12 minh chứng về cuộc sống hiện đại của người Ai Cập cổ đại – Văn minh tiền sử đã thực sự tồn tại?

Nền văn minh Ai Cập cổ đại là một trong 6 nền văn minh cổ đại nổi tiếng trên thế giới. Các nhà khoa học đã phát hiện thấy rất nhiều thiết bị và dụng cụ của nền văn minh này mà con người hiện đại ngày nay vẫn còn đang sử dụng.

Các tác phẩm điêu khắc tại các đền thờ Ai Cập cổ đại, thể hiện các hình ảnh như máy bay trực thăng, tàu không gian, tàu ngầm… (Ảnh: Wikipedia) 

Liệu đây có phải là một nền văn minh tiền sử, có trước nền văn minh nhân loại ngày nay?

1. Máy bay trực thăng
Nằm cách 450km về phía nam Cairo ở Ai Cập là thành phố Abydos cổ xưa. Người ta tin rằng nơi đây là một trong những di tích lịch sử quan trọng nhất liên quan đến Ai Cập cổ đại và đây cũng là vị trí của một tập hợp các tác phẩm điêu khắc gây ra nhiều tranh cãi giữa các nhà khảo cổ và sử học.

Trong đền thờ Seti đệ nhất (Seti I), chúng ta có thể tìm thấy bên ngoài sảnh Hypostyle và trên một trong những cột trụ là một loạt các tác phẩm điêu khắc trông giống như máy bay trực thăng và tàu không gian. Hình ảnh máy bay trực thăng rất dễ nhận biết và điều này đã dẫn đến câu hỏi những vật này có thể tồn tại thời cổ đại hay không?

Một số nghiên cứu cho rằng người Ai Cập cổ đại là hậu duệ còn sót lại của nền văn minh Atlantis, một nền văn minh có trình độ khoa học kỹ thuật cao thời tiền sử, đồng thời họ còn có mối liên hệ với người ngoài hành tinh. Nếu đúng như vậy, việc người Ai Cập cổ đại sở hữu các phương tiện bay hiện đại cũng chưa hẳn là không thể xảy ra.

2. Hệ thống đèn điện tại Dendera
Có ba phù điêu đá trong đền Hathor của di tích Dendera nằm trên bờ sông Nile, cách khoảng 300 dặm về phía nam Cairo, Ai Cập. Một số nhà nghiên cứu cho rằng đây là những hình ảnh mô tả công nghệ điện hoặc hệ thống chiếu sáng cổ xưa.

Trong tác phẩm điêu khắc, có thể hiện các trụ cột trông khá giống với các trụ điện hiện đại được sử dụng trên lưới điện quốc gia hiện giờ với đường dây vươn lên đỡ các bóng đèn hoặc chùm đèn.

Đã có nhiều nghiên cứu về thử nghiệm và chứng minh rằng các vật thể này có thể chiếu sáng. Vậy người Ai Cập lấy điện từ đâu?

Có nhiều giả thuyết cho rằng Kim Tự Tháp là các trạm phát năng lượng không dây khổng lồ thời cổ đại. Điều thú vị là, công nghệ cổ đại đã thất lạc trong lịch sử này đã được tái phát hiện vào đầu thế kỷ 20 bởi nhà bác học thiên tài Nikola Tesla.

Ông cho rằng vị trí của các Kim Tự tháp có liên quan nhiều đến việc phát năng lượng của chúng. Do đó, Tesla đã chọn các địa điểm cho các thí nghiệm phát điện của mình tương tự như với nơi mà các kim tự tháp đã được xây dựng. Đó là Trạm thí nghiệm Colorado Springs của ông và Tháp Wardencliff của ông ấy gần New York. Những kế hoạch của ông đã được xây dựng đặc biệt để thử nghiệm các khả năng truyền năng lượng không dây.

Mặt khác, vào năm 2006, nhà phát minh người Áo, Thomas Trawöger, đã khám phá ra máy phát điện miễn phí từ các mạch nạp năng lượng ở trọng tâm của mô hình kim tự tháp do ông chế tạo.




Điều này càng khẳng định rằng, người Ai Cập cổ đại đã biết dùng đèn điện để chiếu sáng, với công nghệ thậm chí còn vượt xa chúng ta ngày nay.

3. Kẹo bạc hà
Ít ai biết rằng, Ai Cập chính là nơi đã phát minh ra kẹo bạc hà với tác dụng chính giúp đẩy lui những mùi khó chịu từ miệng con người. Kẹo được làm từ hương trầm, nhựa thơm và quế đun sôi với mật ong rồi sau đó tạo hình viên kẹo.

Cũng giống như thời hiện đại ngày nay, người Ai Cập gặp vấn đề khá nghiêm trọng với sức khỏe răng miệng. Nhưng không phải do thức uống có ga hoặc nước ngọt như hiện nay, nhưng người Ai Cập cổ đại có sử dụng phụ gia bột đá trong công nghệ làm bánh mỳ. Điều này đã làm ảnh hưởng tới men răng của họ.

4. Bàn chải và kem đánh răng

Bàn chải đánh răng thời Ai C ập cổ đại. (Ảnh: Wikipedia)




Trong nỗ lực để làm sạch hàm rằng, người Ai Cập cùng với người Babylon đã phát minh ra những chiếc bàn chải đầu tiên được làm từ cành gỗ. Bên cạnh đó, họ cũng tiếp tục chế tạo ra thành công một hợp chất để vệ sinh răng miệng.

Thành phần đầu tiên của kem đánh răng ngày xưa bao gồm móng bò, tro, vỏ trứng bị đốt cháy và đá bọt.

Mới đây, các nhà khoa học cũng đã khám phá thêm những công thức chế tạo kem đánh răng của người Ai Cập cổ đại sau khi bị người La Mã chiếm đóng vào thế kỷ thứ IV.

Công thức chế tạo bao gồm muối mỏ, bạc hà, hoa diên vĩ sấy khô và hạt tiêu. Tất cả được trộn lại và tạo nên một loại bột làm trắng răng hoàn hảo. Tuy vậy chưa rõ chính xác lượng pha chế như thế nào.

5. Bowling

Hình ảnh dụng cụ chơi Bowling thời Ai Cập cổ đại. (Ảnh: Tổng hợp)




Trong một khu định cư ở Narmoutheos, nằm cách 90 km về phía Nam thủ đô Cairo (Ai Cập), các nhà khảo cổ đã phát hiện một căn phòng có thiết kế giống như một làn xe và những quả bóng đủ kích thước. Làn xe có chiều dài 3,9 mét, rộng 20 cm, sâu 9,6 cm và có một lỗ vuông ở trung tâm rộng 11,9 cm.

Đây đều là những thứ gợi nhắc về môn thể thao bowling ngày nay. Tuy vậy không giống như bowling hiện đại, trò chơi này hẳn là sẽ chơi theo luật khác. Người chơi sẽ đứng ở hướng đối diện cuối mỗi làn và nhắm lăn quả bóng có những kích thước khác nhau vào lỗ trung tâm của đối phương. Trong quá trình ném, người chơi cần sử dụng bóng của họ để “hạ knock out” bóng của đối thủ.

Thông qua những phát hiện này, các nhà khảo cổ tin rằng, người Ai Cập xưa kia cũng đã có những trò chơi giải trí giống như những môn thể thao ngày nay, trong đó bao gồm cả môn bowling hiện đại ngày nay.

6. Đồ cạo râu và cắt tóc
Người Ai Cập cổ đại coi tóc và râu là những thứ mất vệ sinh, kết hợp với thời tiết oi ả vùng Bắc Phi khiến họ phải cắt tóc và cạo râu thường xuyên. Thậm chí, những linh mục dường như còn cạo sạch toàn bộ lông trên cơ thể ba ngày mỗi lần. Đối với xã hội Ai Cập thời xưa, người “mày râu nhẵn nhụi” được coi là “thời thượng”.

Để có thể cạo được tóc và râu, người Ai Cập cổ đại đã phát minh ra dụng cụ cạo đầu tiên. Đó là một miếng đá mài sắc nhọn được gắn vào trong tay cầm bằng gỗ. Họ đồng thời cũng phát minh ra nghề cắt tóc. Thợ cắt tóc sẽ được gọi tới các nhà quý tộc giàu sang để tạo những kiểu dáng tóc theo ý muốn của gia chủ.




Điều thú vị là người Ai Cập còn tạo ra tóc và râu giả. Họ sử dụng lông của loài cừu để chế thành những bộ tóc và râu giả. Ngay cả nữ hoàng và vua cũng sử dụng chúng. Râu giả có nhiều hình dạng khác nhau tương đương với phẩm giá và vị thế của người đeo trong xã hội. Những người bình thường sẽ đeo râu giả có độ dài khoảng 5 cm, trong khi vua sẽ đeo những bộ râu giả vô cùng dài tới mức có thể cắt tỉa thành hình vuông.

7. Trang điểm mắt

Hình ảnh trang điểm mắt thời Ai Cập cổ đại. (Ảnh: Wikipedia)




Có thể coi trang điểm mắt không phải là một phát minh gì quá vĩ đại để xếp hạng cùng với lửa và bánh xe. Tuy nhiên, theo quan niệm nó mang lại cho người Ai Cập sự trường thọ. Kể từ khi thuật trang điểm mắt được sử dụng cách đây 4000 năm TCN (như chúng ta biết), nó chưa bao giờ trở nên lạc hậu.

Ấn tượng hơn, một số nền văn hóa coi trọng óc thẩm mỹ vẫn trang điểm mắt dựa trên kỹ thuật của người Ai Cập cổ đại đã từng ứng dụng. Họ kết hợp muội than với một khoáng chất có tên galena để tạo ra thuốc mỡ đen hay còn gọi là kohl vẫn còn phổ biến cho tới nay. Họ cũng tạo màu mắt xanh lá cây bằng cách kết hợp loại khoáng chất có tên malachite với galena để nhuộm màu thuốc mỡ.

Đối với người Ai Cập cổ đại, trang điểm không chỉ giới hạn ở phụ nữ. Đôi mắt và diện mạo luôn song hành với nhau. Ở các tầng lớp cao hơn trong xã hội, việc trang điểm càng được chăm chút nhiều hơn. Người Ai Cập cổ đại tin rằng, việc phủ một lớp trang điểm lên mắt có thể giúp chữa một số bệnh về mắt, thậm chí giúp họ tránh khỏi sự chú ý của quỷ dữ.

8. Ngôn ngữ viết
Việc sử dụng các bản khắc chữ để nói về những câu chuyện lịch sử chắc chắn không còn là điều mới mẻ mà đã xuất hiện ở nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại.

Hệ thống chữ viết Ai Cập cổ đại ban đầu sử dụng chữ tượng hình. Qua thời gian, người Ai Cập bắt đầu bổ sung thêm các yếu tố khác vào hệ thống văn bản của họ bao gồm ký tự giống như bảng chữ cái Alphabet hiện nay, cho phép họ có thể viết tên và những ý tưởng trừu tượng.




Đó là một hệ thống hỗn hợp các chữ cái, ký hiệu âm tiết và chữ tượng hình. Chúng vẫn còn được tìm thấy khá nhiều trong các lăng tẩm tại Ai Cập. Nó cung cấp những hiểu biết về xã hội Ai Cập cổ đại thời xưa.

9. Giấy cói
Không ai phủ nhận rằng, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên phát minh ra giấy viết vào khoảng 140 năm TCN. Tuy nhiên ít ai biết rằng, Ai Cập cũng đã có một loại giấy thay thế từ hàng ngàn năm trước, đó là giấy cói.

Trong quá khứ, cói phát triển rất mạnh mẽ ở lưu vực dọc theo bờ sông Nile và một số nơi khác. Loại thực vật này khá cứng, nhiều xơ và khá lý tưởng để tạo nên những tấm vật liệu có thể viết với độ bền cao. Sau khi giấy cói được tạo hình, chúng thường được nối lại thành những cuộn lớn để ghi chép tất cả những thông tin liên quan đến đời sống xã hội của người Ai Cập cổ đại.

Thời Ai Cập cổ đại quy trình sản xuất giấy cói được bảo vệ khá nghiêm ngặt để giữ bí mật sáng tạo. Tuy nhiên, người Ai Cập vẫn bán loại giấy này đi khắp các khu vực khác nhau trên thế giới.

10. Lịch

Hình ảnh lịch Ai Cập cổ đại. (Ảnh: Wikipedia)




Nếu hàng ngày chúng ta tính toán thời gian cho những cuộc hẹn hay công việc nhờ những cuốn lịch, chúng ta cũng nên nhớ tới công của những người Ai Cập cổ đại, những người đã tạo ra khái niệm lịch đầu tiên trên thế giới.

Nhờ có lịch, người Ai Cập cổ đại có thể tính toán và dự báo được những trận lũ lịch sử trên sông Nile. Tác dụng đem lại là rõ rệt và tránh được tối đa những thiệt hại cho nền nông nghiệp xưa kia.

Người Ai Cập chia lịch của họ theo ba mùa chính: mùa ngập lụt, mùa phát triển và mùa thu hoạch. Mỗi mùa có bốn tháng, mỗi tháng được chia thành 30 ngày.

Một năm được người Ai Cập định nghĩa sẽ có 360 ngày. Để tạo nên sự khác biệt, họ còn thêm năm ngày giữa mùa thu hoạch và mùa ngập lụt. Năm ngày này được chỉ định là ngày lễ để tôn vinh những người con của các vị thần.

11. Cái cày trong nông nghiệp

Hình ảnh cái cày nông nghiệp trời Ai Cập cổ đại. (Ảnh: Wikipedia)

Trong khi các nhà sử học chưa hoàn toàn chắc chắn về nơi hình thành nên những chiếc cày đầu tiên, nhưng những bằng chứng gợi ý cho thấy, người Ai Cập cổ đại và người Sumerian là những xã hội đầu tiên sử dụng cày trong nông nghiệp từ những năm 4000 TCN.

Sau đó khoảng năm 2.000 TCN, người Ai Cập cổ đại bắt đầu sử dụng cày kết hợp với loài bò để gia tăng năng suất. Ban đầu, những chiếc cày được nối với sừng bò nhưng ý tưởng này có vẻ bất khả thi khi nó cản trở tới quá trình hô hấp của bò. Dần dần, những chiếc cày được gắn với một hệ thống dây đai hiệu quả hơn và qua đó giúp gia tăng năng suất trồng trọt cho con người.

12. Khóa cửa
Những ổ khóa đầu tiên được tạo ra tại Ai Cập vào thời kỳ khoảng 4.000 năm TCN. Về cơ bản, ổ khóa có một then rỗng ở cửa được kết nối với chốt và chỉ được mở bằng cách sử dụng chìa khóa để xoay chốt và rút ra khỏi then. Loại khóa này đảm bảo an toàn hơn so với loại khóa sau này của người La Mã.


Tuy nhiên một nhược điểm của những ổ khóa do người Ai Cập ngày xưa phát minh là kích thước quá lớn, thậm chí có ổ khóa dài tới 0,6 mét.

Là một trong những nền văn minh có truyền thống lâu đời, Ai Cập cổ đại quả thật còn rất nhiều điều bí ẩn cần khám phá. Qua những phát minh trên, chúng ta cũng cần xem xét đến những nền văn minh tiền sử thực sự đã tồn tại. Văn minh hiện nay cũng chỉ là một nền văn minh trên Trái đất. Phải chăng trên Trái đất đã tồn tại các nền văn minh khác nhau?

Nguồn: KH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *