Nhiều người cho rằng, được hoàng đế sủng ái để 1 bước thành tiên là thủ đoạn của rất nhiều cung nữ thời xưa để đổi đời. Nhưng sự thật lại khác xa với suy nghĩ đó. Cụ thể là gì?
Làm phi tử của hoàng đế chưa chắc có thể hạnh phúc cả đời. (Ảnh: Baidu)
Trong các bộ phim cung đấu của Trung Quốc, khán giả đã khá quen thuộc với hình mẫu nhân vật từ 1 cung nữ nhỏ nhoi đã từng bước leo lên những chức vị cao quý vì nhận được sự ân sủng của hoàng đế. Con đường ‘1 bước thành tiên’ ấy nhận được sự ngưỡng mộ và đố kị của rất nhiều cô gái khác. Vậy, trên thực tế trong lịch sử, sự thật có đúng như vậy?
Theo trang tin Sohu của Trung Quốc, thực tế trong lịch sử, đại đa số các cô gái thời phong kiến đều không muốn tiến cung tham gia tuyển chọn tú nữ. Ngay cả những cung nữ đang sống và làm việc trong hoàng cung cũng rất sợ việc bị hoàng đế để mắt đến và sủng hạnh. Chuyện này là vì lý do gì?
Ý THỨC ĐƯỢC NỖI BẤT HẠNH SỐ PHẬN “NỮ NHÂN CỦA VUA”
Thứ nhất, rất nhiều những tú nữ sau khi được nhập cung được sắp xếp chỗ ở tại một nơi cách rất xa hoàng đế. Do đó, họ rất khó có cơ hội gặp mặt hoàng đế. Có những người thậm chí cứ sống như vậy cho đến già. Tuổi ngày càng lớn, nhan sắc cũng tàn phai dần theo thời gian. Cuối cùng, họ đành phải chịu cảnh ra đi trong hiu quạnh, đến chết cũng không biết mặt người đàn ông mà họ đã phải dâng hiến cả cuộc đời mình.
Thứ hai, các tú nữ hoặc các cung nữ ‘may mắn’ đượcđể mắt đến và thậm chí là sinh con cho hoàng đế thì số phận của họ cũng chưa chắc được hạnh phúc trọn đời. Đặc biệt là những cung nữ vốn xuất thân thấp kém, không có chỗ dựa vững chắc.
Họ chỉ có điểm tựa duy nhất là hoàng đế. Tuy nhiên, sau khi hoàng đế qua đời thì họ lại phải đối mặt với 2 con đường khác nhau: bị tuẫn táng theo hoàng đế hoặc phải lên chùa xuất gia. Nếu may mắn không phải tuẫn táng, họ chỉ có cách cả đời phải lưu lại cửa Phật cầu nguyện cho hoàng đế cho đến khi chết mới thôi.
MỐI HẬN ĐỐI VỚI CHÍNH HOÀNG ĐẾ
Nguyên nhân quan trọng nhất khiến các cung nữ không muốn có “may mắn” để trở thành phi tử của hoàng đế đó là nỗi hận của chính họ đối với chủ nhân hoàng cung nơi họ làm việc. Nỗi hận của những cung nữ này đến từ khối lượng công việc khổng lồ và sự bạc đãi mà họ phải chịu đựng khi làm việc trong cung.
Nhiều cung nữ bị ép làm việc đến cạn kiệt sức lực. (Ảnh: Baidu)
Không chỉ phải phục vụ từ những việc nhỏ nhất cho chủ nhân như vệ sinh, ăn uống, những cung nữ còn phải đảm nhiệm vô vàn những công việc lớn nhỏ khác. Thậm chí có có cung nữ phải làm toàn bộ những công việc cực nặng nhọc trong suốt một ngày, đến đêm muộn còn không kịp ăn. Công việc vất vả nhưng yêu cầu của chủ nhân lại quá cao. Họ làm đến đâu cũng khó lòng làm hài lòng chủ nhân nên dần dần nảy sinh tâm lý oán hận.
Vụ án điển hình cho thấy nỗi hận của cung nữ với hoàng đế chính là vụ án thời nhà Minh khi Minh Thế Tông (niên hiệu Gia Tĩnh) suýt bị nhóm cung nữ ám sát chết. Theo những ghi chép trong lịch sử, nguyên nhân cho hành động liều lĩnh của các cung nữ này đến từ sự bạc đãi khủng khiếp của Minh Thế Tông.
Các cung nữ nảy sinh lòng oán hận vì khối lượng công việc lớn nhưng lại bị bạc đãi. (Ảnh: Baidu)
Theo đó, hoàng đế Minh Thế Tông vì muốn luyện ra một loại đan dược có thể kéo dài tuổi thọ mà đã nghĩ ra một thành phần luyện đan quái dị: lấy máu kinh nguyệt của những cung nữ. Để đảm bảo cho sự tinh khiết của đan dược, vị hoàng đế quái gở này còn không cho phép những cung nữ ăn cơm, chỉ được uống nước sương. Rất nhiều cung nữ vì ý muốn ác độc của vị hoàng đế này mà đổ bệnh nặng, thậm chí là bỏ mạng.
Tức nước vỡ bờ, hành động ám sát hoàng đế của những cung nữ đó là do một tay Minh Thế Tông ép vào đường cùng. Vào thời phong kiến, việc ám sát hoàng đế là một chuyện kinh thiên động địa. Người làm ra việc này chắc chắn cũng không được chết một cách dễ dàng. Những cung nữ đó đã phải đối mặt với hình phạt tàn khốc bậc nhất: lăng trì. Sau khi trải qua 3 nghìn nhát cắt trên thân thể, họ mới thật sự chết đi sau quá trình hành hình cực kì đau đớn.
Nguồn: DV
- NASA tuyên bố tìm thấy “phiên bản song sinh” của Trái đất
- Cảm nhận được biến cố của người thân đang xa cách: 1 loại thần giao cách cảm
- Phong tục che mặt sau khi chết không thay đổi trong hàng nghìn năm, chuyên gia: hoàn toàn có cơ sở khoa học