Một siêu máy tính khổng lồ có thể xử lý 3 triệu tỷ phép tính mỗi giây vừa được Nhật Bản đưa vào sử dụng để tạo ra những mô hình chi tiết hơn của vũ trụ.
Siêu máy tính này được gọi là Cray XC50, nhưng tên nickname của nó là ATERUI II. Nó liên kết 40.200 lõi để đạt được hiệu năng cao nhất về mặt lý thuyết là 3.087 petaflop. Năm nay khoảng 150 nhà khoa học sẽ sử dụng ATERUI II.
ATERUI II, được chế tạo bởi Đài thiên văn quốc gia của Nhật Bản. Nó có kích thước bằng một căn phòng lớn. Nhiệm vụ của ATERUI II là mô hình hóa vũ trụ từ quá trình tạo thành các ngôi sao tới phân bố vật chất tối với độ chính xác cao hơn trước đây. Siêu máy tính này sẽ giúp các nhà thiên văn tìm hiểu cặn kẽ hơn về quá trình hình thành của vũ trụ.
Các nhà thiên văn học thường dựa trên các mô hình tính toán bằng máy tính về các ngôi sao, thiên hà và vũ trụ để phát triển các lý thuyết vũ trụ. Thiên văn học máy tính là một ngành tương đối mới so với cách nghiên cứu vũ trụ truyền thống: quan sát sử dụng các kính viễn vọng và mô hình toán học. Nhờ có những tiến bộ về máy tính trong vài thập kỷ qua, nghiên cứu vũ trụ bằng máy tính đã chứng minh được tầm quan trọng tương tự như phương pháp quan sát và tính toán toán học.
Máy tính ATERUI II có hiệu năng rất cao và được kết nối mạng siêu tốc cho phép các nhà thiên văn học sử dụng nó ngay từ nhà.
Nguồn: DKN
- Tạo ra lửa từ một quả chanh,kĩ năng “biết không thừa” ai cũng nên tìm hiểu
- Anh chế tạo lò phản ứng nhiệt hạch cỡ nhỏ cho nhiệt độ nóng hơn cả lõi mặt trời
- 6 phát minh vĩ đại suýt chút nữa đã thay đổi lịch sử nhân loại