring.vn)

Đọc kinh Vệ Đà, người ta có thể tìm thấy những mô tả về nước trên mặt trăng, lực hấp dẫn, luyện kim, đại số, kiến trúc, chiêm tinh và cả năng lượng nguyên tử.

Trong một dữ kiện khác, theo cựu lãnh đạo của cơ quan không gian Ấn Độ, vệ tinh Chandrayaan 1, quay xung quanh mặt trăng nhờ một phương trình đã được nhà toán học  Aryabhata trình bày và khoảng thế kỷ 6 SCN.

Nguồn: DKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *