Có một Sài Gòn xưa thật xưa

Hoa hậu Sài Gòn năm 1925 đoan trang, e ấp trong tà áo dài. Những con đường rợp bóng cây xanh, thưa thớt người… là hình ảnh đầy hoài niệm về một Hòn ngọc Viễn Đông xưa.

Ban nhạc Sài Gòn năm 1900.

Đoàn hát Sài Gòn tham dự hội chợ Marseille năm 1906.

Trang phục phụ nữ Sài Gòn đầu thế kỷ 20.

Xích lô Sài Gòn xuất hiện vào khoảng năm 1939. Chiếc đầu tiên do một người dân Pháp tên Coupeaud phát kiến ra. Thành phố đầu tiên được cấp phép sử dụng loại phương tiện này là Phnompenh. Từ Phnompenh, Coupeaud đã tổ chức một hành trình đến Sài Gòn. Hai người đạp thuê đã thay phiên nhau đạp gần 200 km, hết 17 giờ 23 phút. Số liệu thống kê cho biết, cuối năm 1939, Sài Gòn chỉ có 40 chiếc xích lô thì qua năm 1940, con số này đã là 200 chiếc.

Cảnh sinh hoạt bên bờ sông Sài Gòn năm 1880.

Những cô gái Sài Gòn chơi bài 3 lá.

Hoa hậu Sài Gòn năm 1925.

Vườn Bách thảo Sài Gòn được xây dựng năm 1864 trên diện tích 12 ha vùng đất hoang ở phía Đông Bắc rạch Thị Nghè. Năm 1865 vườn Bách Thảo được nới rộng diện tích đến 20ha và đặt dưới sự quản lý của Hội đồng thành phố Sài Gòn. Ông Jean Baptiste Louis Pierre là người sáng lập và là giám đốc đầu tiên của Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Đặc biệt trong vườn Bách Thảo tồn tại hai công trình kiến trúc đặc sắc là đền thờ Vua Hùng (xây dựng năm 1926) và Bảo tàng lịch sử mở cửa từ năm 1929.


Tuyến xe đò từ Sài Gòn đi Vũng Tàu năm 1925.

Một sứ đoàn Trung Hòa từ tàu thủy xuống bến cảng Sài Gòn năm 1920.

Bệnh viện Gia Định trong những thập niên đầu thế kỷ 20. Bệnh viện Gia Định sơ khai do người Pháp xây dựng với bảng hiệu Hopital de Gia Dinh.

Bệnh viện Gia Định trong những thập niên đầu thế kỷ 20. Bệnh viện Gia Định sơ khai do người Pháp xây dựng với bảng hiệu Hopital de GiaDinh. Năm 1945, Hopital de GiaDinh được đổi tên thành bệnh viện Nguyễn Văn Học. Đến năm 1968 được xây dựng mới và đổi tên thành Trung tâm thực tập Y khoa Gia Định. Sau năm 1975, Bệnh viện Nguyễn Văn Học được đổi tên thành Bệnh viện Nhân Dân Gia Định.

Một xe ngựa chở khách ở Sài Gòn.

Một đường phố xưa ở Trung tâm Sài Gòn năm 1915.

Nguồn: TCP

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *