Một nền văn minh cổ xưa trên lục địa Nam Cực có công nghệ tiên tiến, xây kim tự tháp có thể tích gấp 1000 lần kim tự tháp Ai Cập.
Một nền văn minh cổ xưa trên lục địa Nam Cực có công nghệ tiên tiến, xây kim tự tháp có thể tích gấp 1000 lần kim tự tháp Ai Cập, và để lại một loại ngôn ngữ máy tính nghiêm cẩn chính xác cho một tộc người Nam Mỹ…
Nền văn minh cổ đại Nam Cực
Năm 2016, một hình ảnh vệ tinh của google đột nhiên được lan truyền rộng rãi trên mạng, bởi vì nó hiển hiện một kim tự tháp trong đó. Dĩ nhiên kim tự tháp không phải là điều gì đó kỳ lạ nhưng điều ly kỳ là vị trí chụp bức ảnh ở dãy núi Ellsworth tại châu Nam Cực. Chiều dài cạnh đáy của kim tự tháp là 2 km, chiều cao là 1.265 m; so với kim tự tháp Khufu, Ai Cập mà chúng ta biết có chiều dài đáy 216 m và chiều cao 146m; thì kim tự tháp ở Nam Cực này thể tích gấp gần 1000 lần.
Cộng đồng cư dân mạng chia thành hai trường phái tranh luận. Một là nhóm cho rằng đây là ngọn núi nhỏ do tự nhiên hình thành nên, chẳng qua nó trùng hợp lại có hình dáng giống với kim tự tháp, không có gì kỳ lạ cả. Nhóm còn lại cho rằng mắt thường cũng có thể nhìn rõ, làm sao có thể có cái gì đó được hình thành trông ngay ngắn, đều đặn một cách ngẫu nhiên như vậy? Họ cho rằng nó chỉ có thể là do con người tạo nên. Vậy kim tự tháp khổng lồ trong băng tuyết này là hình thành tự nhiên hay là do con người tạo nên?
Trước khi trả lời vấn đề này, đầu tiên chúng ta cần bắt đầu từ một ngôn ngữ cổ ở Nam Mỹ.
Ngôn ngữ cổ ở Nam Mỹ
Trên dãy núi Andes ở biên giới giữa Peru và Bolivia ở Nam Mỹ có một hồ gọi là Titicaca. Nơi đây cũng là nguồn gốc của đế quốc Inca. Một nhóm người da đỏ sống bên hồ qua nhiều thế hệ, họ được gọi là người Aymara. Họ sống một cuộc sống nông canh, mặt trời lên thì làm việc, mặt trời lặn thì nghỉ ngơi. Ngôn ngữ của họ được gọi là tiếng Aymara. Bởi vì có 2,5 triệu người sử dụng ngôn ngữ này, nên nó cũng không phải là ngôn ngữ thiểu số. Vì vậy Bolivia và Peru đều xếp tiếng Aymara là một trong những ngôn ngữ chính thức. Có người cho rằng đây chỉ là bảo tồn văn hóa bản địa, không có gì kỳ lạ. Tuy nhiên, nếu nói tiếng Aymara là ngôn ngữ máy tính nghiêm ngặt, chặt chẽ nhất, bạn sẽ nghĩ sao?
Năm 1984, nhà toán học người Bolivia – ông Ivan Guzman de Rojas đã phát minh ra máy phiên dịch nhiều ngôn ngữ, trở thành công cụ phiên dịch của Ủy ban kênh đào Panama. Thời bấy giờ, cạnh tranh với ông còn có nhóm phát triển phần mềm của 11 đại học châu Âu, nhưng cuối cùng Guzman lại được lựa chọn đứng đầu.
Vũ khí bí mật cho thành công của ông chính là ngôn ngữ Aymara này. Bởi vì ông phát hiện ngôn ngữ người Aymara sử dụng hoàn toàn khác với các ngôn ngữ phát triển tự nhiên khác, vốn khá mơ hồ, lẫn lộn, khiến mọi người phải dùng các manh mối ngữ cảnh cùng các thông tin khác mới có thể hiểu rõ được hàm nghĩa của câu nói. Trong khi đó tiếng Aymara là một ngôn ngữ được thiết kế công phu; cú pháp ngắn gọn, chặt chẽ, không mơ hồ, dường như mỗi câu đều có hàm nghĩa rõ ràng và chính xác. Máy tính không cần ngữ cảnh mà có thể thực hiện lệnh không nhầm lẫn. Dùng tiếng Aymara làm ngôn ngữ trung gian, ông Guzman có thể dịch các ngôn ngữ khác nhau mà không cần thực hiện quá nhiều thay đổi về chương trình.
Vậy là ai đã sáng tạo ra ngôn ngữ Aymara? Qua nhiều năm nghiên cứu, nhà nghiên cứu văn minh cổ người Canada – ông Rand Flem-Ath, đã đưa ra giải thích của mình.
Thần tộc Viracocha của người Inca
Trong truyền thuyết của người Inca có một Thần tộc gọi là Viracocha. Họ sở hữu công nghệ tiên tiến, lương thiện hoà bình, đến từ vùng biển xa tới hồ Titicaca, và đã sáng tạo ra nền văn minh cổ đại tại nơi đây. Họ đã lưu lại cho đế quốc Inca những kiến trúc đá khổng lồ, ví dụ như: miếu Thần cổ Puma Punku, thành cổ Tiahuanaco. Tiahuanaco là tiếng Aymara, là di chỉ thành cổ lớn nhất Nam Mỹ; với diện tích có thể nhìn thấy là hơn 4 km vuông. Kim tự tháp nổi tiếng Akapana, cổng mặt trời (The Gate of Sun) và miếu Thần Kalasasaya đều là những kiến trúc đá khổng lồ tiêu biểu và nổi bật nhất của Tiahuanaco. Tại đây có thể chiêm ngưỡng thấy tượng cự thạch của Thần tộc Viracocha. Đặc điểm nổi bật nhất của các kiến trúc này là dùng những khối đá khổng lồ vài tấn tới vài chục tấn để xây nên, cắt rất chính xác, gắn chặt với nhau mà không cần xi măng và các chất kết dính khác, có phương thức xây dựng giống với kim tự tháp Ai Cập.
Hệ thống bức tường lịch đá gồm 11 cột đá bên cạnh cổng Mặt Trời (ảnh: atlantisbolivia.org)
Trong truyền thuyết, Thần tộc Viracocha niệm tụng thần chú, những tảng đá khổng lồ được cắt xong lập tức hợp lại với nhau một cách quy củ. Khi trời sáng, mọi người nhìn đã thấy một miếu Thần nguy nga bên mặt nước hồ.
Ông Rand Flem-Ath nhận định rằng, không chỉ những di chỉ vật chất như miếu Puma Punku và thành cổ Tiahuanaco được Thần tộc Viracocha lưu lại. Ngay cả ngôn ngữ Aymara cũng do Thần tộc này sáng tạo ra.
Một bộ phận các nhà khảo cổ học cho rằng, thành cổ được xây dựng vào thế kỷ thứ II, cách ngày nay chưa tới 2.000 năm. Tuy nhiên, có một bộ phận các nhà khảo cổ học khác có tư duy cởi mở hơn lại cho rằng, có thể thành cổ Tiahuanaco được dựng nên sớm nhất từ 10.000 năm trước. Nguyên nhân chính là dựa trên thay đổi địa chất thủy văn của hồ Titicaca.
Năm 2015, đội ngũ nhân viên của UNESCO một lần nữa khảo sát miếu cổ Puma Punku, đã phát hiện ra rằng khu đền miếu lớn hơn so với suy nghĩ ban đầu, có khoảng 170.000 mét vuông. Nó lớn hơn cả quần thể Kim tự tháp Giza, Ai Cập. Hơn nữa di chỉ Tiahuanaco nơi ngôi đền tọa lạc, có một hệ thống cấp và thoát nước dưới lòng đất, có cả các cơ sở sinh hoạt của cộng đồng cư dân, thậm chí có bể bơi. Rõ ràng nơi đây từng là một thành phố cổ đại vô cùng phát triển.
Điều khiến UNESCO kinh ngạc hơn là bên cạnh bức tường bảo vệ thành cổ, người ta tìm thấy hóa thạch của loài sò và loài cá. Điều này nói lên rằng thành cổ đã từng ở bên cạnh hồ, và tường bảo vệ thành từng là kè hồ. Hồ Titicaca hiện tại cách di chỉ thành cổ khoảng 20 km. Sau nghiên cứu, cơ quan khảo sát địa chất Anh (BGS), đơn vị hỗ trợ UNESCO, đã nhận định rằng, mực nước của hồ Titicaca ít nhất trải qua khoảng 15.000 năm mới có thể từ di chỉ thành cổ rút về vị trí hiện tại. Nếu kết luận rằng thành Tiahuanaco được xây từ 15.000 năm trước, có thể nhiều người không tin phục, nhưng thành cổ đề cập sau đây, về sự cổ đại của nó có lẽ khó có thể tranh cãi.
Thành cổ Caral của Peru
Năm 1994, nhà khảo cổ học người Peru Ruth Shady đã tiến hành thăm dò tại dãy núi Andes. Một số gò đất kỳ lạ nơi đây đã thu hút sự chú ý của bà. Trực giác mách bảo bà rằng đây không phải là những gò đất được hình thành tự nhiên, bên dưới nó có thể ẩn chứa bí mật cổ đại. Bà bèn dẫn dắt một nhóm bắt đầu khám phá. Vừa khai quật đã phát hiện ra sự việc gây chấn động thế giới. Trực giác của Shady đã không đánh lừa bà. Thành cổ này có tên gọi là Caral và nó vẫn đang được khai quật cho đến ngày nay. Nó được cho là có cách nay 4.627 năm, cổ đại hơn so với bất kỳ kiến trúc nào ở châu Nam Mỹ.
Trước khi phát hiện thành cổ Caral, di chỉ Omek được coi là cổ đại nhất Nam Mỹ, cách nay khoảng 4.500 năm. Caral thậm chí còn cổ đại hơn so với kim tự tháp Giza của Ai Cập – vốn có cách nay khoảng 4.550 năm. Hơn nữa đây cũng chưa phải là kết luận cuối cùng. Vì cùng với việc khai quật xuống lớp sâu hơn, thời gian niên đại của Caral ngày càng lâu đời hơn. Thành cổ Caral cũng có kim tự tháp, rất giống với kim tự tháp Akapana của Tiahuanaco.
Thành cổ Caral (Ảnh: Wikipedia)
Tại thành cổ Caral còn tìm thấy một rạp hát hình tròn rất lớn, trình độ văn minh không hề thua kém văn minh cùng thời đại như cổ Ai Cập và Sumer. Thành phố văn minh cổ đại này cũng đã phá vỡ niềm tin của người châu Âu rằng, chiến tranh là sức mạnh phá hủy các nền văn minh. Bởi vì ở đây không tìm thấy bất kỳ di chỉ nào có liên quan tới chiến tranh. Phát hiện này rất trùng hợp với Thần tộc Viracocha trong truyền thuyết – là Thần tộc có công nghệ tiên tiến, lương thiện và hoà bình, nên họ được thổ dân địa phương xem là các vị Thần.
Điều vô cùng quan trọng là các nhà khoa học nhất trí rằng, thành cổ Caral không phải là công trình của bất kỳ nền văn minh Nam Mỹ nào từng được biết đến. Nó lâu đời hơn nhiều so với nền văn minh Inca, nên khẳng định rằng, người xây dựng nên nó không phải là người Inca. Thật khó để nói rằng nó thực sự là trong truyền thuyết của người Inca. Có phải là Thần tộc Viracocha đã xây dựng nên thành cổ Caral? Và Thần tộc này đến từ đâu?
Viracocha là ‘Thần Thánh’ phương nào?
Nhà nghiên cứu Rand Flem-Ath đã nói một cách kinh ngạc rằng, Viracocha tới từ châu Nam Cực – đại lục bị băng tuyết che phủ. Lý do của Flem- Ath đưa ra là, thành cổ Tiahuanaco và miếu Thần Puma Punku có kiến trúc cùng trang trí quá đặc thù – hình thành nhất thể. Nếu như chúng quả thực được sáng tạo bởi chủng tộc Viracocha, vậy thì nền văn minh này nhất định có nơi sinh ra riêng của nó – cũng gọi là nền văn minh mẹ. Vì nền văn minh mẹ này không phù hợp với bất kỳ nền văn minh nào đã biết trên bất kỳ lục địa nào hiện nay, nên chúng ta hãy dùng phương pháp loại trừ. Loại trừ đi châu Âu, Á, Phi, Mỹ và những hòn đảo Thái Bình Dương, thì chỉ còn lại châu Nam Cực bị băng tuyết bao phủ.
Ông Flem-Ath giải thích rằng 12.000 năm trước rất có thể đại lục Nam Cực lúc đó không phải nằm ở vị trí như ngày nay. 12.000 năm trước, hơn một nửa đất của Nam Cực đều nằm ngoài vòng Nam Cực, gần kề với vùng phía nam của vĩ độ Úc và New Zealand, với khí hậu biển ôn đới. Khi đó vị trí cực Nam của Trái đất chỉ là một đại dương trống rỗng, cực bắc của nam cực lúc đó có thể ở gần vùng cận nhiệt đới. Nguyên nhân hiện nay Nam Cực bị băng tuyết che phủ là do sự dịch chuyển cực.
Trong thế kỷ XX, lý luận dịch chuyển cực vẫn chỉ là truyền thuyết, nhưng tới thế kỷ XXI nó ngày càng tiến gần với hiện thực. Năm 2020, tạp chí Nature đăng một bài viết mang tiêu đề “Dấu vết của rừng mưa ôn đới ở Tây Nam Cực”. Bài viết cho biết năm 2017, tiến sĩ địa chất học Johann Klages cùng nhóm nghiên cứu khoan đáy biển ở phía Tây Nam Cực đã phát hiện hơn 60 loại thực vật kỷ nguyên Mesozoic bị đóng băng – chúng rất giống với cộng đồng thực vật ở phía bắc Italy, thuộc thảm thực vật rừng mưa ôn đới. Có nghĩa là có bằng chứng chắc chắn cho thấy từ rất xa xưa, phía tây của Nam Cực nằm ở vùng ôn đới.
Vậy Nam Cực bị dịch chuyển tới vị trí ngày nay từ khi nào?
Mùa hè năm 1996, tại một hang ở Alaska, nhà địa chất học Timothy Heaton đã tìm thấy xương quai hàm và xương chậu của người cổ. Ông mang chúng tới phòng thí nghiệm phân tích, phát hiện chúng đã có lịch sử hơn 10.000 năm. Đây là bộ xương người sớm nhất từng được tìm thấy ở Alaska vào thời điểm đó, và là một phát hiện lớn. Giới khảo cổ và truyền thông rất mừng rỡ, cho rằng đây có lẽ là tổ tiên của thổ dân địa phương.
Tuy nhiên cùng với xương người được khai quật, sau đó còn phát hiện các công cụ bằng đá, trông chúng không giống với công cụ của người bản địa Alaska. Sự việc gây chú ý trên truyền thông một thời gian thì dừng lại, bởi vì khi đó không có biện pháp nào đáng tin cậy để xác định chuyên sâu hơn.
12 năm sau, vào năm 2008, các nhà khoa học sử dụng công nghệ DNA để phân tích nhận dạng mối quan hệ giữa xác chết cổ đại này và con người hiện đại. Kết quả phân tích kinh ngạc cho thấy nó thực sự không phải là của người Bắc Mỹ bản địa, mà là của một người lạ mới 20 tuổi chết ở Alaska hơn 10.000 năm trước. Người thanh niên bi thảm này có mối quan hệ gia đình gần nhất với người Yahgan hiện đại.
Yahgan là một dân tộc vô cùng lâu đời. Họ sống tại Tierra del Fuego ở Nam Mỹ, có lịch sử gần 12.000 năm. Tierra del Fuego là hòn đảo Nam Mỹ gần Nam Cực nhất, nó chỉ cách 800 km tới điểm gần nhất của Nam Cực ngày nay. Thế hệ sau của xác chết cổ đại hơn 12.000 năm trước này sống ở điểm cực nam của Nam Mỹ. Nhưng bản thân xác chết cổ đại này lại xuất hiện tại Alaska cực bắc của Bắc Mỹ. Điều này cho thấy năm anh ấy chết, chủng tộc của anh phân bố rất rộng khắp hoặc có khả năng đi đường dài.
Với việc phát hiện ra các loài thực vật ôn đới dưới đáy biển Nam Cực và khám phá khảo cổ học cổ đại của con người, những bằng chứng trực tiếp và gián tiếp khiến nhà nghiên cứu Flem-Ath càng thêm tin tưởng vào suy luận của mình.
Hơn 12.000 năm trước, Nam Cực vẫn còn ở vùng ôn đới, một nơi có một mặt hướng ra biển, có mùa xuân ấm áp hoa nở, có một nền văn minh phát triển. Con người ở đây rất giỏi dùng đá khổng lồ làm vật liệu xây dựng. Họ rất thành thạo kiểm soát quá trình gia công đá lớn, xây dựng kim tự tháp cao hơn 1.000 m. Nhưng trong một thảm họa toàn cầu, Nam Cực dịch chuyển tới vị trí ngày nay, sau đó Nam Cực bắt đầu bị đông cứng. Những người sống sót sau thảm hoạ liền rời bỏ Nam Cực, đi tìm nơi cư trú mới. Một số người đã đến Nam Mỹ, nơi gần Nam Cực nhất, trở thành Thần tộc Viracocha trong truyền thuyết của người Inca.
Flem-Ath tin chắc rằng hình ảnh vệ tinh chụp một vật thể hình kim tự tháp ở dãy núi Ellsworth tại châu Nam Cực được đề cập ở phần đầu bài viết, chính là một trong những di chỉ lưu lại của nền văn minh cổ đại Nam Cực.
Nguồn: NTDVN
- Thư tịch cổ của người Babylon và người Sumer cổ đại: Thuyền Noah có thật không?
- Tiên đoán của Hawking sẽ thành hiện thực sau 3 năm? Cuộc đua tìm kiếm Trái đất thứ 2
- Các nhà khoa học đã có thể đảo ngược được thời gian