Tại sao phản ứng của những phạm nhân sau khi nhận miếng thịt sống khó ăn đến mức buồn nôn ấy lại kì lạ như vậy?
Các phương thức xử tử phạm nhân thời phong kiến luôn khiến hậu thế phải cảm thấy rùng mình về độ tàn bạo. Điển hình là các cách thức như: Chém ngang lưng (chém người phạm nhân đứt thành 2 đoạn), lăng trì, chém đầu,… Tuy phải chịu một cái chết tàn khốc, nhưng trước khi bị hành hình, các phạm nhân thời xưa thường được đãi ngộ bằng 1 bữa ăn thịnh soạn.
Theo trang tin QQ, các tài liệu lịch sử nước này đã ghi chép rằng ngoài những bữa ăn thịnh soạn trước giờ hành hình, phạm nhân còn được ban cho 1 miếng thịt sống. Miếng thịt sống thậm chí còn chuyển sang trạng thái tanh hôi. Nhưng phạm nhân lại vô cùng cảm kích về ‘phần thưởng’ này. Tại sao?
NGUỒN GỐC CỦA BỮA CƠM TIỄN PHẠM NHÂN LÊN ĐƯỜNG
Từ xưa, Trung Quốc là 1 đất nước rất coi trọng những lễ nghi, phép tắc, cách đối nhân xử thế. Phàm là những việc giữa người với người, chữ “lễ” luôn được đề cao, bao gồm cả việc hành hình phạm nhân. Thời Xuân Thu, trong 1 lần bình định nội chiến, Sở Trang Vương (1 trong 5 bá chủ thời Xuân Thu) đã hạ lệnh không lập tức giết những vương công đại thần phạm tội mưu phản.
Các phạm nhân được thưởng 1 bữa ăn thịnh soạn trước khi hành hình để giúp họ an tâm lên đường. (Ảnh: Baidu)
Trước khi hành hình họ, Sở Trang Vương đã ban cho họ 1 bàn ăn đầy đủ rượu ngon mỹ vị. Hành động này của ông nhận được rất nhiều sự tán thành, khâm phục của mọi người. Cũng từ đây, không còn ai còn có tâm tư phản bội lại Sở Trang Vương nữa.
Cách đối đãi phạm nhân này của Sở Trang Vương rất nhanh sau đó đã ‘thịnh hành’ tại các nước chư hầu xung quanh. Dần dần, hình thức này đã trở thành 1 điều lệ bắt buộc của xã hội thời phong kiến. Ngoài nguyên nhân này ra, quy định thưởng cho các phạm nhân trước khi hành hình 1 bữa ăn ngon lành còn được đúc kết bởi những niềm tin dân gian.
Đó là những niềm tin về luân hồi, quỷ thần. Dân gian cho rằng, nếu những phạm nhân không được ăn no trước khi chết thì họ sẽ biến thành quỷ đói, không thể đầu thai thành người mà sẽ biến thành súc vật. Do đó, trong đêm trước ngày hành hình, các cai ngục luôn đem đến cho phạm nhân 1 bàn ăn thịnh soạn kèm câu nói: “Ăn nhiều chút, ăn no rồi thì an tâm lên đường”.
LÝ GIẢI MIẾNG THỊT SỐNG KÈM TRONG BỮA ĂN
Miếng thịt sống được kèm theo bữa ăn trước khi hành hình của phạm nhân có ý nghĩa gì? Điều này đến từ 1 tư tưởng của con người thời phong kiến.
Cầu Nại Hà – cây cầu trong truyền thuyết là 1 trong những cách lý giải về sự xuất hiện của miếng thịt sống trong bữa cơm của phạm nhân sắp hành hình. (Ảnh: Baidu)
Người xưa tin rằng con người sau khi chết đi thì sẽ đi đến một nơi gọi là âm phủ. Để đến được nơi này cũng không hề đơn giản, trước hết sẽ cần đi qua 1 con cầu có tên Nại Hà. Tại đây sẽ phải trải qua thử thách của Mạnh Bà (nhân vật trong truyền thuyết của người Á Đông, là người chế ra 1 loại canh làm quên đi hết mọi chuyện khi còn trên dương gian sau khi uống).
Tương truyền, đây là ải khó qua nhất trên đường tới âm phủ. Bên cạnh Mạnh Bà còn có 1 con chó dữ, luôn làm khó những linh hồn đi qua đây. Như vậy, nếu muốn đi qua cầu Nại Hà thì phải làm sao? Người xưa liền nghĩ ra một cách, đó là sẽ ném cho con chó của Mạnh Bà 1 miếng thịt sống để thuận lợi qua cầu. Đó cũng chính là lý giải cho hành động kì lạ của các cai ngục: Thưởng cho những phạm nhân sắp hành hình 1 miếng thịt sống.
Phạm nhân trước khi bị hành hình thường được ban 1 bữa ăn thịnh soạn. (Ảnh: Baidu)
Đối với những phạm nhân sắp bị hành hình, khi biết trước cái chết đang cận kề thì bữa ăn cuối cùng có thịnh soạn đến đâu cũng không còn mùi vị ngon lành nữa. Thứ duy nhất có thể giúp họ xoa dịu nỗi sợ, an tâm lên đường là những ‘liều thuốc’ tâm lý.
Dù không có căn cứ nào chứng minh cho việc con người sau khi chết đi sẽ phải đi đến 1 nơi gọi là âm phủ nhưng tại thời đại mà khoa học thực sự chưa phát triển như thời phong kiến, quan niệm này lại rất được tin tưởng. Việc thưởng cho các phạm nhân 1 miếng thịt sống trước khi chết đi để giúp họ an tâm 1 điều: Sự thuận lợi khi đi qua cầu Nại Hà và đầu thai, tiến tới 1 kiếp người mới tốt đẹp hơn.
Nguồn: SH
- Giải mã hiện tượng rắn thần Việt Nam: Mào trên đầu không phải tâm linh
- “Chiếc gương sát nhân” khiến nhiều người tử vong khi nhìn vào
- Sự thật cực kinh hãi đằng sau “thứ kỳ quái” mà thái giám luôn nhét trong giày