Chúng ta không biết rằng hầu hết những khám phá đáng kinh ngạc mà chúng ta xem như hiện đại, trên thực tế đã có từ hàng ngàn năm trước, trong các nền văn minh cổ đại cực kỳ tối tân.
“Các vật thể rơi xuống bề mặt Trái Đất là do một lực kéo của trái đất. Do đó, trái đất, các hành tinh, chòm sao, mặt trăng và mặt trời được đưa vào quỹ đạo nhờ lực kéo này”. (Ảnh: Tổng hợp)
Có một phát biểu rằng: “Các vật thể rơi xuống bề mặt Trái Đất là do một lực kéo của trái đất. Do đó, trái đất, các hành tinh, chòm sao, mặt trăng và mặt trời được đưa vào quỹ đạo nhờ lực kéo này”.
Phải chăng đây là phát biểu của Newton về lực hấp dẫn? Không, đó là câu nói của Bhaskaracharya II, một nhà toán học và thiên văn học thời cổ đại, cách thời Newton sống 500 năm.
Nhà toán học và thiên văn học thời cổ đại Bhaskaracharya II. (Ảnh: chụp từ video)
Còn câu này thì thế nào – “Bất cứ vật thể nào của tạo hoá cũng đều được tạo ra từ các nguyên tử và đến lượt mình, các nguyên tử lại liên kết với nhau để tạo nên các phân tử” – phải chăng đây là cách giải thích ngắn gọn về thuyết nguyên tử của Dalton? Nhưng không, đó lại là câu nói của nhà hiền triết Kashyap, cách thời Dalton sống khoảng 2.500 năm.
Câu hỏi thú vị được đặt ra là: Tại sao chúng ta không được biết về những điều này ở trường học?
Chúng ta đều biết, nhà khoa học Isaac Newton là người đã phát minh ra Định luật vạn vật hấp dẫn, và John Dalton là cha đẻ của Thuyết nguyên tử. Cả 2 khám phá này đều là tiền đề cho sự phát triển của vật lý cơ học và nền khoa học lượng tử ngày nay. Nhưng điều bất ngờ là trên thực tế, cách đây hàng ngàn năm, những lý thuyết này đã được các nhà hiền triết và triết gia Ấn Độ khám phá, ghi chép và dạy cho các học trò của mình.
Dưới đây là 6 ví dụ điển hình nhất cho thấy cổ nhân đã tiến bộ và “đi xa” hơn chúng ta được biết rất nhiều trong lĩnh vực khoa học.
1. Thuyết nguyên tử đã được phát minh từ 2.600 năm trước tại Ấn Độ
Ngày nay, nhà hóa học và vật lý học người Anh tên John Dalton được ghi nhận là người đầu tiên phát triển thuyết nguyên tử.
Tuy nhiên, khoảng 2.500 năm trước thời Dalton, một nhà khoa học và triết học người Ấn Độ cổ đại đã biết đến các nguyên lý của hạt nguyên tử và ghi chép về lý thuyết này – ông là Acharya Kanad, sinh năm 600 TCN tại bang Gujarat, Ấn Độ. Tên thật của ông là Kashyap.
Nhà khoa học và triết học Acharya Kanad đã biết đến các nguyên lý của hạt nguyên tử và ghi chép về lý thuyết này từ cách đây 2.600 năm. (Ảnh: chụp từ video)
Cái tên Kanad bắt nguồn từ chuyến hành hương của ông đến Prayag. Những người hành hương trong đoàn làm vương vãi hoa và gạo mà họ cúng tế tại chùa. Ông đi theo nhặt từng hạt một.
Khi được hỏi tại sao lại nhặt những hạt gạo mà cả ăn xin cũng không lấy, Kashyap nói rằng, mỗi hạt gạo tự chúng dường như không có giá trị, nhưng hàng trăm hạt gạo có thể tạo nên bữa ăn cho một người, nhiều bữa ăn có thể nuôi sống một gia đình, và rốt cục toàn bộ nhân loại được hợp thành từ nhiều gia đình khác nhau. Do đó, ngay cả một hạt gạo cũng có giá trị không kém mọi của cải quý giá trên thế gian. Kể từ đó, mọi người bắt đầu gọi ông là ‘Kanad’, từ ‘Kan’ trong tiếng Phạn có nghĩa là ‘hạt nhỏ nhất’.
Ông gọi những hạt mà không thể phá vỡ thêm được là “parmanu” hay “anu” (tức nguyên tử). Kanad cho rằng con người không thể cảm nhận hay quan sát bằng mắt thường những vật chất nhỏ này, và bằng cách nào đó mà các hạt nguyên tử đã kết hợp với nhau – khi đó chúng sẽ tạo ra một “dwinuka” (tức phân tử đôi hay phân tử nhị nguyên).
Ông cũng đưa ra ý tưởng rằng, các nguyên tử có thể kết hợp theo nhiều cách khác nhau tạo ra các chất khác nhau.
Acharya Kanad là cha đẻ của thuyết nguyên tử. (Ảnh: chụp từ video)
Acharya Kanad mở trường dạy triết học để truyền đạt các ý tưởng về nguyên tử và bản chất của vũ trụ. Ông được coi là “cha đẻ của thuyết nguyên tử”.
Cuối cùng, nhà hiền triết Acharya Kanad kết luận rằng: “Bất cứ vật thể nào của tạo hoá cũng đều được tạo ra từ các nguyên tử, và đến lượt mình, các nguyên tử lại liên kết với nhau để tạo nên các phân tử”.
Ảnh mô tả nhà hiền triết Acharya Kanad và kết luận của ông. (Ảnh: chụp từ video)
2. Định luật vạn vật hấp dẫn
Chúng ta được học trong sách giáo khoa rằng, một quả táo đã rơi trúng đầu của Newton và nhờ đó, ông đã khám phá ra định lực vạn vật hấp dẫn. Nói cách khác, Newton được tuyên bố là người đầu tiên phát minh ra định luật này.
Tuy nhiên, trên thực tế lại rất khác biệt. Chính Bhaskaracharya II, một nhà toán học và thiên văn học sinh ra tại Bijapur, bang Karnataka ngày nay của Ấn Độ, mới là người đầu tiên khám phá ra lý thuyết về trọng lực. Những khám phá của ông ra đời trước lý thuyết về trọng lực của Isaac Newton khoảng 500 năm.
Nhà hiền triết này viết trong một cuốn sách của mình: “Các vật thể rơi xuống bề mặt Trái Đất là do một lực kéo của trái đất. Do đó, trái đất, các hành tinh, chòm sao, mặt trăng và mặt trời được đưa vào quỹ đạo nhờ lực kéo này”.
Không chỉ khám phá ra định luật trọng lực, Bhaskaracharya còn được gọi là nhà toán học vĩ đại nhất của Ấn Độ thời trung cổ. Tác phẩm chính của ông có nhan đề là Siddhānta Shiromani, được chia thành 4 phần, đề cập đến số học, đại số, toán học, hành tinh và hình cầu. Trong đó nổi bật nhất là ‘Lilaviti’ và ‘Bijaganita’ – thảo luận về rất nhiều thứ, từ vị trí của các hành tinh, hiện tượng nhật thực và nguyệt thực nói riêng, cho đến các kiến thức vũ trụ học nói chung.
Ông còn có một chuyên luận khác tựa là Karaṇa Kautūhala về vi tích phân – là một bằng chứng mạnh mẽ cho thấy ông là người tiên phong trong lĩnh vực này – trước các nhà bác học Newton và Leibniz hơn nửa thiên niên kỷ.
Bhaskaracharya II, một nhà toán học và thiên văn học sinh, mới là người đầu tiên khám phá ra lý thuyết về trọng lực. (Ảnh: chụp từ video)
Vào ngày 20/11/1981, Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) đã phóng vệ tinh mang tên ông lên không gian, cho thấy sự tôn vinh tài năng toán học và thiên văn học của ông. Vậy mà chúng ta lại không được biết về những điều này ở trường học nhỉ?
3. Máy bay phản lực và tàu vũ trụ thời cổ đại?
Đối với những người đam mê khoa học, chúng ta không còn xa lạ với hai cái tên Orville Wright và Wilbur Wright – hay còn gọi là anh em nhà Wright – được biết đến là những người đầu tiên thử nghiệm thành công về máy bay bay trên không.
Tuy nhiên, có nhiều minh chứng khác chỉ ra rằng, ngành hàng không đã được phát triển từ giai đoạn trước Công nguyên, từ hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn năm trước. Thông qua hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata, trong đó, nhà hiền triết Maharishi Bhardwaj đã mô tả những chiếc máy bay có khả năng ‘tan biến’ và di chuyển đến các hành tinh khác.
Nhà hiền triết Maharishi Bhardwaj đã mô tả những chiếc máy bay từ rất xa xưa. (Ảnh: chụp từ video)
Không chỉ vậy, bộ cổ thư Vaimanika Prakarana của nhà hiền triết này còn có các thảo luận xoay quanh ngành hàng không. Đây có thể được coi là một cuốn sách khoa học cổ đại về công nghệ hàng không. Nó bao gồm tám chương, một trăm đề mục, và 500 tiểu mục.
Trong đó, Bhardwaj đã miêu tả máy bay hàng không, được phân làm 3 loại: một loại di chuyển từ nơi này sang nơi khác; một loại di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác; và một loại có thể du hành từ hành tinh này sang hành tinh khác. Các cỗ máy bay này có tên chung là Vimana trong tiếng Phạn cổ.
Các cỗ máy bay này có tên chung là Vimana trong tiếng Phạn cổ. (Ảnh: chụp từ video)
4. Vũ khí tia nhiệt
Nói về các loại vũ khí lợi hại, chương trình “Mythbusters” trên kênh Discovery Channel năm 2004 đã mô tả một loại vũ khí rằng: “Nhiều lá chắn bằng đồng được đánh bóng để phản chiếu các tia sáng mặt trời vào thuyền quân địch”.
Đây chính là lý thuyết do nhà toán học người Hy Lạp Ác-si-mét (mất năm 212 TCN) đề ra – để phát triển một loại vũ khí tia nhiệt. Và thật kinh ngạc khi điều này “vượt quá” kỹ năng của chương trình “Mythbusters”. Tại sao nói như vậy?
Bản thảo minh họa, Madrid Skylitze, cho thấy Lửa Hy Lạp đang được sử dụng để chống lại đoàn quân nổi loạn Thomas the Slav. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Bởi vì chương trình này đã không thể tái tạo loại vũ khí cổ đại này và tuyên bố rằng đây chỉ là một truyền thuyết.
Nhưng bất ngờ thay, chỉ một năm sau, các sinh viên Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã chứng minh thành công “Vũ khí tia nhiệt” của Ác-si-mét – cho thấy lý thuyết này là có thật và rất “lợi hại”. Vào năm 2005, những sinh viên này đã đốt cháy một con thuyền ở bến cảng San Francisco nhờ sử dụng thứ vũ khí 2.200 năm tuổi này.
Các sinh viên Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã chứng minh thành công “Vũ khí tia nhiệt” của Ác-si-mét. (Ảnh: chụp từ video)
5. Bê tông La Mã
Các khối kiến trúc La Mã rộng lớn đã tồn tại hàng nghìn năm qua là minh chứng cho tính siêu việt của bê tông La Mã so với bê tông hiện đại, vốn sẽ xuất hiện dấu hiệu xuống cấp chỉ sau 50 năm.
Gần đây, các nhà nghiên cứu đã cố gắng hé mở bí ẩn về độ bền của những khối bê tông cổ đại này. Thành phần bí mật của nó là tro bụi núi lửa.
Một bài viết của Trung tâm Thông tin trường Đại học California ở Berkeley vào năm 2013 đã tuyên bố rằng, đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu hiểu được cách mà hợp chất canxi-nhôm-silicat-hydro cực kỳ bền vững, kết nối với các chất liệu khác nhau. Quá trình tạo thành loại bê tông này sẽ tạo ra lượng khí thải CO2 thấp hơn so với quá trình tạo ra bê tông hiện đại.
Theo kết quả phân tích các khối bê tông La Mã nằm yên mình hơn 2.000 năm dưới đáy biển Địa Trung Hải, các nhà khoa học nhận thấy mẫu bê tông này có cấu trúc rất khác biệt xi măng hiện đại, và là một chất kết dính vô cùng bền chắc.
Bê tông thời xưa có tuổi thọ hơn 2.000 năm thay vì 50 năm như hiện nay. (Ảnh: chụp từ video)
Cần nhớ rằng, vào giữa thế kỷ 20, kết cấu bê tông được thiết kế với tuổi thọ kỳ vọng chỉ 50 năm, vậy mà các bến cảng La Mã cổ đại đã tồn tại hơn 2.000 năm qua, hứng chịu đủ mọi tác động hóa học và cơ học từ môi trường biển mà vẫn bền vững lạ thường.
6. Kính uốn dẻo
Ba ghi chép cổ đại về một loại chất liệu gọi là vitrum flexile, hay kính uốn dẻo, có thể sẽ thay đổi suy nghĩ của chúng ta về các vật liệu hoá học hiện đại.
Cách đây cả nghìn năm sau khi con người lần đầu tiên phát minh ra loại nhựa dẻo này, tác giả Petronius đã viết về việc một người thợ làm kính đã trình lên Hoàng đế Tiberius (trị vì từ 14–37 SCN) một chiếc bình trong suốt. Chiếc bình được thử nghiệm bằng cách ném xuống sàn nhưng chỉ hơi sứt mẻ, chứ không bị vỡ, và người thợ làm kính nhanh chóng gõ nó trở lại hình dạng ban đầu. Lo sợ các loại kim loại quý như vàng, bạc sẽ bị giảm giá trị, Hoàng đế Tiberius đã ra lệnh chém đầu người thợ kính để giữ bí mật về chất liệu vitrum flexile.
Hoàng đế Tiberius đã ra lệnh chém đầu người thợ kính để giữ bí mật về chất liệu vitrum flexile. (Ảnh: chụp từ video)
Vào năm 2012, công ty sản xuất kính Corning đã ra mắt loại “Kính cây liễu.” Với tính chất kháng nhiệt và mềm dẻo vừa đủ để cuộn lại, loại kính này đặc biệt hữu dụng khi chế tạo các tấm năng lượng mặt trời.
Nếu người thợ làm kính người La Mã xấu số đã thật sự phát minh ra chất vitrum flexile, thì có vẻ như ông đã đi trước thời đại chúng ta cả nghìn năm.
Giới khoa học ngày nay vẫn luôn tự hào về những thành tựu đạt được trong vài trăm năm thăng hoa phát triển kể từ giai đoạn cách mạng công nghiệp ở Anh, khi cho ra đời vô số phát minh công nghệ tiên tiến – đã cung cấp tiện ích cho cuộc sống của chúng ta trên đủ mọi phương diện.
Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết về lịch sử, và chủ yếu do hệ thống giáo dục không cập nhật phát hiện mới, chúng ta không biết rằng, hầu hết những khám phá đáng kinh ngạc mà chúng ta xem là hiện đại, trên thực tế đã có từ hàng ngàn năm trước.
Liệu những hiểu biết của chúng ta về văn minh cổ đại phải chăng còn quá non nớt và sơ sài? Liệu trí tuệ cổ nhân có “lạc hậu” như chúng ta vẫn nghĩ?
Nguồn: NTDVN
- Nhà tiên tri nước Việt nào biết trước chuyện Cao Biền phá long mạch?
- Không ai dám mở xác ướp pharaoh Ai Cập này ra, dù đã 140 năm kể từ ngày ông được tìm thấy
- Mũ của binh lính xưa luôn có phần đỉnh nhọn, chuyên gia: Công dụng quả thực rất thần kỳ!