Picatrix: Bản viết tay cổ đại dạy cách khai thác năng lượng từ vũ trụ

Trong qua khứ, xã hội Tây Ban Nha đã từng coi đây là một cuốn tà thư được viết bằng tiếng Ả Rập.

Theo phần mở đầu của bản dịch tiếng Latinh, Picatrix đã được dịch sang tiếng Tây Ban Nha từ tiếng Ả Rập theo lệnh của Alphonso X của Castile vào một thời điểm nào đó giữa năm 1256. Phiên bản tiếng Latinh được xuất bản sau đó, dựa trên bản dịch của các bản thảo tiếng Tây Ban Nha. Nó được cho là của Maslama ibn Ahmad al-Majriti (một nhà toán học người Andalucia), nhưng nhiều người cho rằng đây không phải là tác giả thực sự.
Rõ ràng là có rất nhiều bản thảo cổ khác nhau lưu giữ những bí mật tuyệt vời và kiến thức quan trọng đã bị thất lạc trong quá khứ. Tuy nhiên chúng đã bị đưa vào quên lãng hoặc bị phủ nhận hoàn toàn vì chúng đi ngược lại lợi ích của một số nhóm hoặc giới tinh hoa nhất định tại thời điểm nó được phát hiện.

Một trong những văn bản đó chính là “Picatrix”, một cuốn sách được cho là dạy cách khai thác năng lượng từ vũ trụ. Trong quá khứ, nó từng bị Tây Ban Nha thời trung cổ coi là tà thư, tuy nhiên vào năm 1256 nó vẫn được dịch từ tiếng Ả Rập sang tiếng Tây Ban Nha.

Về cơ bản, đây là cuốn sách 400 trang về phép thuật và chiêm tinh học với tựa đề tiếng Ả Rập là Ghāyat al-Ḥakīm. Tựa đề tiếng Ả Rập được dịch là “Mục tiêu của Hiền nhân” hoặc “Mục tiêu của Người khôn ngoan”. Tuy nhiên khi được dịch sang tiếng Tây Ban Nha và sau đó sang tiếng Latinh trong thế kỷ 13, lúc đó nó có tựa đề tiếng Latinh là Picatrix.

Qua cuốn sách này, người xưa tin rằng họ có thể thu hút và định hướng năng lượng vũ trụ cho phép các sự kiện diễn ra theo ý mình, phép thuật chiêm tinh; nếu thành thạo có thể sử dụng và thống trị tự nhiên và môi trường thông qua năng lực vũ trụ.




Cuốn sách cổ với 400 trang được viết bằng tiếng Ả rập. Các chuyên gia tin rằng nó được viết vào thế kỷ 11 trong khi số khác cho rằng nó thuộc thế kỷ 10. Vào thế kỷ 13, vua của Castile Alfonso X đã cho dịch cuốn sách sang tiếng Tây Ban Nha. Nó đã thu hút sự chú ý của hầu hết chân âu trong suốt ba thế kỷ từ 15 đến 18.

Trong cuốn sách mô tả tác động của chiêm tinh và vật thần với động vật, cây cối, kim loại và các thành tố khác. Ngoài phép thuật, cuốn sách còn có bộ lịch mặt trăng với mục đích hỗ trợ các lễ hội diễn ra đúng thời điểm quan trọng.

Ngoài ra, cuốn sách cổ còn ghi chép những công thức bùa phép sử dụng những thành phần nguy hiểm. Chúng bao gồm chất độc, thuốc phiện và các loại cây khác khi mà sử dụng sẽ khiến con người rơi vào trạng thái biến đổi ý thức.




Mặc dù phiên bản Castilian được coi như đã mất, phiên bản tiếng Latinh đã trở nên phổ biến khắp thế giới. Có ý kiến cho rằng Picatrix được viết bởi Abu Maslama Muhammad ibn Ibrahim ibn ‘Adb al-da’im al-Majrit, một nhà thiên văn học, toán học và giả kim vùng Al Andalus. Ông có tham vọng thu thập kiến thức của vùng Trung đông từ thế kỷ thứ 8 và 9.

Tuy nhiên, có một thực tế là khi được dịch sang tiếng Tây Ban Nha và tiếng Latinh, tác phẩm được chia thành bốn cuốn:

Quyển I – “Về các tầng trời và những tác động mà chúng gây ra thông qua những hình ảnh được tạo ra dưới chúng”

Quyển II – “Về hình dáng của các tầng trời nói chung, về chuyển động chung của hình cầu, và về các tác động của chúng trong thế giới này”

Quyển III – “Về các thuộc tính của các hành tinh và các dấu hiệu, hình dáng được tạo ra bằng màu sắc của chúng, cách người ta có thể nói chuyện với các linh hồn của các hành tinh, và nhiều hoạt động kỳ diệu khác”

Quyển IV – “Thuộc tính của tinh linh, và những thứ cần thiết để quan sát thứ nghệ thuật tuyệt vời nhất này, cách chúng có thể được triệu hồi bằng hình ảnh, đau khổ và những thứ khác”

Và mỗi cuốn sách sau đó được chia thành nhiều chương chứa thông tin về phép thuật, các hành tinh, trật tự của các điều tự nhiên, cùng với nhiều chủ đề phép thuật khác.

Ma thuật có liên quan nhiều đến tâm linh trong thời cổ đại, và vì vậy, các cuốn sách cổ đại này đã trở thành một kho tàng kiến thức rộng lớn cho người sử dụng trong quá khứ. Điều này không chỉ cung cấp cho chúng ta cái nhìn sâu sắc hơn về phép thuật, nghi lễ, nó còn cho chúng ta thấy nguồn gốc của chiêm tinh học, thiên văn học và các hình thức huyền bí khác bắt nguồn từ đâu. Khi kiến thức này được lưu truyền qua nhiều thế hệ, nó đã thay đổi nhiều lần, nhưng phần cốt lõi vẫn còn nguyên vẹn.

Người ta tin rằng Picatrix được viết bởi Abū- Maslama Muhammad ibn Ibrahim ibn ‘Abd al-da’im al-Majrīt, một nhà thiên văn học, toán học và giả kim thuật người Al-Andalus, người đã thu thập nhiều kiến thức của vùng Trung Đông từ thế kỷ 8 và 9.


Theo nhiều báo cáo khác nhau, Picatrix có thể là một trong những cuốn sách quan trọng nhất về phép thuật chiêm tinh. Được viết bằng tiếng Ả Rập vào năm 1.000 sau Công nguyên, nó đóng vai trò như một bộ bách khoa toàn thư về phép thuật lớn hơn hầu hết các cuốn sách ma thuật hay ma đạo thư thời Trung cổ khác.

Nhà nghiên cứu David Pingree đã gọi nó là “sự trình bày kỹ lưỡng nhất về phép thuật và chiêm tinh trong tiếng Ả Rập”, và mô tả nó là “các văn bản tiếng Ả Rập về thuyết Hermeticism, Sabianism, Ismailism, chiêm tinh, giả kim và ma thuật được bắt nguồn ở Cận Đông trong thế kỷ thứ chín và thứ mười thế kỷ sau Công nguyên”.

Nguồn: Genk

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *