Sau 2 lần kiểm tra để tu bổ lại lăng mộ của Từ Hi thái hậu, người ta mới ngỡ ngàng thất kinh khi nhìn thấy 1 túi nhỏ bên trong tay phải.
Năm 1908, Từ Hi thái hậu qua đời, mặc dù nền văn minh của thế giới đã đến Trung Quốc vào cuối thế kỷ 19, nhưng là một người của hoàng tộc nên đám tang của Từ Hi vẫn diễn ra theo đúng truyền thống và quy định của hoàng gia. Tuy nhiên, một điều cực kỳ lạ lùng là ngoài những vật phẩm bằng vàng mã truyền thống ra, người ta còn cho đốt rất nhiều những loại vàng mã chưa bao giờ xuất hiện tại các đám tang ở Trung Quốc khi đó như: tiền giấy, đồng hồ, tủ… cho vị Thái hậu này.
Của cải bồi táng theo vị thái hậu quyền lực và xa hoa bậc nhất Trung Hoa vẫn còn khiến hậu thế sững sờ bởi số lượng và giá trị nếu tính theo tỷ giá của thời hiện đại có thể lên tới hàng tỷ USD.
Năm 1928, Tôn Điện Anh – quân đoàn trưởng quân đoàn 12 của Quốc dân đảng đã dùng pháo binh mở đường khai quật lăng mộ Từ Hi. Kết quả là, quan tài của Từ Hi đã bị phá hủy, toàn bộ của cải, vàng bạc đá quý kỳ trân dị bảo đều bị lấy đi 1 cách thô thiển, thậm chí Tôn Điện Anh còn cậy miệng của Từ Hi thái hậu để lấy đi viên dạ minh châu trị giá hàng nghìn tỷ đồng một cách thô thiển.
Sự kiện mau chóng lan ra toàn Trung Hoa, các tổ chức đoàn thể liên tục gửi điện tới chính phủ yêu cầu nghiêm trị kẻ trộm lăng. Tưởng Giới Thạch đã hạ lệnh đưa Từ Hi trở lại quan tài và thu giữ lại những báu vật đã bị đánh cắp.
Vào năm 1983, một tổ công tác bao gồm 13 người đã được thành lập để tu bổ lại di hài cũng như lăng mộ của Từ Hi. Tuy nhiên, Bộ văn hóa và lịch sử Trung Quốc đã có thông báo dừng lại việc tu bổ di hài của Từ Hi thái hậu và giữ nguyên hiện trạng.
Để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ lưu giữ xác của Từ Hi một cách trọn vẹn nhất, vào tháng 4 năm 1984, một lần nữa tổ công tác lại tiến hành mở nắp quan tài của bà Thái hậu. Trong đợt kiểm tra lần này, tổ công tác đã tìm thấy trong tay phải của Từ Hi có vật lạ bằng gấm. Đó là một chiếc túi nhỏ, trong đó có 1 chiếc răng và 2 chiếc móng tay của bà.
Thái hậu có thói quen nuôi móng tay, nhưng mỗi bàn tay chỉ nuôi ba móng ở ngón cái, ngón út và áp út. Mỗi chiếc móng tay của bà đều có riêng một cung nữ phụ trách chăm sóc, và được bảo vệ bằng hộ giáp bằng vàng!
Hộ giáp của Từ Hi thái hậu. Ảnh: Sohu
Để bảo vệ móng tay, Từ Hi đã đặc biệt yêu cầu ngự y đặc chế một loại thuốc dưỡng móng đặc biệt khiến móng tay mềm hơn và khó gãy. Bên cạnh một loạt các dụng cụ như kim móc, bàn chải, kéo nhỏ dùng để dũa tỉa móng cho thái hậu đều được “nhập khẩu”.
Nhờ dốc lòng bảo dưỡng, móng tay của Từ Hi có thể dài tới hơn 15cm. Tuy nhiên khi liên quân tám nước đế quốc đánh vào Bắc Kinh, móng tay dài đã trở thành đặc điểm nhận diện để truy bắt Từ Hi Thái hậu.
Vì muốn an toàn, Từ Hi phải đổi thường phục, đồng thời cũng phải đem móng tay cắt bỏ.
Được biết, khi cắt móng tay cho thái hậu, đồng loạt các cung nữ trong cung đều khóc như mưa. Khi Từ Hi qua đời, các cung nữ và thái giám thân cận đã cẩn thận cất móng tay và răng của bà trong túi gấm được khâu bằng chỉ vàng và để vào tay thái hậu.
Ảnh minh họa túi gấm của Từ Hi thái hậu.
Sau này, khi công tác tu bổ lại di hài của Từ Hi tiến hành, người ta mới phát hiện thấy. Di thể cuối cùng của Từ Hi khi đưa lại vào quan tài có chiều cao 1m60. Tất cả những vật dụng quý như trang sức, áo choàng, chân trâu… lấy lại được từ vụ trộm năm 1928 vẫn để y nguyên trong nơi an nghỉ cuối cùng của vị Thái Hậu quyền lực này.
Nguồn: DV
- Tại sao ướp xác lại quan trọng đối với người Ai Cập cổ đại
- Vụ án khủng khiếp “thảm sát chốn hậu cung”: 3.000 cung nữ bị giết sau cái chết bí ẩn của vị sủng phi
- Hy-Brasil: Hòn đảo “ma” chưa từng được nhìn thấy lại kể từ năm 1878