Sách cổ tiết lộ: Mặt trăng là tàu vũ trụ thời tiền sử?

Mặt trăng hình thành như thế nào, hiện vẫn là một câu hỏi làm đau đầu các nhà khoa học. Đã nhiều giả thuyết được đưa ra, nhưng giải thích vấn đề này thì lại xuất hiện vấn đề khác phủ định.

Sách cổ tiết lộ: Mặt trăng là tàu vũ trụ thời tiền sử? (Ảnh: Pixabay)

Tuy nhiên, trong các truyền thuyết, các sách cổ, thậm chí cả quốc sử cũng có những ghi chép rất đặc biệt về mặt trăng, khiến người ta phải liên tưởng đến một thuyết: Mặt trăng là tàu vũ trụ thời tiền sử.
Xem nhanh

Truyền thuyết người Dao ở Trung Quốc
Trong tộc người Dao ở phía Tây Nam của Trung Quốc có một truyền thuyết cổ xưa. Vào thời rất xa xưa, trên bầu trời mới chỉ có các vì sao và mặt trời, khi đó ban đêm trời tối đen như mực. Khi màn đêm buông xuống, trái đất bao trùm trong nỗi sợ hãi. Con người cũng như các loài động vật khác đều phải ẩn náu trong nơi ở của mình. Một đêm nọ, trên bầu trời đột nhiên xuất hiện một vật nóng rừng rực, nhiều góc cạnh, trông như ngọn núi lớn. Nó không vuông không tròn, giống như một khối đá khổng lồ, tỏa ra ánh sáng nóng. 

Truyền thuyết này của người Dao thực ra là kể về nguồn gốc của mặt trăng. Bên trong nó ít nhất truyền tải ba tầng ý nghĩa. Thứ nhất, mặt trăng vốn không phải luôn có từ trước. Thứ hai, đó là mặt trăng đã từng ở gần mặt đất đến mức bạn có thể nhìn thấy các góc cạnh của nó bằng mắt thường một cách rõ ràng. Thứ ba, một điều rất quan trọng là mặt trăng xuất hiện sau khi con người xuất hiện. Điều này cho thấy truyền thuyết nói rằng mặt trăng không hình thành một cách tự nhiên. Hơn nữa, sau này nó mới đi vào quỹ đạo hiện tại, vì vậy rất có thể nó là một kiệt tác thông minh nào đó.

Nhưng truyền thuyết thì dù sao cũng là huyền thoại, vậy truyền thuyết của người Dao có đáng tin không, mặt trăng có thực sự là nhân tạo không?

Mặt trời và mặt trăng là hai thiên thể lớn nhất trên bầu trời của chúng ta, và cả hai đều mang lại ánh sáng cho trái đất, một cái vào ban ngày và một cái vào ban đêm. Điều thú vị nhất của mặt trăng trên bầu trời là, quỹ đạo của nó quanh trái đất rất gần với một hình tròn hoàn hảo.

Các hành tinh hay vệ tinh thông thường mà chúng ta biết, quỹ đạo quay quanh các ngôi sao là hình elip, đường kính của mặt trăng chỉ bằng 1/400 đường kính của mặt trời, tất nhiên nó thực sự nhỏ hơn rất nhiều so với mặt trời.

Các hành tinh hay vệ tinh thông thường mà chúng ta biết, quỹ đạo quay quanh các ngôi sao là hình elip. (Ảnh: Pixabay)

Tại sao Mặt trăng trông lớn như Mặt trời?
Bí mật ở đây là khoảng cách từ mặt trăng đến trái đất đúng bằng 1/400 khoảng cách từ trái đất đến mặt trời. Cảm giác như nó được thiết kế rất tốt, vì vậy chỉ cần nó che khuất hoàn toàn mặt trời, mặt trăng có thể gây ra hiện tượng nhật thực toàn phần.




Điều này thật là trùng hợp! Bất kể như thế nào, mặt trăng là một thiên thể cực kỳ không tự nhiên. Mặt trăng còn có một đặc điểm. Trong khi hầu hết các vệ tinh của các hành tinh đều liên tục tiến gần ngôi sao chính dưới tác dụng của lực hấp dẫn, sau khi vượt ra ngoài một vị trí được gọi là giới hạn Roche, sẽ bị xé huỷ đi. Nhưng mặt trăng đang dần rời xa khỏi trái đất với tốc độ khoảng 3,78 cm mỗi năm, là phản trọng lực.

Vậy các nhà vật lý thiên văn giải thích hiện tượng này như thế nào? 

Họ giả định một lực gọi là lực thủy triều. Khi hai thiên thể lớn hút nhau, một hiệu ứng tạo ra bởi sự khác biệt hấp dẫn giữa điểm gần và điểm xa được gọi là lực thủy triều. Có nghĩa là, mặt trăng quá lớn. Lực hấp dẫn từ trái đất rõ ràng là khác nhau ở điểm gần và điểm xa. Còn tình huống này thì sao? Trong trường hợp này, mặt trăng sẽ được kiểm soát vững chắc ở vị trí hiện tại của nó. Và nó cũng làm cho mặt trăng luôn chỉ có một mặt hướng về trái đất là mặt nhẵn nhất Đây là một điều rất phi tự nhiên. Lực thủy triều có thể dùng để giải thích hiện tượng phản trọng lực của mặt trăng.

Nhưng vấn đề là trong hệ mặt trời khổng lồ, sao Mộc và sao Thổ có số lượng vệ tinh đáng kể, và sẽ có lực thủy triều giữa chúng với sao chủ. Vậy tại sao chỉ có mặt trăng – vệ tinh của trái đất luôn chỉ cho mọi người thấy một mặt của nó, mặt trăng này chẳng phải vừa quá đặc biệt vừa không tự nhiên sao? Hơn nữa, lực thủy triều không thể giải thích được hiện tượng mặt trăng ‘ngẫu nhiên’ rời khỏi quỹ đạo. 

Mặt trăng từng rời quỹ đạo
Trong sách cổ của Trung Quốc “Kim sử – Thiên văn chí” ghi chép một thông tin đáng kinh ngạc.




Ngày Ất Sửu tháng 5 năm Thiên Hội thứ 11 đời Kim Thái Tông, tức là vào ngày 15 tháng 6 năm 1133, mặt trăng đột ngột lệch khỏi quỹ đạo và di chuyển về phía nam, nhưng một lúc sau thì nó đã quay trở lại quỹ đạo ban đầu. Ghi chép này rất quan trọng, vì nó khác với những truyền thuyết dã sử khác, mà đã đường đường chính chính xuất hiện trong chính sử của quốc gia.

Ở Trung Quốc cổ đại, do nhu cầu của nông nghiệp, từ rất sớm đã thiết lập chức quan gọi là tinh quan, phụ trách quan sát các thiên tượng.

Kể từ thời nhà Hán, nhà nước đã thành lập một tổ chức đặc biệt chuyên quan sát những thay đổi thiên tượng gọi là Tư Thiên Đài. Các triều đại kế tiếp về sau cũng lưu giữ tổ chức này, và triều đại Kim cũng không ngoại lệ. Tại Tư Thiên Đài, các nhà khoa học tinh thông thiên văn quan sát từng giờ từng ngày, và ghi lại kết quả quan sát một cách chi tiết, định kỳ gửi tới quốc sử quán niêm phong.

Sử sách của tất cả các triều đại đều thấy có phần về “Thiên văn chí”, tức là chúng được viết dựa trên những ghi chép quan sát ban đầu này, và độ tin cậy cực kỳ cao. Còn nếu nghi ngờ những ghi chép thiên văn này là bịa đặt, thì cũng có lý do để nghi ngờ tất cả các ghi chép thiên văn khác.

Ghi chép này cho thấy một hiện tượng kỳ thú là, mặt trăng đôi khi lệch rất nhiều khỏi quỹ đạo, và sau đó có thể nhanh chóng điều chỉnh quỹ đạo, quay trở lại vị trí ban đầu. Loại hiện tượng này chưa từng được biết đến trong các thiên thể hình thành tự nhiên. Đây là một phần kỳ lạ, và phi tự nhiên khác của mặt trăng.

Nhưng tàu vũ trụ mà con người đáp xuống mặt trăng mà chúng ta biết, cũng thể hiện phương thức hoạt động tương tự. Chẳng hạn như, sau khi tàu vũ trụ đi vào quỹ đạo mặt trăng, sẽ sử dụng các lực đẩy khác nhau để điều chỉnh vị trí của nó, cho đến khi có thể hạ cánh an toàn trên bề mặt mặt trăng.

Cho nên ghi chép này trong sách cổ “Kim sử – Thiên văn chí” đã trực tiếp kích thích trí tưởng tượng. Phải chăng, mặt trăng là một con tàu vũ trụ nhân tạo? Theo logic thông thường, chỉ những thiên thể được điều khiển một cách thông minh mới có thể chủ động điều chỉnh quỹ đạo của chúng.




Phải chăng, mặt trăng là một con tàu vũ trụ nhân tạo? (Ảnh: Pixabay)

Mặt trăng được hình thành tự nhiên?
Chúng ta hãy cùng xem những lý thuyết phổ biến về nguồn gốc của mặt trăng và những thiếu sót của chúng. Lý luận phổ biến nhất chính là giả thuyết va chạm. Đây là một tai nạn, một sự kiện đột nhiên xảy ra, tạo nên sự hình thành của mặt trăng, không phải là một sự tiến hóa suôn sẻ. Theo lý thuyết va chạm này, thực tế có nhiều nhánh của giả thuyết.

Nổi tiếng nhất là lý thuyết về hai hệ thống Trái đất-Mặt trăng được tạo ra bởi sự va chạm của hai hành tinh. Giả thuyết này cho rằng vào thời điểm đó, một hành tinh tên là Theia đã va chạm với trái đất. Theia là mẹ của Thần mặt trăng Selena trong Thần thoại Hy Lạp. 




Hành tinh Theia này là một hành tinh giả thiết. Nó có kích thước tương đương với sao Hỏa. Nó va vào Trái đất ban đầu với tốc độ hơn 28.000 km / h, và phần lớn Theia trở thành mặt trăng. Giả thuyết này có thể giải thích rõ tại sao mặt trăng lại khổng lồ như vậy. Đường kính của mặt trăng bằng 25% của Trái đất. Nó là vệ tinh lớn thứ 3 trong hệ mặt trời. Sao Mộc là hành tinh khổng lồ như vậy, mặt trăng Ganymede của nó chỉ bằng 3,76% đường kính của Sao Mộc. Xét về tỷ lệ, nó quá nhỏ so với mặt trăng.

Lý luận này cũng có thể giải thích một phần tại sao trên bề mặt của mặt trăng lại thiếu nước. Vì năng lượng rất lớn của cú va chạm đã làm bốc hơi hết nước. Nhưng các mẫu mặt trăng được lấy từ cuộc đổ bộ lên mặt trăng của Apollo cho thấy, các thành phần chất đồng vị của Trái đất và Mặt trăng rất giống nhau. Điều này đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với lý thuyết va chạm hành tinh. Bởi vì nếu Theia đúng là một hành tinh khác không liên quan đến Trái đất, thì nó không thể có những chất đồng vị tương tự nhiều như vậy với Trái đất.

Tất cả các vật thể trong Hệ Mặt trời mà chúng ta biết cho đến nay đều có dấu vân tay đồng vị đặc biệt. Ngoại trừ Trái đất và Mặt trăng có dấu vân tay rất giống nhau, các ngôi sao khác đều khác nhau rất nhiều. Vì vậy, đây là một khía cạnh rất kỳ lạ và phi tự nhiên của mặt trăng.

Để giải thích vấn đề dấu vân tay chất đồng vị của Trái đất và Mặt trăng, năm 2018, nhà vật lý hành tinh tại Đại học California Davis, bà Sarah Stewart đã đưa ra một giả thuyết gọi là Trái đất- Mặt trăng liên hợp thể (Synestia). 

Giả thuyết nhận định rằng sau khi hai hành tinh va chạm mạnh, nó giống như một cái bánh rán khi ở trong trạng thái nhiệt độ cao giữa một hành tinh và cái đĩa bụi trần. Chiếc bánh này đã được làm lạnh trong gần 1.000 năm để tạo thành một hệ thống sao đôi Trái đất – Mặt trăng.




Giả thuyết có thể giải thích câu hỏi hóc búa về các dấu vân tay đồng vị giống nhau của Trái đất và Mặt trăng. Vì vậy Sarah Stewart giành được khoản tài trợ của Quỹ MacArthur, giải thưởng thiên tài nổi tiếng.

Mặc dù giả thuyết va chạm giải thích về nguồn gốc của mặt trăng là một giả thuyết thiên tài, nhưng xét cho cùng thì nó cũng được coi là trí tưởng tượng, và vẫn còn rất nhiều công việc chứng minh phải làm. Nó không phải là một giả thuyết chắc chắn về nguồn gốc của mặt trăng.

Ngoài ra, còn có những lý luận và giả thuyết lỗi thời khác như lý thuyết bổ sung mặt trăng, lý thuyết chia tách, thuyết tương đồng ngưng tụ… Bên cạnh đó, còn có một giả thuyết nghe rất bạo lực.

Đó là giả thuyết vụ nổ hạt nhân tự nhiên do các nhà khoa học Hà Lan Rob de Meijer và Wim van Westrenen đưa ra vào năm 2010. Họ tin rằng một vụ nổ hạt nhân tự nhiên đã xảy ra trên trái đất nguyên thủy, và một mảnh lớn của mảnh vỡ này đã bị thổi bay lên trời, và trở thành mặt trăng hiện nay.

Lý thuyết vụ nổ hạt nhân này thực sự phải nổ theo các quy tắc đặc biệt, thì mới có thể ép ra một quả cầu tròn hoàn hảo như mặt trăng, và chỉ bay đến quỹ đạo hiện tại, tạo thành một quỹ đạo tròn hoàn hảo. Nó giống như khi cho phát nổ trong một hầm mỏ, một chiếc nhẫn kim cương lấp lánh tình cờ nổ tung, và nó tình cờ bay đến ngón tay bạn và chui vào đúng ngón tay đeo nhẫn một cách hoàn hảo.

Những giả thuyết trên đều là trí tưởng tượng chuyên nghiệp, được các chuyên gia đưa ra về sự hình thành tự nhiên của mặt trăng, nhưng mỗi giả thuyết đều không thể giải thích được một số vấn đề.

Mặt trăng có phải là một thiên thể do con người tạo ra hoặc một con tàu vũ trụ?
Bởi theo ghi chép trong “Kim sử – Thiên văn chí”, mặt trăng sẽ trải qua độ lệch quỹ đạo lớn, nó cũng có thể điều chỉnh tư thế, trạng thái bay và nhanh chóng thay đổi quỹ đạo vệ tinh của mình. Điều này quả thực rất giống với hành vi của những con tàu vũ trụ do con người tạo ra. 

Trong thần thoại người Dao cũng cho thấy quỹ đạo vận hành của mặt trăng có biến động rất lớn. Thần thoại kể rằng mặt trăng ở rất gần mặt đất. Hình dạng không đồng đều của bề mặt mặt trăng khiến người xưa nghĩ rằng đó là một tảng đá lớn phát sáng. 




Hình dạng không đồng đều của bề mặt mặt trăng khiến người xưa nghĩ rằng đó là một tảng đá lớn phát sáng. (Ảnh: Pixabay)

Nếu mặt trăng gần mặt đất như vậy, vận hành của nó là trái với định luật vạn vật hấp dẫn. Vì ở khoảng cách gần như vậy, bất kỳ thiên thể tự nhiên nào cũng chỉ có thể bị xé toạc bởi lực hấp dẫn của trái đất. 

Tuy nhiên, mặt trăng vẫn tồn tại bình thường cho đến nay và ngày càng xa mặt đất, và dừng ở vị trí như ngày nay. Điều này nói lên rằng cho thấy mặt trăng có thể thay đổi tư thế, trạng thái bay giống như một con tàu vũ trụ. Nó có thể thích ứng với sự thay đổi hấp dẫn của các quỹ đạo khác nhau.




Vào thời nhà Đường, cũng có một cuốn sách là “Dậu Dương Tạp Trở”, ghi lại một câu chuyện như vậy. Thời Đường Văn Tông, có một người tên là Trịnh Nhân Bản. Em trai của ông ta bị lạc và bị mất tích, ông và gia đình đã cùng đi tìm kiếm người em mất tích. Họ nhìn thấy một người đàn ông mặc quần áo trắng tinh, người đàn ông này đang ngủ ngon lành với cái gối là bọc quần áo. Trịnh Nhân Bản đã đánh thức người đàn ông dậy và hỏi: “Em tôi bị lạc đường, ông có thấy nó đi về đâu không?”

Người đàn ông mặc đồ trắng ngẩng đầu lên và Trịnh Nhân Bản, không trả lời, lại nằm xuống ngủ tiếp. Nhân Bản đánh thức ông ta, người đàn ông ngồi dậy và nói: “Đi bên này”.

 Ông ta dẫn Trịnh Nhân Bổn đi tìm em trai. Trịnh Nhân Bổn hỏi người đàn ông từ đâu tới. Ông ta cười và nói: “Anh có biết rằng mặt trăng được làm bằng bảy báu vật không?”

Sau đó người đàn ông tiếp tục nói: “Mặt trăng là một hình cầu và anh nhìn thấy phần sáng nhất của nó là do tác dụng của mặt trời chiếu vào phần nhô ra của nó. Có 82.000 hộ gia đình sống ở đó để sửa chữa mặt trăng. Tôi là một trong những công nhân bảo trì đó”. 

Người đàn ông mặc đồ trắng nói xong mở túi ra để lộ các dụng cụ như một cây thước, một cái đục… 

Câu chuyện này là một truyền thuyết cổ đại. Chúng ta ngày nay đã quá quen với mặt trăng, độ sáng của bề mặt mặt trăng rất khác nhau, khi nhìn từ trái đất, một số nơi rất sáng và một số nơi tối mờ. Chúng ta đều biết rằng phần sáng của mặt trăng thực chất là dãy núi hình tròn của mặt trăng  và núi của mặt trăng, là những phần nhô ra của mặt trăng. Những nơi này có thể phản chiếu khoảng 7,3% ánh sáng mặt trời chiếu tới, vì vậy chúng trông sáng nhất. 




Điều kỳ lạ là tại sao người thời đại nhà Đường có thể biết được đạo lý này, hơn nữa lại nói vô cùng chuẩn xác rằng mặt trăng là thiên thể hình tròn. Phần sáng nhất của mặt trăng là do mặt trời chiếu vào phần nhô ra của bề mặt Mặt trăng. Những nơi mờ tối là vùng đất thấp của mặt trăng và khả năng phản xạ ánh sáng mặt trời yếu. Chẳng lẽ lúc đó con người cũng cầm trong tay một chiếc kính viễn vọng thiên văn sao?

Một khả năng lớn hơn là tác giả đã biết về cấu trúc bề mặt của mặt trăng từ các ghi chép cổ xưa, có thể đã được quan sát thấy khi mặt trăng tương đối gần mặt đất.

Ghi chép về quan sát cận cảnh này còn có các phiên bản khác. Các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã phát hiện ra một số tranh đá cổ trong một hang động cổ ở Tân Cương. Trong số đó, có bộ tranh về tuần trăng sớm nhất trên thế giới, bao gồm một loạt các bức tranh liên hoàn về trăng đầu tháng, trăng khuyết đầu tháng, trăng đầy tháng, và trăng khuyết cuối tháng.

Điều gây kinh ngạc nhất là trên bản đồ của trăng tròn, có bảy đường hình rẻ quạt ở phía dưới bên trái của cực nam của mặt trăng. Điều này cho thấy tác giả của bức tranh đã biết chính xác hoa văn hình rẻ quạt khổng lồ tỏa ra từ tâm của miệng núi lửa lớn trên mặt trăng. 

Nhưng bức tranh trên đá này có tuổi đời gần vạn năm, lúc đó không có kính viễn vọng. Nếu chúng ta liên hệ với thần thoại của người Dao, sẽ có một khả năng đáng kinh ngạc sẽ hiện ra trước mắt.

Tác giả của những bức tranh này rất có thể đã quan sát mặt trăng từ một vị trí gần hơn rất nhiều so với hiện tại. Nói cách khác, mặt trăng từng có quỹ đạo thấp hơn nhiều so với hiện tại, vào khoảng thời gian 10.000 năm trước. 

Lời kết
Chúng ta hãy cùng tổng kết về chủ đề tìm hiểu mặt trăng là một thiên thể được hình thành tự nhiên hay là một tàu vũ trụ nhân tạo. Thật ra cả 2 giả thuyết này đều là trí tưởng tượng.

Về giả thuyết là thiên thể nhân tạo, nó có thể giải thích một số đặc điểm độc đáo hơn của mặt trăng, nhưng đúng là giả thuyết này khó được tiếp nhận bởi trí tưởng tượng quá lớn. Trên thực tế, đó là vì nó mang tính quá lật đổ. 

Nếu muốn chế tạo một con tàu vũ trụ có kích thước như mặt trăng, một thiên thể do con người tạo ra với kích thước lớn đến mức như thế, quả là khó tin đối với khả năng kỹ thuật và công nghệ của con người ngày nay.


Nếu xem xét giả thuyết này một cách nghiêm túc, điều đó có nghĩa là thừa nhận rằng có nền văn minh tiền sử nào đó phát triển hơn chúng ta ngày nay rất nhiều, nếu mặt trăng thực sự là do con người tạo ra, ai đã tạo ra nó?

Nó được tạo ra khi nào và tại sao nó được tạo ra? Đây là một câu hỏi khiến chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều. Tất cả những câu hỏi này không thể trả lời được dựa trên những kiến ​​thức hiện có của chúng ta. Theo bạn, bạn sẽ lựa chọn giả thuyết nào?

Nguồn: DKN – Theo Wenzhaostudio

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *