Những nghề nghiệp ngày xưa của ông cha ta như thế nào cho tới ngày nay? Có nghề còn nhưng cũng có nghề nay đã “tuyệt tích”! Tất cả sẽ được gợi nhớ qua những thước ảnh quý giá sau!
Nguồn: bianvn
Lấy ráy tai dạo tại Hà Nội. Đây là một trong những nghề nghiệp cổ xưa của người Việt Nam. Chỉ cần một que sắt và một chiếc ghế đẩu, người đàn ông này đã có thể hành nghề.
Nguồn: bianvn
2 người đang lấy rái tai trong khi một người đang cạo đầu bằng.
Nguồn: bianvn
Postcard 1910s – Những người bán hàng và thợ hớt tóc ở cổng thành Huế.
Nguồn: bianvn
Xẻ gỗ: Nghề nghiệp phổ biến ở khu vực rừng núi phía Bắc. Các thợ sơn tràng phải phối hợp nhịp nhàng để đưa đẩy lưỡi cưa sao cho tấm gỗ được xẻ phẳng như ý.
Nguồn: bianvn
Nghề làm giấy: Trong ảnh chụp cảnh làng làm giấy ở Hà Nội, có thể là làng Bưởi. Những người thợ giã vỏ cây dó trong những chiếc cối đá lớn. Đây là nguyên liệu chính để làm giấy.
Nguồn: bianvn
Diễn viên: Đây là hình ảnh trang phục và các diễn viên tuồng của một gánh hát. Họ thường biểu diễn nhiều nơi với sân khấu tự dựng hoặc tận dụng sân đình.
Nguồn: bianvn
Mò cua bắt ốc: Đúng nghĩa đen với câu cửa miệng “mò cua bắt ốc”, đồng ruộng xưa nhiều tôm cá, nên lúc nông nhàn công việc này góp phần cải thiện cuộc sống của người thôn quê Việt Nam.
Nguồn: bianvn
Gánh nước: Khi những con phố ở thành thị, nhất là ở Hà Nội chưa có nước, người dân còn dùng nước giếng và nước ở máy nước công cộng. Nghề gánh nước thuê nhờ đó có đất sống. Nhất là vào dịp Tết, những người làm nghề gánh nước ăn nên làm ra vì gia chủ phải trả thêm cho họ để lấy may cho năm mới “tiền vào như nước”.
Nguồn: VDH
- 3 đột phá công nghệ làm thay đổi tương lai nhân loại của năm 2022
- Lăng Tần Thuỷ Hoàng ẩn chứa công nghệ bí hiểm!
- “Người từ thế kỷ trước” dự đoán điều gì trong năm 2023?