Anh nô lệ da đen được mệnh danh “máy tính sống” nhờ bộ óc toán học vĩ đại

Mặc dù chưa bao giờ được học đọc hoặc viết, Thomas Fuller vẫn có thể làm phép nhân với các con số lên đến 9 chữ số, đếm số giây trong năm và thậm chí có thể dự đoán chính xác số hạt ngô dựa trên định lượng nhất định.

Chân dung anh nô lệ da đen có đầu óc của một thiên tài

Đây là một người sở hữu bộ não toán học và khả năng tính nhẩm đáng kinh ngạc.

Không biết đọc viết nhưng có khả năng tính toán siêu phàm
Thomas Fuller sinh năm 1710 tại Châu Phi, đến Mỹ năm 1724 khi mới 14 tuổi. Fuller từng là nô lệ cho Presley và Elizabeth Cox, một cặp vợ chồng không con cái nhưng giàu có, cai quản trang trại rộng 232 mẫu Anh ở Alexandria, Virginia. Ông đã làm việc trong một thời gian dài ở đây.

Kể từ khi còn rất nhỏ, ông đã bắt đầu thể hiện khả năng đáng kinh ngạc trong việc đếm, cộng và nhân các con số. Có những câu chuyện kể lại, ông đã tự học toán, bắt đầu bằng cách đếm đến 10 rồi đến 100. Sau đó đếm những sợi lông trên đuôi một con bò, đến con số 2872.

Fuller cũng đếm cân nặng lúa mì và phát triển các kỹ thuật đo khoảng cách, dùng chính những con số này để xác định khoảng cách xa, như đường kính quỹ đạo Trái đất. Những người chủ đã sử dụng tài năng của ông để phục vụ công việc trong trang trại. Và vì khả năng toán học đặc biệt của mình, nhiều người muốn mua lại Fuller từ chủ sở hữu, tuy nhiên, 2 vợ chồng nhà Presley và Elizabeth đã từ chối. 

Năm 1788, William Hartshorne và Samuel Coates của Philadelphia, những thành viên của Hiệp hội Bãi bỏ Nô lệ Pennsylvania, đã đến Virginia vì muốn gặp Fuller. Lúc đầu, họ nghi ngờ về tài năng của ông và quyết định sẽ thách đố để kiểm chứng. Thời điểm đến thăm, Fuller đã 78 tuổi, trí nhớ kém đi rất nhiều.

Đầu tiên, họ hỏi rằng có bao nhiêu giây trong một năm rưỡi, sau 2 phút suy nghĩ, ông đưa ra đáp án 47.304.000. Họ tiếp tục hỏi Fuller một người đàn ông 70 năm, 15 ngày và 12 giờ đã sống được bao nhiêu giây. Chưa đầy 2 phút, Fuller đã nói đáp án rằng có 2.210.500.800 giây. Những tính toán này chính xác, nhưng một trong số những người kiểm tra đã nói ông quên mất năm nhuận.

Coates cảm thấy đáng tiếc cho khả năng thiên tài của Fuller sau cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, Fuller nói rằng nhiều người có học là những kẻ ngốc vĩ đại. Đó là một câu nói nổi tiếng kể cả với thời đại ngày nay khi nhiều nơi trên thế giới vẫn đang đấu tranh với nạn phân biệt chủng tộc.

Một “bằng chứng sống” để xóa bỏ chế độ nô lệ
Những gì trí tuệ của Fuller đã làm thực sự là một điều phi thường cho châu Phi. Fuller được coi như bằng chứng cho thấy người châu Phi cũng thông minh như người da trắng. Và không chỉ có trí óc thiên tài, Fuller cũng rất sâu sắc, vì thế ông có thể đoán được mình đang được sử dụng như một công cụ vận động xóa bỏ phân biệt chủng tộc.

Những năm cuối đời, Fuller đã tiếp đón rất nhiều người đến thăm hỏi, trong đó có những triết gia, học giả và bác sĩ. Họ đến và đặt ra những câu hỏi cho ông, viết ra những phát hiện của họ, sau đó quay trở lại các bang phía bắc để lập hồ sơ yêu cầu xóa bỏ chế độ nô lệ.

Một trong số những vị khách này là Benjamin Rush. Rush, được coi là Cha đẻ của ngành Tâm thần học Mỹ, đồng thời cũng là một bác sĩ và nhà hoa học. Ông cũng là người ký Tuyên ngôn Độc lập và quan trọng nhất, ông là thư ký của Hiệp hội Xóa bỏ Nô lệ Pennsylvania.




Thomas Fuller là có vai trò quan trọng trong công cuộc xóa bỏ chế độ nô lệ

Rush đã giới thiệu Fuller như một người hoàn hảo để hỗ trợ cho mục tiêu chính nghĩa của mình – chấm dứt chế độ nô lệ. Rush cần chứng minh cho cộng đồng chủ nô và triết gia ủng hộ chế độ nô lệ rằng trí tuệ của Fuller là bằng chứng cho thấy, nô lệ cũng thông minh như người sở hữu nô lệ. Rush quyết định công khai khả năng của Fuller thông qua nhiều bài báo.


Nhờ vậy mà tin tức về Fuller lan rộng khắp các bang phía bắc. Khi câu chuyện của Fuller được biết đến ở các bang miền Nam, các nhà văn đã sử dụng các thuật ngữ và ngôn ngữ mà các chủ nô ở miền Nam sẽ hiểu được. Điều đó cũng giúp đỡ của những người theo chủ nghĩa bãi nô trên con đường tiến tới mục tiêu kết thúc chế độ nô lệ.

Câu chuyện của Fuller cũng được truyền ra nước ngoài khi các chính trị gia và triết gia quốc tế viết về Fuller. Những năm cuối đời, Fuller đã được xem như một thiên tài quốc tế. Khi Fuller qua đời vào năm 1790, mọi người từ khắp nơi trên thế giới đều thương tiếc trước cái chết của ông.

Nguồn: VNR

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *