Trí tuệ cổ nhân: Nhân sinh có “Lục giới”, nếu làm được ắt thành châu báu

Tăng Quốc Phiên là một nhà chính trị, chiến lược, lý học, văn học thời Trung Quốc cận đại. Những thành tựu trong học vấn cùng sự nghiệp công tác của ông đều được người đời sau kính ngưỡng.

Tăng Quốc Phiên. (Ảnh ghép minh hoạ)

Nếu như có thể đọc hiểu rõ ‘Lục giới’ trong đời người của Tăng Quốc Phiên, nhất định sẽ thấy được đạo làm người và làm việc của ông. 

Giới thứ nhất: Chớ tham lợi ích dài lâu, ý chí chớ đặt ở nơi tranh giành đấu đá 
Làm người đừng quá tham lam.

Qua trưa sẽ sang chiều, trăng tròn rồi đến khuyết, thịnh rồi ắt sẽ suy. Một người nếu cứ một mực vì lợi ích của bản thân thì họ sẽ làm việc ở bề mặt và sống giả dối. Do vậy, thời thời khắc khắc cần bảo trì được đầu óc thanh tỉnh. Bởi vì trên đời này không tồn tại sự tình một lần vất vả suốt đời nhàn nhã, cũng không thể nào làm việc một lần mà thu lợi vĩnh viễn. 

Vì vậy, Tăng Quốc Phiên khuyên bảo mọi người rằng, đừng làm chỉ vì cầu lợi cho bản thân, nơi mà tất cả mọi người đều muốn giành lấy lợi ích cá nhân thì đừng đến, bởi vì ở đó bản thân sẽ dễ gây phiền toái hoặc gặp phải tai họa. 

Giới thứ 2: Đối xử công bằng với hết thảy
Có câu: “Vật dĩ tiểu ác khí nhân đại mỹ, vật dĩ tiểu oán vong nhân đại ân.” 

Ý của câu nói này là đừng bỏ qua ưu điểm của người khác chỉ vì họ có khuyết điểm nhỏ, đừng vì những bất bình nho nhỏ mà không để ý đến đại ân của người khác. 

Sách ‘Lễ ký’ có viết: “Tốt mà biết cái ác của nó, ác mà nhìn ra cái đẹp của nó”. Câu này có ý là, đối với người mà bản thân yêu miến, cần biết đối đãi công bằng với khuyết điểm của họ, đối với người đáng ghét mà cần làm được không thiên vị trước ưu điểm của họ. 

Người trên đời sẽ có lúc phạm phải sai lầm, cho nên đừng vì thấy khuyết điểm nhỏ, ân oán nhỏ của người khác mà phủ nhận và chối bỏ phần tốt của họ, mà quên đi ân tình của họ. 

Làm người đừng quá tham lam. (Nguồn ảnh: Freepik)

Giới thứ 3: Không đố kỵ
Nói khuyết điểm của người chính là bảo vệ khuyết điểm của bản thân, khoe tài của mình chính là đố kỵ tài năng của người khác. 




Người nào liên tục nói về khuyết điểm của người khác chính là đang khoe khoang sở trường của bản thân. Như vậy có thể nói, đây là loại người ‘Tâm ít thiện và nhận thức hạn hẹp”. Người này không chỉ cho thấy bản thân thiếu tình thương yêu người khác mà còn tự chuốc lấy oán hận vào thân và tự gieo mầm tai họa. 

Giới thứ 4: Chia sẻ lợi ích
Lợi chỉ có thể cùng nhau chia sẻ mà không thể độc chiếm, mưu kế chỉ có thể ít dùng mà không thể sử dụng rộng rãi 

Khi đối mặt với lợi ích thì cần phải cân nhắc đến đạo lý mất và được, lấy hay bỏ. Người nào độc chiếm lợi ích mà không chia sẻ với người khác, nhất định sẽ nhận về oán hận, thậm chí còn trở thành mục tiêu mà mọi người công kích. Khi lập kế hoạch thì chỉ cần vài người ngồi lại quyết định sự việc chứ không phải là tất cả mọi người. 

Nói một cách đơn giản, tính toán những việc trọng đại thì không cần phải thương lượng với tất cả mọi người. Bởi những người mưu cầu điều lớn lao, họ có tầm nhìn xa, có hiểu biết và lòng bao dung phi thường, thấy đúng thì mới làm được, nếu lại đem vấn đề bàn với người khác thì ngược lại sẽ đem đến phiền toái. Bởi vì người khác có thể không hiểu được suy nghĩ của bạn, những lời đàm tiếu sẽ khiến ý chí bạn lung lay và phá hủy sự tự tin cũng như cảm xúc của bạn.

Giới thứ 5: Không lười biếng, không kiêu ngạo
Người tầm thường xưa và nay vì chữ lười biếng mà dẫn đến thất bại, người tài xưa nay đều vì chữ kiêu ngạo mà gặp thất bại. 




Đối với người bình thường mà nói, không có tài năng văn chương gì, chỉ có chăm chỉ học tập làm việc mới có thể thành tựu sự nghiệp. Do vậy, điều kiêng kỵ nhất chính là thực hành chữ ‘Lười’. Tăng Quốc Phiên là một ví dụ tốt về sự cần cù. Ông vốn là một thư sinh sống trong một ngôi làng nhỏ, dựa vào kiên nhẫn khắc khổ, tu thân tề gia, cuối cùng đã thành tựu được một đời danh thần đại nho, quan cao nhất phẩm. Ông từng ngăn cơn sóng dữ, giúp cho triều đại nhà Thanh đang trên đà tuột dốc lại đạt được cục diện ‘Đồng Trị trung hưng’.

Mà người có tài hoa, tuy có thể dựa vào văn chương mà đi đường tắt, dễ dàng đạt được thành công cũng dễ trở nên cao ngạo tự đại, giậm chân tại chỗ, không chịu học hỏi người khác, vì thế mà cuối cùng cũng dễ gặp thất bại. 

Người thường xưa nay đều vì chữ ‘biếng nhác’ mà thất bại (Nguồn ảnh: Adobe Stock)

Giới thứ 6: Mưu người một nửa, thiên ý một nửa
Phàm làm đại sự, dựa vào thức làm chủ, tài năng là phụ; Phàm thành đại sự, mưu người một nửa, Thiên ý một nửa 

Để làm được những điều lớn lao, trước tiên bạn cần phải có kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu sắc, đồng thời sử dụng tài năng của mình làm chỗ dựa. Để làm thành công một việc lớn, mưu tính tốt mới đạt thành một nửa, nửa còn lại là dựa vào ý Trời, xem thời cơ có đến hay không. Thế mới có câu: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”. “Hết thảy sự việc trên đời đều cần nghe Thiên mệnh”. 


 Tăng Quốc Phiên cho rằng, làm đại sự cần dùng  ‘thức’ làm chủ, tài năng chẳng qua chỉ là phụ trợ mà thôi. Cho nên người mà cậy tài khinh người thì rất khó làm được việc lớn. Đương nhiên ‘Kiến thức’ ở đây không chỉ đơn giản là tri thức mà còn chứa trong đó kinh nghiệm và kiến thức. 

Và “mưu người một nửa, Thiên ý một nửa’ là muốn nhấn mạnh rằng, dù làm bất kể việc gì, chúng ta đều nên giữ thái độ ‘tất cả mọi việc đều nghe theo thiên mệnh’. Con người có mong muốn hoàn thành mọi việc và cố gắng hết mình vì nó, tuy nhiên thành công hay không lại tùy thuộc vào ý trời.

Nguồn: DKN – Theo Vision Times

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *