Cung nữ trộm gối của Từ Hi Thái hậu: 64 năm sau, con cháu phát hiện ra bí mật kiᥒh ngạc phía trong

Từ Hi Thái hậu là người phụ nữ nắm giữ quyền lực cuối cùng của nhà Thanh. Bên cạnh trí thông minh và quyền uy hơn người, bà nổi tiếng trong lịch sử bởi độ “chịu chơi” và thói quen sống xa xỉ tột bậc.

Mọi đồ vật của Từ Hi Thái hậu đều được thiết kế đặc biệt, giá trị đắt đỏ và đôi khi ẩn chứa nhiều điều kỳ bí.

Bản thân Từ Hi rất thích những đồ trang sức quý giá như đá quý, ngọc trai và mã não, theo sử sách ghi lại, chỉ riêng Từ Hi đã có hơn 3.000 hộp châu báu trong tay.

Theo Đức Linh, người ở bên cạnh Từ Hi, khi cô lần đầu tiên nhìn thấy Từ Hi, một chiếc khăn choàng trên người của Từ Hi được làm bằng hàng ngàn viên ngọc trai, mỗi viên đều phát ra ánh sáng.

Năm 1908, Từ Hi Thái hậu lâm bệnh tại Bắc Kinh, trước khi qua đời bà đã ra lệnh: “Tang lễ của bà phải vô cùng tôn nghiêm”, những đồ tang vật chôn cùng bà đều vô cùng giá trị.

Bên trong quan tài có một tấm nệm làm bằng vàng và bạc, khảm hơn 10.000 viên ngọc trai, hơn 200 miếng bạch ngọc, và hơn 80 viên hồng ngọc. Rất nhiều bảo vật quý hiếm khác nhau và hơn 1.000 bình hiến tế bằng vàng và ngọc được đặt trong lăng mộ của bà.

Theo thái giám lúc bấy giờ, đồ tang của Từ Hi có thể trị giá hàng trăm triệu lượng bạc. Giá trị nhất trong số những món trang sức này là những viên dạ minh châu (ngọc trai phát sáng). Là một trong những bảo vật quý giá nhất ở Trung Quốc cổ đại, viên dạ minh châu lúc đó là một tài sản vô giá và thường chỉ được sở hữu của những người cao quý trong Hoàng gia.

Từ Tần Thủy Hoàng đến Võ Tắc Thiên và sau đó đến Thành Cát Tư Hãn, những viên dạ minh châu đều là tài sản vô giá, Hoàng gia coi chúng như một thứ gì đó gần gũi với các vị Thần.

“Sử ký” cũng đã miêu tả: “Ngọc minh nguyệt, đường kính ba thước, ánh sáng vạn dặm”, tuy ngôn từ quá cường điệu, nhưng cũng đủ thấy sự quý giá của viên dạ minh châu lúc bấy giờ, thể hiện địa vị vô cùng cao quý người sử dụng nó.

Vào thời điểm đó, ai có thể sở hữu viên dạ minh châu, thì tương đương với việc có được một khối tài sản khổng lồ, và nổi tiếng nhất ở thời hiện đại là người ta phát hiện viên dạ minh châu được để trong miệng của Từ Hi Thái hậu sau khi bà qua đời.

Ngoài viên dạ minh châu nổi tiếng trong miệng của Từ Hi, chiếc mũ phượng hoàng mà bà đội trên đầu là vô cùng quý giá.

Những viên dạ minh châu này ban đầu được khảm trên mũ phượng hoàng này. Trên mũ phượng hoàng có tổng cộng 9 con phượng hoàng bằng vàng, trên miệng mỗi con phượng hoàng đều ngậm một viên dạ minh châu, thể hiện sự uy nghiêm và tôn quý của Thái hậu nhà Thanh.

Viên dạ minh châu lớn nhất trên mũ nặng bốn lạng và to bằng quả trứng gà. Mặc dù tám viên dạ minh châu kia không lớn bằng, nhưng chúng vẫn rất quý giá. Từ Hi Thái hậu sống một cuộc sống xa hoa và cất giữ vô số bảo vật, và những đồ tùy táng sau khi bà qua đời lại càng có giá trị.




Theo sử sách ghi lại, một trong số những bảo vật được Từ Hi rất yêu thích và dùng mỗi ngày chính là chiếc gối ngủ của mình. Tất nhiên nó không thể đơn giản như gối của người bình thường mà có ruột đặc được làm từ hoa cúc phơi khô và thảo dược quý hiếm. Bên ngoài chiếc gối được thêu hoa văn tinh xảo. Nhờ loại ruột cao cấp làm từ hoa cúc mà tương truyền chiếc gối này có mùi thơm rất dễ chịu, có tác dụng an thần, trị khó ngủ và làm người nằm tỉnh táo, sáng mắt, lưu thông khí huyết.

Vào năm 1900, khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn nổ ra, thủ đô Bắc Kinh có bạo loạn. Lúc này, Thái hậu đã phải cùng Hoàng đế Quang Tự chạy trốn khỏi Tử Cấm Thành. Trong quá trình sơ tán, bà không thể kịp đem theo hết kho báu ngọc ngà của mình, trong đó có chiếc gối hoa cúc yêu thích. Không ai ngờ rằng sau đó, chiếc gối của Thái hậu đã có hành trình loạn lạc giang hồ thú vị.

Theo Từ Hi mật sử ghi chép lại, lúc bấy giờ có một cung nữ thân thiết của Từ Hi Thái hậu tên Lý Hồng Chương đã không đi hầu theo chủ nhân mà nhân lúc trong cung hỗn loạn đã bỏ trốn, tự tìm được thoát thân và tự do. Mãi về sau người ta mới biết, vị cung nữ này không muốn bỏ đi “tay không” mà đã đem theo chiếc gối mà Từ Hi thường nằm. Các nhà sử học lập luận rằng có lẽ mục đích của bà là để sau này đem bán kiếm tiền bắt đầu cuộc sống mới. Một chiếc gối thì cũng không phải là vật quá mức giá trị nếu so với bao trân bảo khác trong cung nên dù có lấy cắp mà bị phát hiện cũng sẽ không bị truy tìm.




Về sau, cung nữ Lý Hồng Chương đã thành công trốn được ra ngoài, trở về quê nhà ở tỉnh Tây An và bắt đầu một cuộc sống mới. Sau khi Thái hậu trở về cung, việc bà mất một chiếc gối đã không bị truy cứu.

Đến năm 1964, sau khi nhà Thanh đã sụp đổ và thời phong kiến qua đi, số phận của chiếc gối hoa cúc bị thất lạc năm xưa đột nhiên lại xuất hiện lại. Một gia đình cho biết mình là con cháu của cung nữ của Từ Hi Thái hậu và muốn giao nộp chiếc gối cổ lại cho nhà nước.

Vào lúc cung nữ họ Lý hấp hối trên giường bệnh, bà mới kể lại về lai lịch chiếc gối cho người nhà biết. Tuy nhiên, con cháu bà ban đầu cũng không quá để tâm đến việc này bởi chiếc gối trông đã khá cũ, xuống cấp. Thế nhưng trong một lần tình cờ, con của bà quyết định đem gối của mẹ đi giặt vệ sinh. Khi lột vỏ gối ra, họ phát hiện sâu bên trong có giấu không phải một mà bốn vật kỳ lạ, đó là 4 viên ngọc vô cùng đẹp, có thể phát sáng.

Nguồn ảnh: kknews




Vì nghĩ rằng đây có thể là ngọc quý, con cháu của cung nữ đã nộp cho chuyên gia thẩm định. Kết quả còn đáng kinh ngạc hơn cả tưởng tượng của mọi người: chúng không chỉ là ngọc quý mà còn là 4 viên dạ minh châu được Từ Hi Thái hậu trân quý bậc nhất trong số vô vàn của cải ngọc ngà của mình. Tương truyền rằng sau khi qua đời, bà cũng đã ngậm một viên ngọc dạ minh châu tương tự như thế này trong miệng. Bên cạnh giá trị vật chất, chúng có giá trị lịch sử không thể đong đếm được.

Viên ngọc dạ minh châu. Nguồn ảnh: cafef




Ngọc dạ minh châu có thể phát sáng trong bóng tối, những viên lớn có thể quy đổi ra hàng ngàn tỷ đồng theo tỷ giá thời nay.

Sau đó, chính quyền Trung Quốc đã đưa ra đề nghị thưởng cặp vợ chồng 100.000 nhân dân tệ (khoảng 350 triệu đồng) cho phát hiện này nhưng hai người đã nhất quyết không nhận và sẵn sàng trao trả lại cổ vật cho nhà nước.

Sử gia cho rằng 4 viên dạ minh châu này từng được gắn trên vương miện phượng hoàng của Từ Hi. Nguồn ảnh: cafef


Việc tại sao ngọc dạ minh châu được giấu vào trong ruột gối có rất nhiều giả thiết. Có chuyên gia cho rằng Từ Hi đã cố tình giấu báu vật của mình vào trong để đem đi sơ tán cho dễ. Cũng có người suy luận cung nữ Lý Hồng Chương không phải bỏ trốn mà nhận mệnh lệnh của Thái hậu đem gối giấu ngọc ra ngoài, có nhiệm vụ bảo toàn báu vật nhưng về sau bà đã nảy lòng tham hoặc vì lý do gì đó mà không hồi cung. Sau khi trở về Tử Cấm Thành, Từ Hi Thái hậu tuổi đã già, thần trí không còn minh mẫn và phải đối mặt với nhiều loạn lạc chính sự nên cũng không kịp truy cứu, đi tìm lại cung nữ và ngọc quý yêu thích của mình.

Nguồn: VDH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *