Mật mã di truyền và Kinh Dịch

Viện nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ về gene di truyền của nhân loại gần đây tuyên bố, việc giải mã nhóm gene của nhân loại đã thành công. Toàn thế giới vui mừng phấn khởi, đây là một công trình mà nhân loại đã chú ý trong suốt nửa thế kỷ. 

Kinh Dịch và mật mã di truyền

Năm 1953, nhà vật lý phân tử James Watson và Francis Crick đã tuyên bố với thế giới rằng, họ lần đầu tiên phát hiện ra DNA.

DNA là một kết cấu hình xoắn ốc kép, giống như 2 sợi dây thun xoắn lại, sau đó đem hai sợi dây xoắn này xuyên những protein vào, trông có vẻ giống như một chuỗi dây đeo cổ. Sau đó kéo căng ra, cuối cùng thành ra hình dáng của một thứ, gọi là nhiễm sắc thể. 

Các tế bào sinh vật trên trái đất hầu như đều có DNA, nó chứa đựng tất cả thông tin di truyền của sinh mệnh. Có thể nói, nó chứa đựng toàn bộ mật mã di truyền. Thông qua DNA, sinh mệnh luôn không ngừng biên dịch, tái tạo, khiến sinh mệnh từ bào thai phát triển thành cá thể trưởng thành, cuối cùng đi hết một đời. 

Watson và Crick đã giành được giải Nobel sinh vật và y học vì phát hiện tuyệt vời này.

Toàn thế giới đều xúc động, vì phát hiện ra DNA giống như đã mở ra cánh cửa dẫn đến bí mật sinh mệnh. Còn đằng sau cánh cửa này có những gì? Là cạm bẫy hay càng nhiều cánh cửa hơn nữa? Hay là những điều gì khác?




Chuỗi xoắn kép DNA (Nguồn wikipedia/ CC BY SA 3.0)

Tải thể thông tin di truyền – DNA
DNA vốn là một bí ẩn, cần phải hiểu chi tiết về thông tin mật mã di truyền của nó thì mới có thể hiểu được kho protein sinh vật mà nó mã hóa. Do đó, nhân loại nghiên cứu về gene, vào những năm 1980 đã bắt đầu lập trình tự gene người. 

Việc lập trình tự gene bắt đầu từ tháng 10 năm 1990, đến năm 2003, sau 13 năm, 92% bộ gene trong cơ thể người đã được hoàn thành. Đúng lúc mọi người cảm thấy thắng lợi đã rất gần thì các nhà khoa học vẫn bẽn lẽn lắc đầu: Hừm, vẫn còn vấn đề nhỏ chưa giải quyết được. 

Muốn giải mã 8% còn lại, thì kỹ thuật lúc đó vẫn chưa thể nào giải quyết được. Nhưng trong những bộ gene này, lại bao gồm một số thông tin then chốt, bao gồm gene trường thọ mà mọi người đặc biệt muốn biết. Do đó mọi người cảm thấy, đã quan trọng như vậy thì cần phải kiên nhẫn thêm chút nữa.

Và sự chờ đợi này kéo dài gần 20 năm, một thế hệ người cũng đã qua đi. Cuối cùng vào đầu năm 2022, chúng ta đã có được thông tin toàn bộ về bộ gene của con người. 

Đương nhiên, đó là điều đáng ăn mừng, tất cả các hãng truyền thông đều long trọng đưa tin này. 

Nhưng tục ngữ nói: Người ngoài nghề xem náo nhiệt, người trong nghề xem môn đạo. Tuy cả thế giới đang vui mừng nhảy múa về sự thành công của công trình này, cảm thấy chỉ cần bước thêm một bước nhỏ thì chúng ta sẽ giải mã được bí ẩn của sinh mệnh.

Nhưng những người trong nghề đích thực, lại hoài nghi về quan điểm một bước nhỏ này. Họ cảm thấy, chúng ta cách bí ẩn thực sự của sinh mệnh không phải gần như thế.

Nhà di truyền học ở Florida – Richard Gordon – chính là một trong những người hoài nghi. Tại sao ông hoài nghi?




Nhà di truyền học ở Florida – Richard Gordon chính là một người hoài nghi vấn đề này. (Ảnh wikipedia/ CC BY SA 4.0)

Gordon nói, nếu kéo một phân tử DNA thành một sợi dây thẳng, thì sẽ dài khoảng 1,8m. Mà một phân tử khí hydro chỉ có kích thước 0,12 nanomet, tức chỉ bằng 1 phần 10 tỷ của DNA. Nói cách khác, tuy chúng ta cảm thấy DNA vô cùng nhỏ, nhưng ở vi quan, nó lại là một tải thể vật chất khổng lồ. 

Trên DNA có thành phần hóa học cơ bản gọi là nucleobase, gọi tắt là base. Bạn chớ coi thường kết cấu bé tí này, mật mã di truyền của protein mã hóa, đều được tồn trữ trong cặp đôi base này.

Ví dụ, mật mã của màu sắc của mắt, tóc, chiều cao của thân thể, gầy hay béo… thậm chí bệnh di truyền của gia tộc, đều ở trong cặp base nhỏ bé này. 

Bộ gene người bao gồm 46 phân tử DNA, tổng cộng có bao nhiêu cặp base? 3,1 tỷ cặp base. DNA chứa đựng thông tin khổng lồ, kết cấu của DNA thực tế là một kho dữ liệu khổng lồ. 

Gordon nói, biết nó là như thế, nhưng vẫn cần phải biết tại sao nó như thế. Trước khi nghiên cứu những DNA này, các bạn đồng nghiệp có biết DNA sản sinh ra như thế nào không?

Bí ẩn khởi nguồn của DNA
Câu hỏi của Gordon lập tức bị các học giả chủ lưu nhất, truyền thống nhất coi thường: Việc này còn phải hỏi ư, rõ ràng là từ tiến hóa mà ra. Sơ đồ tiến hóa này đã xem chưa? Điều này ngay cả học sinh tiểu học cũng biết. Con người là từ acid amin từng bước từng bước tiến hóa theo sự trùng hợp ngẫu nhiên, cuối cùng biến thành con người.




Lịch sử tiến hóa. (Nguồn wikipedia)

Nhưng Gordon điềm tĩnh lấy ra dữ liệu, đây là dữ liệu vào năm 2013, ông cùng tính toán với Alexei A. Sharov, nhà khoa học ở Viện Nghiên Quốc gia về lão hóa ở Baltimore, Maryland, Mỹ. Nếu bắt đầu tiến hóa từ một đơn vị cấu thành cơ bản của phân tử DNA là nucleotide, muốn tiến hóa hết toàn bộ các bộ gene người, 46 phân tử DNA, thì cần thời gian 9,7 tỷ năm. 

Điều này nghĩa là gì? Tuổi trái đất được công nhận hiện nay chỉ khoảng 4,5 tỷ năm, tuổi của hệ mặt trời khoảng 4,54 tỷ năm. Điều này có nghĩa là, lịch sử của gene đã trên 9 tỷ năm, lẽ nào khi chưa có hệ mặt trời, chưa có trái đất, thì sinh mệnh đã bắt đầu tiến hóa rồi? Chẳng phải có sự bất hợp lý đó sao?

Sự hoài nghi của Gordon đã thúc đẩy sinh ra 2 loại lý thuyết.

Thuyết tha sinh (panspermia) cho rằng, DNA ban đầu không phải đến từ trái đất, mà là từ vũ trụ. Nói đơn giản, khi trái đất mới ra đời, trong vũ trụ đã có những sinh mệnh mang DNA rồi. Những sinh mệnh này có thể là vi sinh vật, như vi khuẩn. Trong một số sao chổi và thiên thạch có thể tồn tại vi khuẩn. 

Sau khi trái đất hình thành, trái đất bị sao chổi và thiên thạch va chạm, những vi khuẩn hoặc DNA may mắn sống sót sau vụ va chạm rực lửa này lưu lại trên bề mặt trái đất. Trong thời gian dài đằng đẵng, những vi khuẩn hoặc DNA này dần dần thích ứng với cuộc sống của trái đất, rồi cuối cùng giống như thuyết tiến hóa giả thiết, từ DNA biến thành vi khuẩn, rồi từ vi khuẩn từng bước tiến hóa bởi các trường hợp ngẫu nhiên mà biến thành người.

Đó là đại thể mà thuyết tha sinh đề ra. Chúng ta tạm không nói đến một loạt tiến hóa ở phía sau, chúng ta hãy nói về việc liệu vi khuẩn và DNA nguyên thủy có thể tồn tại được trong điều kiện khắc nghiệt khi trái đất mới hình thành hay không. Đó đều là những vấn đề rất lớn.




Bạn chớ cho rằng, vi khuẩn là côn trùng nhỏ đập thế nào cũng không chết. Thực ra, vi khuẩn có yêu cầu rất cao đối với điều kiện sinh tồn. Chúng cần chủ thể thích hợp, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, nếu không chúng sẽ nhanh chóng chết. 

Còn về DNA, thì càng mỏng manh hơn, chỉ cần để ra ngoài môi trường thiên nhiên thì rất nhanh chóng chết. Trái đất thời kỳ mới ra đời, môi trường cực kỳ khắc nghiệt, môi trường nhiệt độ, độ ẩm, không khí, đều không đủ, những vi khuẩn và DNA không được bảo vệ, cho nên khả năng DNA có thể sinh sống mấy triệu năm, mấy chục triệu năm dường như bằng không.

Vi khuẩn và DNA
Cho dù DNA có thể sống sót, vẫn còn một vấn đề quan trọng, giữa DNA và hình thái sinh mệnh thành thục vẫn còn khoảng cách 10 vạn 8 nghìn dặm.

Lấy sinh vật đơn bào (single celled organisma) đơn giản nhất mà nói, ngoài cùng tế bào có màng tế bào, trên màng tế bào có lông. Lông là khí quan để sinh vật đơn bào vận động. Trong tế bào có các loại phân tử lớn, như DNA, protein và RNA, v.v.

Sinh vật đơn bào. (wikipedia/ CC BY SA 4.0)

Nếu coi sinh vật đơn bào như một thành phố, thì DNA chính là bản vẽ kiến trúc thành phố. Muốn xây dựng ra thành phố này, không chỉ cần bản vẽ, còn cần rất nhiều những thứ khác nữa, cần các loại vật liệu xây dựng, có máy móc, nhân công, và còn cần một chỉ huy thống nhất. 

Đây chỉ mới nói đến khuẩn đơn bào. Nếu lấy sinh vật đơn bào so với con người, thì mức độ phức tạp giống như hạt cát so với vũ trụ. 

Do đó bản thân Crick, người phát hiện ra DNA, cũng cảm thấy rằng, dùng thuyết tiến hóa để giải thích khởi nguồn của DNA là rất khiên cưỡng.

20 năm sau khi phát hiện ra DNA, Crick đã viết một luận văn khác. Luận văn này cũng giống như luận văn ông đạt giải Nobel năm xưa, gây ra chấn động trong giới học thuật. Ông nói, DNA của nhân loại thực sự quá phức tạp, phức tạp giống như vũ trụ vậy, trong 4,5 tỷ năm không thể nào tiến hóa ra được.

Vậy DNA xuất hiện thế nào? Thế là các nhà khoa học vắt óc đưa ra giả thuyết thứ 2, gọi là thuyết “Thiết kế tổ chức kết cấu vĩ đại” (Grand Organizing Design – GOD).

Lý luận này cho rằng, DNA không thể tùy tiện tiến hóa ra được, chỉ có thể là sinh mệnh trí huệ cao cấp thiết kế sáng tạo ra. 

Nhưng tên của lý thuyết này “Thiết kế tổ chức kết cấu vĩ đại” nghe rất lạ, nên sau đây chúng ta gọi là “Thuyết sinh mệnh trí huệ cao cấp thiết kế”. Một trong những khởi nguồn của lý thuyết này chính là Kinh Dịch.

Kinh Dịch và mật mã di truyền
Năm 1985, một sinh viên tên là Katya Walter học ở Học viện Carl G. Jung ở Zürich Thụy Sĩ đọc được một quyển sách của một giáo sư, trong sách nói đến mật mã di truyền DNA và Kinh Dịch có sự giống nhau kinh ngạc. 

Kinh Dịch là triết học huyền bí xưa của phương Đông, cũng là ông tổ của dự đoán học. Khởi nguồn của Kinh Dịch là Bát quái, tương truyền do Thái Hạo Phục Hy thời tiền sử sáng tạo ra. 

Kinh Dịch truyền thế có 3 phiên bản. Phiên bản xuất hiện vào triều Hạ gọi là Liên Sơn Dịch, bản xuất hiện vào triều Thương gọi là Quy Tàng Dịch, và phiên bản mà hiện nay chúng ta quen thuộc là Chu Dịch, tức là Kinh Dịch được biên soạn thời triều Chu.

Hiện nay ngoài Chu Dịch ra thì 2 phiên bản trên đã thất truyền, do đó Kinh Dịch mà chúng ta nói đến là chỉ Chu Dịch.

Chu Dịch do Chu Văn Vương trong thời gian bị Trụ Vương cầm tù đã diễn dịch ra. Ông lấy Bát quái của Phục Hy, xếp từng cặp với nhau, được 64 quẻ tượng (quái tượng), mỗi quẻ do 6 đường tổ thành. Những đường này có thể là đường liền, hoặc đường đứt, mỗi một đường gọi là một hào. Đường liền gọi là hào dương, đường đứt gọi là hào âm. Và 6 đường này hợp với nhau gọi là quẻ tượng.

Mỗi quẻ có một giải thích tổng thể gọi là quẻ từ (quái từ). Mỗi một hào cũng có một giải thích, gọi là hào từ. 

Trong chiêm bói, bạn có thể có được một quẻ tượng, rồi tra quẻ từ và hào từ đối ứng, thì bạn có thể dự đoán được tương lai.

Chu Dịch là kinh đứng đầu Lục kinh của Nho gia, là tinh hoa của văn hóa Á Đông. Tuy nhiên, mấy nghìn năm nay, thời nào cũng có nhiều người phương Đông nghiên cứu, nhưng người tinh thông Chu Dịch thì chỉ có vài người, nói gì đến người phương Tây. 




Tuy nhiên Walter lại có cách suy nghĩ không giống với mọi người, cô vừa xem đến đó thì giật mình, nghĩa là gì vậy? Mật mã di truyền là thứ cao siêu tinh vi và mũi nhọn như thế này, lại giống với học thuyết cổ xưa của phương Đông. Cô vội vàng muốn tìm đến người đưa ra lý luận này, hy vọng được truyền thụ trực tiếp.

Đáng tiếc là, vị giáo sư này nói rằng, suy nghĩ này chỉ là tự mình suy tưởng bay bổng, chứ không có chứng cứ xác thực nào. Nếu có hứng thú nghiên cứu thì cô chỉ có thể dựa vào chính mình thôi.

Walter thất vọng, nhưng cũng từ đó, cô đã tìm ra phương hướng nghiên cứu của mình, đó là mối liên hệ giữa Chu Dịch và mật mã di truyền. Sau đó Walter đã hoàn thành chương trình tiến sĩ một cách thuận lợi, trở thành nhà khoa học Viện nghiên cứu thần kinh và ý thức thuộc Đại học Austin Texas, Hoa Kỳ. Cô vừa công tác vừa tiếp tục nghiên cứu Kinh Dịch, còn đến Trung Quốc học tập một thời gian.

Rất nhanh chóng, cô phát hiện ra rằng, không chỉ một mình cô có những ý tưởng kỳ lạ này. Năm 1973, một nhà khoa học Đức là Martin Schonberger đã viết một cuốn sách tên là “Kinh Dịch và mật mã di truyền”. Trong sách, tác giả đã dùng hệ thống ký hiệu đưa mật mã di truyền đối ứng với từng quẻ tượng trong Kinh Dịch, nhưng thực ra vẫn chưa thành công lắm. 

Sách Kinh Dịch và Mã Di Truyền của nhà khoa học Đức tên là Martin Schonberger được bán trên amazon (Nguồn amazon)

Kỳ lạ là, Walter nghiên cứu Kinh Dịch là huyền học, phương thức khơi dậy linh cảm của cô cũng rất kỳ lạ. Một hôm cô có giấc mộng, thấy vũ trụ sinh ra bản thân vũ trụ, xem ra như một quá trình từ không đến có. Sau khi tỉnh giấc, cô đột nhiên lĩnh ngộ được rằng, Đạo chính là phép tắc nguyên sơ của vũ trụ, sáng tạo ra định luật thế giới chân thực, ví như mật mã di truyền DNA, và cũng sáng tạo ra quẻ tượng của Chu Dịch trừu tượng.

Làm thế nào liên kết được giữa quẻ tượng và mật mã di truyền
Như trên đã nói, mỗi một quẻ của Chu Dịch gồm có 6 hào tổ hợp thành. Vậy 6 đường này và mật mã di truyền sao có thể đối ứng được? 

Nói một cách đơn giản, một phân tử DNA có 4 loại mã, đó là T-C-A-G. Do đó mỗi vị trí của mật mã tam liên thể (bộ 3 acid amin), đều có thể xuất hiện một mã bất kỳ trong 4 ký hiệu trên. Vậy tổng số mật mã là bao nhiêu? Đó là 4x4x4=64, điều này vừa vặn khớp với tổng số 64 quẻ trong Chu Dịch. 

Tuy nhiên, trên thế giới, những thứ được quy nạp về 64 cũng không chỉ có một thứ, do đó nó chưa chắc đã nói rõ hai thứ này có quan hệ bản chất. Nhưng tiến sĩ Walter nói, không đúng, điều này không phải trùng hợp ngẫu nhiên, mà là một loại triển hiện của mô hình hỗn độn.

Tóm lại, tiến sĩ Walter cho rằng, quẻ tượng của Chu Dịch và mật mã DNA là 2 loại biểu đạt của cùng một mô hình sáng tạo sinh thành, do đó giữa chúng nhất định có mối liên hệ mật thiết. Vậy chúng đối ứng như thế nào? Đây là vấn đề mà ngay cả trong mộng Water cũng muốn giải quyết.

Thực ra trước Walter cũng đã có người thử về phương diện này, muốn đưa mật mã tam liên thể của di truyền đối ứng với 6 hào trong Chu Dịch, nhưng chưa thành công lắm. Cho đến những năm 1990, Walter đã có đột phá, cô xây dựng được một thể hệ chuyển đổi ký hiệu. Chúng ta lấy mật mã UGA làm ví dụ. 




Mật mã này khi mã hóa protein là chung chỉ tử, nghĩa là khi tổng hợp protein, đến mật mã chung chỉ tử thì kết thúc tổng hợp, kết thúc công việc. Nếu nó vẫn tiếp tục thì có thể bạn sẽ mọc ra ngón tay thứ 6, hoặc mọc ra cái đuôi. 

Trong thể hệ chuyển đổi mà Walter xây dựng, nó đối ứng với quẻ thứ 12 của Chu Dịch – quẻ Bĩ. Quẻ tượng của quẻ Bĩ chính là trên Càn dưới Khôn, gọi là Thiên Địa Bĩ, ý nghĩa là bế tắc không thông. 

Chúng ta lý giải một chút về logic của Chu Dịch. Có nhiều người cảm thấy kỳ lạ, trên Càn dưới Khôn, Trời ở trên, Đất ở dưới, đó chẳng phải rất bình thường sao, sao lại là không thông? 

Logic của Chu Dịch là, khí dương nhẹ bốc lên, khí âm nặng lắng xuống. Trên Càn dưới Khôn là hai khí âm dương ai đi đường nấy, không có giao hòa, do đó không thông. 

Trái lại, trên Khôn dưới Càn, âm trên dương dưới, hai khí âm dương vận chuyển theo phương hướng của nhau, thì mới có giao hòa, mới có thông – thái. Do đó, đảo ngược lại là quẻ Thái. 

Quẻ Bĩ là bế tắc không thông, chính là dừng lại (Stop), chính là khớp với mật mã di truyền UGA. 

Trong thể hệ chuyển đổi của Walter, trong 3 chữ mật mã DNA, mỗi chữ đều đối ứng với 2 hào, tương đương với hai nét ngang. Lấy UGA, chỉ lệnh dừng lại của DNA làm ví dụ, U đối ứng với 2 hào âm của quẻ Bĩ, G đối ứng với hai hào trên dương dưới âm, A đối ứng với 2 hào dương, xếp lại nó thành 6 hào, là quẻ tượng, quẻ Bĩ, thứ tự xếp chồng là từ dưới lên trên. U ở dưới, G ở giữa, A ở trên.




UGA đối ứng với quẻ Thiên Địa Bĩ – trên Càn dưới Khôn. (Chụp video)

Nhưng đây chỉ là mật mã của một DNA lý tưởng, là trường hợp hoàn toàn khớp với Chu Dịch, nhưng không phải mỗi mật mã DNA đều đối ứng với quẻ tượng, quẻ từ. Trong công tác thực tế, nó phức tạp hơn trò chơi ghép hình rất nhiều. Ví dụ như acid amin Serine, nó có 6 mật mã, như thế đối ứng với 6 quẻ tượng, ý nghĩa mỗi quẻ tượng có thế mâu thuẫn với nhau, hoặc không liên quan, không thể nói 6 quẻ này hoàn toàn có thể giải thích được ý nghĩa sinh mệnh của acid amin này.

Do đó, quan hệ đối ứng của 2 thể hệ này, thực sự trước tiên cần phải khớp về chữ số. Còn về chữ số giống nhau có biểu đạt triết lý giống nhau không, thì hiện nay vẫn chưa thể nói được. Nhưng Walter quả thực đã mở ra phương hướng rất có ý nghĩa, và vẫn đang tiếp tục nghiên cứu.

Sự đối ứng giữa Chu Dịch và mật mã di truyền DNA quả thực có tính thiết kế, loại kết cấu rất có quy luật lại có trật tự này rất khó có thể nói là trùng hợp ngẫu nhiên. 

Đến năm 2003, Viện Y tế Quốc gia Mỹ mới chỉ hoàn thành 92% hạng mục giải mã trình tự bộ gene người, nhưng cũng đã xây dựng được kho gene khổng lồ, tạo nền tảng rất tốt cho nghiên cứu và điều trị các loại bệnh. Người phụ trách công trình giải mã trình tự gene người, cựu Viên trưởng Viện Y tế Quốc gia Mỹ, Francis Collins, sau khi hoàn thành hạng mục này, đã nói một câu rằng: “Chúng ta với lòng khiêm tốn, và lòng kính sợ, lén nhìn sự huyền bí của sinh mệnh. Việc này vốn chỉ có Thượng Đế mới biết”.


Câu nói ý nghĩa sâu xa hơn của Francis Collins là: “Tại sao tôi nói đến Thượng Đế? Là giả tạo hay là sùng bái? Không phải. Đối với tôi mà nói, đều không phải. Sau khi tôi nhìn thấy những mật mã di truyền này, điều duy nhất có được là sự kính sợ. Vũ trụ này hoàn mỹ như thế này, chỉ có Đấng Sáng Tạo mới có thể sáng tạo ra được”

Nguồn: NTDVN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *