Kim tự tháp và kiến trúc đá lớn có phải do người khổng lồ xây dựng?

Người Ai Cập nói rằng, kim tự tháp được xây cách đây 4500 năm, mất 10 đến 20 năm. Nhưng 4500 trước, người Ai Cập không cách nào biết được cự ly từ Trái Đất đến Mặt Trời, cũng không biết giao hội giữa đường kinh tuyến và vĩ tuyến cắt qua phần đất liền dài nhất.

 Cho nên không thể nói là do người Ai Cập xây dựng. 

Phía sau kim tự tháp, người Ai Cập còn xây dựng một số kim tự tháp nhỏ hơn, chúng ta gọi là kim tự tháp cũng được, nhưng cách gọi chính xác hơn là “đống đá loạn”. Kỹ thuật xây dựng kim tự tháp đã hoàn toàn bị thất truyền. Hiện tượng thất truyền này cũng có thể phát hiện ở bên cạnh một số kiến trúc đá lớn (kiến trúc cự thạch) khác.

Đồi Gobekli

Ở Thổ Nhĩ Kỳ có một nơi gọi là đồi Gobekli. Các nhà khảo cổ học nói rằng nó được xây dựng cách đây khoảng 12.000 đến 13.000 năm, và nơi này cũng có một số công trình cự thạch. Những phiến đá nặng nhất trong các công trình cự thạch này có thể lên tới 10 tấn. Nó tạo thành một số vòng tròn hoàn hảo cách nhau khoảng 5 đến 10 feet ( tầm 1,5-3m).

Di tích đồi Gobekli ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Khi đào lên, ở trên mặt khối đá lớn có điều khắc một số động vật hoặc các hình vẽ khác. Điều thấy được rõ ràng chính là: trình độ xây dựng những khối cự thạch này có xu hướng càng ngày càng giảm.

Theo cách nói của các nhà khảo cổ học, cách một đoạn thời gian thì người nơi ấy lại dùng đất chôn những khối cự thạch, sau đó lại dùng những khối đá nhỏ hơn để xây nên vòng tròn nhỏ hơn, cứ tiếp tục như thế; càng tới hiện tại, kỹ thuật xây dựng càng ngày càng kém, cuối cùng kém đến mức không cách nào nhìn được.

Từ 2 hiện tượng trên, chúng ta cảm thấy rằng, tại thời kỳ viễn cổ có thể tồn tại một chủng người khác, chủng người này gọi là người khổng lồ (cự nhân). Sau khi xây dựng những kiến trúc to lớn này, những người khổng lồ dần biến mất, nguyên nhân cụ thể là gì thì chúng ta không biết rõ, con người sau này chỉ có thể mô phỏng để xây dựng lại những công trình đó mà thôi. Nhưng vì chúng ta không có nhận thức cao như thế về vũ trụ, cũng như nắm vững trình độ công nghệ, cho nên những thứ chúng ta xây càng ngày càng kém.

Di chỉ Puma Punku với kỹ thuật xây dựng vượt trội nhưng đầy bí ẩn

Còn đây là một di chỉ nằm ở giao giới Bolivia và Peru, khu vực Nam Mỹ, gọi là di chỉ Puma Punku. Nơi đây có rất nhiều tảng đá, những tảng đá này có thể nặng đến 100 tấn. 

Di tích Puma Punku ở Nam Mỹ.

Các nhà khảo cổ cho rằng những công trình kiến ​​trúc này được xây dựng vào thế kỷ thứ 6 lúc đế chế Inca cổ đại tương đối phát triển. Nhưng trên thực tế, người dân địa phương lại không nghĩ như vậy. 

Người dân địa phương nói rằng kiến trúc đá lớn này được xây dựng cách đây 17.000 năm. Số liệu giống như những gì vừa nói về kiến trúc đá lớn cách đây 13.000 năm ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều người nói rằng kim tự tháp cũng được xây dựng cách đây 17.000 năm. Khi ấy trên Trái Đất có một chủng người khác.

Vì sao các kim tự tháp được xây dựng cách đây 17.000 năm? Bởi vì theo suy đoán và trắc định quỹ đạo ngôi sao, vào thời điểm cách đây 17.000 năm, phía trên kim tự tháp chính là 3 ngôi sao thuộc vành đai Orion, chính là 3 ngôi sao sáng nhất mà chúng ta có thể nhìn thấy trên bầu trời hiện nay, và chiều cao của kim tự tháp tỷ lệ thuận với độ sáng của 3 ngôi sao.

Chiều cao của kim tự tháp tỷ lệ thuận với độ sáng của 3 ngôi sao thuộc vành đai Orion cách đây 17.000 năm.

Quay lại di chỉ Puma Punku, hiện tượng vô cùng kỳ lạ ở nơi này chính là đá được cắt rất phẳng, phẳng đến độ cảm giác như chúng được làm từ xi-măng có sự trợ giúp của thước thuỷ bình.

Trên thực tế, con người chúng ta hiện nay xây tường xi-măng cũng không phẳng như thế. Còn những khối cự thạch này không những có kích thước rất lớn, mà còn được cắt rất hoàn mỹ, trên mặt hầu không có vết tích.

Kích thước hoàn mỹ của những khối đá ở di tích Puma Punku, Nam Mỹ.

Đá ở đây là đá gì? Đá này được gọi là ăng-đê-zít (andesite). Ăng-đê-zít có độ cứng rất cao. Nếu thang độ cứng là 10 thì nó có độ cứng là 8. Đây là khái niệm gì?

Chính là đá ăng-đê-zít cứng hơn nhiều so với thép thông thường và đá hoa cương thông thường! Hơn nữa muốn cắt đá có độ cứng như thế này chỉ có 2 khả năng. 

Một là sử dụng tia laser cắt, điều này nghĩa là dùng laser đốt nó thành chất lỏng rồi cắt. Một cách khác là dùng kim cương để cắt, chính là dùng thứ cứng nhất hiện nay mới có thể cắt được đó. 

Cắt bằng kim cương vẫn có thể thấy rõ các vết cắt, nhưng trên bề mặt đá gốc thì không có vết xước nào. Còn nếu cắt bằng laser thì vết cắt còn gồ ghề hơn nữa bởi vì phải hoá lỏng rồi mới cắt. Mà vết cắt ở đá gốc lại vô cùng hoàn mỹ, hơn nữa kích thước những phiến đá này lại rất lớn. 

Đá ăng-đê-zít cắt bằng kim cương và laser vẫn hiện vết cắt, trong khi phiến đá gốc thì rất nhẵn.

Nếu nói dùng máy tiện để cắt, thì máy tiện phải rất lớn mới cắt được phiến đá trên trăm tấn như vậy, hơn nữa còn đảm bảo bề mặt và kích thước phải chỉnh tề.

Còn lỗ khoan trên đó nữa, là hình tròn vô cùng hoàn mỹ, đồng thời không thấy dấu vết. Trên mặt các khối đá còn có rất nhiều ô cửa sổ với độ sâu là nhất quán, trên mặt cũng không có vết cắt gì. Các phiến đá này còn có góc vuông hoàn hảo.

Những phiến đá ở di tích Puma Punku giống như cửa sổ, và lỗ khoan hoàn mỹ.

Nhìn những viên đá này, có người nói như là trò chơi “xếp gỗ”. Có người đã từng trắc định và đo đạc, sau đó sắp xếp những phiến đá này một công trình kiến trúc hoàn chỉnh. 

Có người suy đoán về công trình này, kiểu như: khi cắt từng khối từng khối đá để chuẩn bị xây dựng, thì đã phát sinh một sự việc nào đó khiến công trình không hoàn thành, phiến đá tản mát khắp nơi. Hoặc là công trình đã xây xong, đột nhiên có động đất hoặc sự việc nào đó khiến toàn bộ công trình đổ sập, làm phiến đá tản mát khắp nơi. Đại khái là họ suy đoán như vậy, nhưng thực tế đã xảy ra điều gì thì chúng ta vĩnh viễn không biết.

Còn về nguồn gốc của những khối đá nay vẫn còn là chỗ mê. Bởi vì những khối đá này nằm ở dãy núi Andes với độ cao hơn 3000m so với mặt nước biển; phụ cận không có mỏ đá, cũng không có rừng, cho nên nơi đây giống như hoàng mạc. Vậy thì rốt cuộc ai đã khai thác khối đá này từ đâu, sau đó vận chuyển khối đá nặng hàng trăm tấn đến độ cao 3000m? Hết thảy đều là ẩn đố.

Trên thực tế nếu dùng xe tải hạng nặng lớn nhất cũng không thể chuyển khối đá 100 tấn tới nơi cao 3000m so với mặt nước biển. Do đó Giáo sư Chương cảm thấy rằng, nếu nói người khổng lồ xây dựng thì sẽ thông hơn. Bởi vì thời gian xây dựng của nó gần như cùng thời đại với kim tự tháp và công trình cự thạch ở Thổ Nhĩ Kỳ, hơn nữa từ quy mô công trình có thể suy đoán được những người này cao bao nhiêu.

Cầu thang ở Ollantaytambo, Peru

Đây là cầu thang ở Ollantaytambo, Peru. Peru là một phần của đế chế Inca cổ đại, không quá xa so với di chỉ Puma Punku vừa đề cập ở trên. 

Bậc thang khổng lồ ở Ollantaytambo, Peru.

Nhìn vào bức ảnh này, hầu hết mọi người sẽ nói rằng đó là bậc thang, với từng bậc từng bậc đều rất hoàn mỹ, nhưng có chiều cao từ 2-3 người.

Nếu có người khổng lồ vào thời ấy, họ dùng những bậc thang này, thì căn cứ theo chiều cao bậc thang này mà tính toán thì có thể ước lượng được chiều cao của người khổng lồ. Chi tiết sẽ phân tích ở phần sau

Stonehenge và “vòng tròn đồng ruộng” ở Vương quốc Anh

Những kiến trúc đá lớn như vậy không chỉ được tìm thấy ở Nam Mỹ, Châu Phi, Ai Cập mà ở châu Âu cũng có, nổi tiếng nhất là Stonehenge ở Vương quốc Anh. Chúng ta thấy rằng, những khối đá lớn để đứng nặng mấy chục tấn, còn những tảng đá nằm ngang nặng tầm 7 tấn. Những khối đá này được xếp thành những vòng tròn đồng tâm hoàn hảo, hơn nữa còn có kỹ thuật trắc đạc thiên văn đằng sau.

Di tích Stonehenge ở Vương quốc Anh.

Tia nắng đầu tiên của ngày Hạ chí chiếu qua trục chính của vòng trong đồng tâm Stonehenge, trục chính này là con đường dẫn vào vòng tròn đồng tâm. Mỗi năm đến ngày đông chí, khi Mặt Trời lặn, thì tia sáng cuối cùng sẽ từ ở giữa 2 phiến đá ở trung tâm đánh ra ngoài.

Nếu dùng Thuyết Tiến hoá để giải thích, con người với chiều cao trung bình không quá 2m, với công cụ đồ đá, đốt rẫy gieo hạt, ăn không đủ no, không có kiến thức về toán học cũng như thiên văn, không có cần cẩu lớn… thì việc xây dựng những kiến trúc đá lớn này là điều không thể.

Nhân nói về Stonehenge, Giáo sư Chương tiện thể nói về việc ở gần Stonehenge có một hiện tượng rất kỳ bí, đó chính là “vòng tròn đồng ruộng” (mạch điền khuyên – 麥田圈)

Liên quan đến việc hình thành của vòng tròn đồng ruộng, khoa học hiện đại hoàn toàn không thể đưa ra câu trả lời, hoa văn của nó vô cùng phức tạp, hơn nữa dường như là một loại mật mã. Sự hình thành của vòng tròn đồng ruộng thông thường dưới 10 phút, vùng bao phủ của nó rộng bằng 4 sân bóng đá, và phải nhìn từ không trung mới thấy được hình dạng tổng thể. 

Vòng tròn đồng ruộng (mạch điền khuyên) ở gần di tích Stonehenge.

Mỗi khi xuất hiện một hiện tượng bí ẩn trên Trái Đất, có những người gọi mình là nhà khoa học sẽ đưa ra lời giải thích cho bạn. Họ sẽ nói rằng, đó là tự nhiên hình thành hoặc do nhân tạo, rằng vòng tròn đồng ruộng này là một trò đùa quái ác v.v. và v.v. Nhưng trên thực tế, cách giải thích của họ có những chỗ không rõ ràng, ví như: những cây lúa mạch ngã hướng nào, tại sao khi ngã vẫn sinh trưởng được v.v. rất nhiều phương diện các ‘nhà khoa học’ không giải thích được.

900 tượng đá lớn ở đảo Phục Sinh

Cách Chile 3000 cây số là đảo Phục Sinh, nơi đây có “kiến trúc” vô cùng nổi tiếng, chính là khoảng 900 bức tượng đá trên đảo. 

Những tượng đá này là những khối đá lớn nặng mấy chục tấn chất chồng lên thành tượng. Rất nhiều tượng là làm ở trên núi, sau đó chuyển đến gần biển, do đó rất nhiều tượng quay mặt về hướng biển, giống như đang nhìn về nơi xa xăm; có một số tượng thì quay lưng với biển. Trên đầu những bức tường này có đội ‘mũ’ màu đỏ nặng vài tấn. Dùng mắt trắc định, thì những tượng lớn này cao tầm 10m.

Tiếp đó người ta còn phát hiện rất nhiều đầu tượng trên núi, chính là ‘không có thân’, còn những bức quay mặt ra biển thì có thân. Sau này người ta bắt đầu đào thì phát hiện những bức tượng đó vẫn có thân. 

Tượng người khổng lồ với phần thân chôn dưới đất, và tượng người khổng lồ có thân với mặt hướng ra biển ở đảo Phục Sinh.

Từ bức hình này, chúng ta có thể thấy rằng người khổng lồ cao gấp 5-10 lần chiều cao con người hiện nay, đại khái cao trên 10m, vô cùng cao. Trên thực tế, đây cũng là ẩn đố của lịch sử. Rất nhiều người đưa ra giải thích: những bức tượng này điêu khắc như thế nào, vận chuyển ra sao, làm sao đội ‘mũ đỏ’ lên v.v. họ đưa ra rất nhiều mô hình. Nhưng Giáo sư Chương đánh giá rằng: người ta không có cách nào khôi phục lại bối cảnh người thời ấy dựng tượng, do đó không thể dùng cách nói của khoa học hiện nay để nói cho rõ ràng được, cũng không chứng minh được con người thời đó đã làm điều ấy như thế nào.

Giáo sư Chương lấy một ví dụ cho dễ hiểu. Ví như khi chưa có máy bay, một người đi từ New York đến Paris bằng thuyền. Người ấy cho rằng từ New York đến Paris chỉ có một cách là ngồi thuyền, và đây là cách giải thích duy nhất. Nhưng khi có máy bay, chúng ta sẽ phát hiện rằng không chỉ có một cách giải thích, bởi vì họ có thể đến Paris bằng cả máy bay nữa. Nói cách khác, chúng ta có thể dùng khoa học hiện nay để giải thích một cách nghĩ hoặc cách làm, nhưng không thể áp cách suy nghĩ đó để chứng minh rằng người thời đó cũng làm như vậy.

Kiến trúc đá lớn ở quần đảo Yonaguni

Kiến trúc đá lớn ở dưới biển cũng có. Quần đảo Yonaguni nằm giữa Đài Loan và eo biển Nhật Bản cũng có kiến trúc quy mô lớn với những khối đá được khắc vô cùng vuông vắn, hoàn mỹ, các cạnh đều rất thẳng và sắc cạnh.

Kiến trúc này được phát hiện dưới đáy biển, do đó nó có thể đã được kiến tạo trước khi bị trầm xuống đáy biển.

Năm 1986, Giáo sư tại Đại học Ryukyu là Kimura Masaki đã từng lặn quanh khu di tích, ông thấy rằng có nơi là đền thờ, đạo lộ, lâu đài, bia tưởng niệm, kim tự tháp v.v. Sau khi Giáo sư Kimura Masaki nói như vậy, lại có một nhóm người cho rằng: những thứ này là do tự nhiên chứ không phải do con người tạo thành. Vấn đề này thì mọi người sẽ có đánh giá cho riêng mình.


Kiến trúc đá lớn ở quần đảo Yonaguni – giữa Đài Loan và eo biển Nhật Bản.

Còn có một ‘kiến trúc’ rất lớn nữa mà có lẽ chúng ta khó có thể nghĩ đến, đó là Mặt Trăng. Mọi người xem hiện tượng nhật thực toàn phần thấy rằng, Mặt Trăng che khít Mặt Trời, dựa vào tỷ lệ khoảng cách để có kích cỡ bằng nhau khi nhìn từ Trái Đất, đây có phải là điều ngẫu nhiên, rốt cuộc Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất hay là do con người tiền sử tạo ra? Kính mời quý độc giả đón xem phần tiếp theo. 

Nguồn: DKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *