Quần thể cự thạch khổng lồ và đầy bí hiểm dựng đứng trên sườn đồi dốc này, rất giống với Stonehenge (nổi tiếng vốn là một công trình tượng đài cự thạch tiền sử khổng lồ gần Amesbury ở Anh, thuộc hạt Wiltshire, 13 km về phía Bắc Salisbury), tọa lạc tại Willing Khullen, một ngôi làng nhỏ ở Manipur, miền Đông Bắc Ấn Độ.
Điều gì bí ẩn đằng sau việc chúng tập hợp trên sườn đồi dốc này? Vì sao chúng lớn như vậy (những cột lớn nhất cao tới 7m), ai có thể khiêng được chúng?
Vì sao chúng đứng được trên sườn đồi dốc? Tại sao chúng lại đặc biệt phải đứng cạnh nhau tại vị trí đó?
Có phải chúng được dùng cho những nghi lễ tôn giáo cổ xưa hoặc liên quan đến việc tang lễ? Có phải chúng là những cột đá thiêng hoặc được dùng như trạm quan sát thiên văn, hay là cả hai?
Những khối đá tảng đồ sộ khổng lồ này vốn không hề tồn tại trong vùng lân cận của Willong và khu vực xung quanh.
Một truyền thuyết địa phương tường thuật rằng những tảng cự thạch khổng lồ này được dựng nên bởi tổ tiên khổng lồ của họ ở khu vực này và mỗi cột đá lại có một câu chuyện riêng của chúng.
Nhưng không may, những câu chuyện bí ẩn và hấp dẫn của những khối cự thạch cổ xưa khổng lồ không được người ngoài vùng biết đến, ngoại trừ cư dân sống trong vùng lân cận của Willong, những người đã trải qua cả cuộc đời họ, đời ông đời cha của họ cùng với những tảng đá này.
Những người dân này nói rằng số lượng cột trụ đá của họ là không đếm được bởi vì thường có một linh hồn cố ý quấy nhiễu bạn ở nửa đường trong khi bạn đang đếm chúng. Một số người cố gắng đếm những khối đá đã báo cáo lại rằng tổng số đá xấp xỉ 135 cột trụ.
Những cột đá đứng tọa lạc trên những con dốc và khác nhau về kích cỡ; cái cao nhất trong số chúng cao bằng 7 mét (23 feet) và dày xấp xỉ 1 mét.
Những tảng đá đứng vĩ đại của Willong được bao phủ bởi nhiều truyền thuyết được gìn giữ và truyền miệng từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Một truyền thuyết địa phương tường thuật lại rằng những khối cự thạch khổng lồ này được dựng bởi tổ tiên họ và mỗi khối đá lại một câu chuyện riêng của chúng. Họ biết rằng mỗi khối đá đều có một cái tên riêng và chúng thật sự nói chuyện với nhau vào ban đêm và người ta đã nhiều lần nghe thấy.
Những hòn đá đứng tọa lạc trên những con dốc và khác nhau về kích cỡ; cái cao nhất trong số chúng cao bằng 7 mét (23 feet) và dày xấp xỉ 1 mét.
Với giọng nói đàn ông, mỗi khối đá lại gọi khối đá khác bằng những cái tên như “Kala”, ‘Kanga”, “Hila”, v.v.
Dân làng giải thích rằng chỉ có một người duy nhất có sức mạnh và quyền lực đặc biệt mới có thể dựng một khối đá tại một địa điểm nào đó. Có một trong những khối đá khổng lồ như thế đã đứng tách biệt tại ngoại ô của ngôi làng.
Qua nhiều thế hệ người ta tin rằng Thần cho ngôi làng để đánh dấu sự độc đáo của ngôi làng Willong, tọa lạc trên 1 con dốc đứng trên những ngọn đồi. Nhưng để làm gì vĩnh viễn là mục đích bí ẩn mà người dân không tiết lộ.
Những khối đá cự thạch khổng lồ dựng đứng tọa lạc trên những con dốc và khác nhau về kích cỡ; cái cao nhất trong số chúng cao bằng 7 mét (23 feet) và dày xấp xỉ 1 mét.
Ngày nay, những niềm tin và thói quen của con người hướng về tâm linh thường bị dần quên lãng bởi cuộc sống hiện tại quá nhanh quá gấp nhờ công nghệ.
Tại Willong, ngày nay chỉ có một vài bậc huynh trưởng biết về lịch sử bí ẩn của những hòn đá khổng lồ này, nhưng chẳng bao lâu nữa, tất cả những bài hát và chuyện kể dân gian có liên quan với chúng có thể bị chìm vào lãng quên mãi mãi.
Con người có thể không còn tin Thần nữa. Nhưng dù con người có tin hay không tin, việc Thần tồn tại từ xưa đến nay vốn không phụ thuộc vào sự tin hay không tin của con người. Và trên thực tế thì thần ngôn, thần tích vẫn luôn triển hiện xung quanh chúng ta. Chỉ có điều người ta không đủ may mắn để nhận biết và tin tưởng.
Nguồn: DKN
- Cổ nhân thường nói “dục tốc bất đạt”, thực ra câu sau mới tinh tuý nhất
- Câu chuyện về nhà sưu tập sách “ám ảnh” nhất thế giới
- Nửa người, nửa thú không còn là truyền thuyết – hộp Pandora đã được mở?