Những công trình cự thạch tại xứ Siberia và mối liên hệ với các nền văn minh cổ đại

Vùng đất Siberia của Nga được biết đến với mùa đông khắc nghiệt và phong cảnh phủ đầy tuyết trắng. Môi trường khắc nghiệt ấy khiến khu vực này chỉ có lượng dân cư thưa thớt trong phần lớn lịch sử.

Tuy nhiên, việc phát hiện ra các xác ướp cổ đại và tàn tích cự thạch trong những năm qua đã làm tăng khả năng khu vực này có thể từng là nơi sinh sống của nhiều nền văn minh cổ đại khác nhau.

Ảnh minh họa

Xác ướp Ba Tư

Vào năm 2017, các nhà nghiên cứu tiến hành khám phá khu đô thị Zelenyy Yar ở Siberia – một khu phức hợp khảo cổ được phát hiện vào năm 1997. Họ đã tìm thấy hài cốt của hai xác ướp thời trung cổ, một phụ nữ trưởng thành và một đứa trẻ. Trong khi đứa trẻ được bọc trong những mảnh đồng, xác ướp của người lớn được mạ đồng toàn bộ từ đỉnh đầu đến tận ngón chân.

Xác ướp được tìm thấy tại Zelenyy Yar ở Siberia. (Ảnh: siberiantimes.com)

Trao đổi với Newsweek , Yevgenia Svyatova, một nhà nhân chủng học làm việc tại địa điểm khảo cổ chia sẻ:

“Khi chúng tôi thấy rằng lớp vỏ bao phủ quanh xác ướp của người trưởng thành vẫn trong tình trạng tốt, chúng tôi không thể mạo hiểm mở nó ngay tại chỗ. Để tránh làm hư hại đến kết cấu, chúng tôi đã trích lấy mẫu vật bên trong lớp vỏ của nó.”

Cho đến nay, có tới gần 100 ngôi mộ như thế này đã được phát hiện tại Zelenyy Yar.

Các nghiên cứu ADN cho thấy họ có mối liên hệ với Ba Tư và sống ở khu vực này từ khoảng giữa thế kỷ 8 và 13 sau công nguyên. Hiện tại, hai xác ướp đang được lưu giữ tại Viện Phát triển North – một chi nhánh của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nơi chúng đang được tiến hành phân tích một cách toàn diện hơn.

Trao đổi với trang Realm of History , Giáo sư Dong-Hoon Shin từ Đại học Quốc gia Seoul cho biết:

“Các xác chết đã được chôn cất sẽ trải qua quá trình ướp xác tự nhiên khi có sự hiện diện của một số điều kiện môi trường nhất định, ví như lớp băng vĩnh cửu tại các vùng cực, sự hiện diện của các vật thể bằng đồng trong quá trình chôn cất hay khí hậu. Chúng được tìm thấy trong các sa mạc và ở phía bắc. Những xác ướp Bắc Cực, tương tự như loại được tìm thấy ở Zeleny Yar, là rất hiếm. Với mức độ bảo quản cao, các cơ quan nội tạng của xác ướp cũng còn nguyên vẹn, điều này rất thú vị đối với nghiên cứu của chúng tôi”.

Tàn tích đá cự thạch

Trên Ngọn Shoria ở phía nam Siberia, tồn tại một loạt các khối đá granit khổng lồ hình chữ nhật với bề mặt phẳng, như thể được sắp xếp một cách có chủ đích bởi ai đó. Điều này đã khiến mọi người suy đoán rằng công trình này có thể đã được xây dựng bởi một nền văn minh tiên tiến thời cổ đại.

Những khối đá hàng ngàn tấn tại Ngọn núi Shoria. (Ảnh: ancient-code.com)

Điều thú vị về cấu trúc này là mỗi khối đá granit đều nặng đến hàng ngàn tấn. Việc di chuyển các khối đá này là bất khả thi trừ phi những người xây dựng chúng sở hữu một loại hình công nghệ nào đó cho phép họ định hình và di chuyển các vật thể lớn như vậy.

Trao đổi với trang Mysterious Universe , nhà khảo cổ học John Jensen cho biết:

“Không có các phép đo nào được đưa ra, nhưng từ thang đo được mô tả dựa trên các hình người, những khối cự thạch này lớn hơn (gấp 2 đến 3 lần) so với các khối cự thạch lớn nhất được biết đến trên thế giới. Lấy ví dụ, hòn đá ‘Người phụ nữ mang thai’ tại Baalbek, Lebanon, nặng khoảng 1260 tấn. Một số trong đó có thể dễ dàng nặng tới 3000 đến 4000 tấn”.


(Ảnh: YouTube)

(Ảnh: Pinterest)

Một số nhà khoa học từng xem xét di chỉ này đã phủ nhận tuyên bố cho rằng cấu trúc này là sản phẩm nhân tạo, mà chỉ là kết quả của các quá trình địa chất tự nhiên. Tuy vậy, rõ ràng lực kiến ​​tạo tác động lên đá granit cùng với áp lực được giải phóng trong quá trình đã tạo ra các bộ khớp nối giao nhau tại một góc gần 90 độ. Những khớp nối này được cho là đã hình thành nên các cấu trúc cự thạch trông giống các cấu trúc cự thạch nhân tạo.

Nguồn: DKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *