Dưới đây chúng tôi đưa ra 8 tạo tác nổi bật lên nhờ sự độc đáo, khả năng gợi sự tò mò hoặc tăng kiến thức của chúng ta về những khía cạnh chưa từng được biết trong lịch sử nhân loại.
Chi tiết họa tiết trang trí cán dao, một cây kim được đặt bên cạnh để so sánh. (Ảnh: Đại học Birmingham và David Bukach)
Dao găm nạm vàng cực kì tinh xảo gần di chỉ cự thạch Stonehenge (2.000 năm TCN, Anh)
Cận cảnh thiết kế chuôi dao găm cho thấy mô thức zíc zắc từ các mảnh đinh tán nhỏ. (Ảnh: Đại học Birmingham và David Bukach)
Năm 1808, William Cunnington, một trong những các nhà khảo cổ chuyên nghiệp đầu tiên của Anh, đã phát hiện được những viên ngọc quý trên vương miện của ‘Vua Stonehenge’. Chúng được tìm thấy trong một gò mộ lớn từ thời đại đồ Đồng chỉ cách di chỉ cự thạch Stonehenge ½ dặm, hiện nay gọi là Bush Barrow. Trong khu vực gò mộ có niên đại 4.000 năm tuổi này, Cunnington đã phát hiện thấy những báu vật được chế tác công phu, một vật hình thoi bằng vàng để cài áo choàng, và một con dao găm được trang trí tinh xảo.
Con dao găm ban đầu được trang trí với 140.000 chiếc đinh tán nhỏ bằng vàng có chiều rộng chỉ khoảng 1/3 milimet. Để chế tạo ra những chiếc đinh tán này, đầu tiên các nghệ nhân phải tạo ra một sợi dây vàng gần như nguyên chất, chỉ dày hơn một chút so với sợi tóc người. Sau đó phần cuối sợi dây sẽ được dát mỏng để tạo ra một đầu đinh tán, và được cắt bằng đá lửa vô cùng sắc bén hay lưỡi dao làm từ đá vỏ chai, chỉ 1 millimet ngay bên dưới đầu đinh tán.
Công đoạn tinh xảo này sẽ được lặp lại hàng chục ngàn lần. Sau đó hàng ngàn lỗ nhỏ sẽ được tạo ra trên phần chuôi của con dao găm và một lớp nhựa cây mỏng sẽ được bôi lên bề mặt làm chất kết dính để giữ các đinh tán ở vị trí cố định. Tiếp đó mỗi chiếc đinh tán sẽ được cẩn thận đặt vào những cái lỗ nhỏ xíu. Người ta ước tính rằng toàn bộ quá trình, từ sản xuất sợi, chế tạo đinh tán, tạo lỗ, rải nhựa và cố định đinh tán, sẽ mất ít nhất 2500 giờ đồng hồ.
Cận cảnh chuôi dao găm, bên cạnh một chiếc kim khâu. Các đinh tán được đặt theo đường thẳng và các đầu đinh tán gối lên nhau như vảy cá. (Ảnh: Đại học Birmingham và David Bukach)
Tranh màu nước phác họa chuôi dao găm, làm từ hàng nghìn đinh tán nhỏ xíu bằng vàng, được William Cunnington khai quật vào năm 1808. (Ảnh: Bảo tàng Wiltshire, Devizes)
Cỗ xe ngựa mặt trời Trundholm (khoảng 1700-500 năm TCN, Đan Mạch)
Mặt mạ vàng của Cỗ xe ngựa Mặt trời Trundholm. (Ảnh: Wikimedia)
‘Cỗ xe ngựa’ mặt trời Trundholm là một tạo tác bằng đồng và vàng được kéo ra từ một đầm lầy trên đảo Sjælland, Đan Mạch vào năm 1902. Mặc dù người ta cho rằng tạo tác này thuộc về thời kỳ đồ Đồng Bắc Âu (khoảng 1700-500 năm TCN), niên đại chính xác của nó vẫn chưa rõ ràng. ‘Cỗ xe ngựa’ bao gồm một con ngựa bằng đồng, một chiếc đĩa bằng đồng với một phiến vàng mỏng được ép vào một bên mặt, và sáu bánh xe bốn chấu cũng được làm bằng đồng.
Đĩa trung tâm. (Ảnh: Kim Bach)
Ngoài một vật phẩm mang tính nghi lễ, người ta cũng cho rằng ‘cỗ xe ngựa” Mặt trời Trundholm có thể đóng vai trò của một cuốn lịch. Giả thuyết này đã được đề xuất bởi Klaus Randsborg, một giáo sư ngành khảo cổ tại trường ĐH Copenhagen. Ông giải thích rằng mặt ngày (mặt bằng vàng) có các kích thước liên hệ với 1/3 một năm dương lịch, trong khi mặt đêm của vòng tròn đồng tâm lớn ở trung tâm có các kích thước liên hệ với 6 tháng âm lịch. Do đó ông kết luận rằng “mối liên hệ ở đây là: dương lịch rơi vào mặt ngày, và âm lịch rơi vào mặt đêm của cỗ xe ngựa, đây có vẻ là một sự tính toán hoàn hảo”.
Hộp đựng hài cốt của James (Thế kỷ 1 SCN, Israel)
(Ảnh: Discovery.com)
Chiếc hộp đựng hài cốt của James là một trong những tạo tác được nhắc đến trong Kinh Thánh quý giá nhất mọi thời đại, vì chiếc hộp đá vôi được cho là chứa hài cốt người anh em của chúa Jesus. Nếu được xác thực là đúng, chiếc hộp này sẽ là hiện vật đầu tiên có liên hệ với Chúa Giê-su. Chiếc hộp hài cốt từ thế kỷ I SCN có khắc một dòng chữ bằng ngôn ngữ Aramaic: “James, con trai của Joseph, người anh em của Giê-su.” Chiếc hộp được khắc từ một mảnh đá vôi duy nhất, một loại hộp hài cốt phổ biến của người Do Thái Palestine vào thế kỷ thứ nhất.
Vào thời đó, thi thể sẽ được giữ trong hang động trong vòng một năm trước khi hài cốt được thu thập và đặt vào trong hộp. Chiếc hộp đá vôi này đã từng là tiêu điểm của các vụ đồ giả gây nhiều tranh cãi nhất trong hàng thập kỷ. Ban Đặc trách Cổ vật Israel (Israel Antiquities Authority) đã cố gắng chứng minh rằng hiện vật này đã được làm giả bởi nhà sưu tầm đồ cổ Oded Golan, nhưng đã thất bại khi có phán quyết của tòa. Sau đó họ đã cố gắng giành quyền sở hữu hiện vật này , nhưng không thành. Cũng có tuyên bố cho rằng, chiếc hộp đã bị chính quyền Israel làm hư hại trước khi trả lại cho chủ nhân.
Ống sáo Divje Babe (58.000 – 43.000 năm TCN, Slovenia)
(Ảnh: skyscrapercity.com)
Ống sáo Divje Babe được cho là nhạc cụ cổ xưa nhất từng phát hiện. Ống sao này được tìm thấy trong một hang động ở Slovenia vào năm 1995. Hiện vật này là một khúc xương đùi của một con gấu hang, có niên tại 43.000-60.000 năm tuổi, và đã được đục khoét thành nhiều lỗ cách đều.
Những nhà khoa học không dám chấp nhận giả thuyết người Neanderthal có thể chơi nhạc, đã bác bỏ lời tuyên bố và cho rằng các lỗ được khoét đục cách đều một cách hoàn hảo và gọn gàng thực chất là do khúc xương đã bị một loài động vật nào đó nhai gặm. Tuy nhiên, quan điểm thống nhất rằng chiếc ống sáo Divje Babe thực chất là một loại nhạc cụ đang dần được chấp nhận nhiều hơn khi ngày càng có nhiều bằng chứng về các nền văn minh cổ đại và tranh luận phản bác thuyết tiến hóa.
Nguồn: DKN – Tác giả: April Holloway, Ancient Origins.
- Giải quyết bí ẩn lớn nhất thời đại, Mỹ sẽ tổ chức phiên điều trần về UFO
- NASA phát hiện “cánh cổng” kỳ lạ trên sao Hỏa, có phải nơi ẩn náu được tìm thấy?
- Du hành thời gian: Từ thần thoại cổ đến khoa học hiện đại