Máy bắn tên Polybolos – Vũ khí quân sự “công nghệ” cao thời cổ đại

Được ví như là phiên bản “súng máy” thời cổ đại, Polybolos có khả năng bắn nhiều mũi tên cùng lúc một cách tự động mà không cần sự can thiệp của con người. 

Máy bắn tên được sử dụng rất phổ biến trong chiến tranh thời cổ đại, nhất là 2 đế chế Hy Lạp và La Mã. Nổi tiếng nhất thời bấy giờ là máy bắn tên Ballista với khả năng cơ động và tính sát thương cực cao.

Nhưng ngoài máy bắn tên Ballista, thời điểm đó còn xuất hiện một loại vũ khí khác tương tự như máy bắn tên Ballista nhưng tính tự động và tính sát thương còn hơn rất nhiều Ballista. Đó là máy bắn tên tự động Polybolos.

Về cơ bản, Polybolos là một phiên bản tự động hóa của Ballista nhưng khác với Ballista phải nạp các mũi tên nặng sau một vài lần bắn, Polybolos ưu việt và hiện đại hơn rất nhiều vì có hộp nạp tên và hệ thống bánh xích giúp người sử dụng có thể bắn liên tiếp mà không cần nạp lại. 

Polybolos là phiên bản tự động hóa của máy bắn tên Ballista. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Vì vậy, người ta thường ví Polybolos là “súng máy” thời cổ đại. Cơ chế hoạt động này cũng tương tự nỏ liên châu do thừa tướng nhà Thục Hán (thời Tam Quốc) Gia Cát Lượng phát minh ra với khả năng bắn liên tiếp ra 10 mũi tên cùng uy lực và sức sát thương cực kỳ mạnh mẽ. 

Cả Ballista và những phiên bản cải tiến như Polybolos nhanh chóng được sử dụng nhiều trên chiến trường khi con người cổ đại phát hiện ra sức mạnh to lớn và uy lực khủng khiếp cùng khả năng cơ động cao của chúng trên các chiến trường.

Polybolos – Sự kết hợp hài hòa giữa máy bắn tên và máy bắn đá

Ngoài Polybolos, máy bắn đá cũng là phiên bản khác của Ballista được sử dụng trong nhiệm vụ công thành.

Những cỗ máy công thành này thường có kích thước rất lớn, sức công phá khủng khiếp nhưng độ chính xác kkhông cao. 

Trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại, những cỗ máy bắn đá đầu tiên dùng tính đàn hồi của cần và nguyên lý đòn bẩy để bắn đá. Chúng được cải tiến mạnh mẽ và được sử dụng trong những cuộc chiến tranh của vua Phillip II xứ Macedonia và con trai ông là Alexander Đại đế.

Máy bắn đá đối trọng Trebuchet khổng lồ là một vũ khí có sức công phá khủng khiếp. (Ảnh: The Ultramodernist)

Trên thực tế, có hai loại máy bắn đá chính. Loại thứ nhất sử dụng lực của dây lò xo xoắn để đẩy đá lên, còn loại thứ hai thì dùng lực đòn bẩy được tạo ra từ vật nặng ở đầu bên kia của cần nên có thể bắn đá đi xa và chính xác hơn.

Polybolos là vũ khí được cải tiến dựa trên công nghệ của máy bắn đá đã tồn tại trước đó. Nó được một kỹ sư người Hy Lạp Dionysius phát minh vào khoảng thế kỷ thứ 3 TCN khi ông đang làm việc tại xưởng công binh. 

Khác với máy bắn đá, “súng máy” Polybolos có thể bắn được nhiều tên trước khi được nạp tiếp tên.

Nhờ hệ thống bánh xích hoạt động như những bánh răng ngược và hộp nạp tên được liên kết, những người lính có thể điều khiển cỗ máy bắn tự động mà không cần nạp nhiều lần.

Polybolos vượt trội và tân tiến hơn rất nhiều Ballista nhờ khả năng tự động hóa. (Ảnh: Ancient Origins)

Những mũi tên trong hộp tên được luân chuyển trên một khay xoay trước khi được bắn ra nên tốc độ bắn của Polybolos cao hơn nhiều so với các loại pháo binh lúc bấy giờ.

Mục đích sử dụng chủ yếu của Polybolos là tấn công, tiêu diệt sinh lực địch những mục tiêu xác định trước; Khác với Ballista với sức mạnh kinh khủng dùng trong việc công thành. Nhưng điểm nổi bật hơn cả ở “súng máy” Polybolos là khả năng khóa và tiêu diệt vào một mục tiêu có độ chính xác cao.


Tuy nhiên, một nhà văn thời cổ đại đã từng phàn nàn rằng cỗ máy Polybolos tuy chính xác nhưng thiếu sự phân tán và sự cơ động cần thiết trong đội hình tấn công. Do vậy, nếu sử dụng chúng để tiêu diệt một đội quân lớn là việc gần như là việc bất khả thi hay bị những đội kỵ binh có sự cơ động cao tấn công thì chúng không phát huy được khả năng sát thương uy lực của mình và có thể bị phá hủy. 

Khả năng khóa và tiêu diệt một mục tiêu xác định trước là điểm nổi bật của Polybolos. (Ảnh: imperio romano)

Dẫu vậy, với uy lực tấn công mạnh mẽ cùng khả năng dồn sát thương khủng khiếp, Polybolos vẫn là nỗi khiếp sợ cho bất kỳ một lực lượng quân đội nào trên chiến trường thời cổ đại. 

Nguồn: DKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *