Tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, người ta đã phát hiện ra một ngôi mộ kỳ lạ và vô cùng to lớn. Ngôi mộ này thường được giới chuyên gia nhắc tới với cái tên “mộ nước”.
Được mộ tặc 7 lần ‘ghé thăm’
Ngôi mộ cổ nằm ở làng Đại Hồng thuộc thành phố Chung Tường, tỉnh Hồ Bắc. Đây là một ngôi mộ cực kỳ to lớn. Người ta đồn rằng, có thể đây là ngôi mộ của một đại nhân vật nào đó trong lịch sử. Và chắc hẳn là những vật phẩm bồi táng trong ngôi mộ rất phông ‘phong phú’.
Những ngôi mộ như thế này thường rất ‘thu hút’ các ‘mộ tặc’. Được biết, những kẻ trộm mộ tiến hành ít nhất 7 xâm nhập ngôi mộ này. Tuy nhiên, chúng vẫn chưa thành công đặt chân vào được bên trong.
Đến năm 2001, các chuyên gia mới bắt đầu chú ý tới ngôi mộ cổ. Sau khi được cấp phép, họ đã tiến hành khai quật. Tuy nhiên, những người tiến hành công tác khai quật đã gặp phải một trường hợp vô cùng hy hữu và kỳ lạ.
Cánh cửa bằng đá niêm phong lối vào địa cung của ngôi mộ cổ này không ngừng có nước rò rỉ ra bên ngoài. Điều này cho thấy tòa cổ mộ ấy rất có thể đã bị nhấn chìm trong nước.
Chứng kiến cảnh tượng ấy, những người có mặt tại hiện trường đều vô cùng kinh ngạc. Bởi đa phần các ngôi mộ cổ thời xưa đều được thiết kế để chống nước và tránh sự ẩm ướt.
Vậy tại sao ngôi mộ kỳ lạ này lại có nước tràn ra bên ngoài?
Trước đó, do ngôi mộ đã bị kẻ trộm khai phá, cho nên vào thời điểm các chuyên gia tiến hành khai quật đã nhận ra cấu tạo của ngôi mộ bị phá hoại vô cùng nghiêm trọng.
Trước khi được tiến hành khai quật, ngôi mộ cổ kỳ lạ và bí ẩn này đã chìm trong biển nước suốt một thời gian dài. (Ảnh minh họa qua netnews.vn).
Hơn nữa, bởi vì mộ được chôn sâu dưới lòng đất nên đã bị mạch nước ngầm làm ngập. Nhưng cũng chính nhờ mạch nước ngầm này đã khiến cho những kẻ trộm mộ không dám động tay với những bảo vật bên trong. Chúng chỉ trộm được một số cổ vật có giá trị nhỏ, những thứ khác hầu như không bị tổn hại.
Người ta đã phải tiến hành quá trình rút nước kéo dài ròng rã trong 12 ngày. Phải mất gần nửa tháng, lượng nước khổng lồ bên trong địa cung ngôi mộ mới được rút hết.
Ngôi mộ chứa đầy châu báu
Sau khi Sau khi xử lý sạch sẽ toàn bộ nước ngầm, các chuyên gia tiến vào ‘địa cung’, và tất cả những người có mặt tại đó đều không tin vào mắt mình. Toàn bộ nền đất của ngôi mộ được lấp đầy vàng, đến nỗi cả chỗ đặt chân cũng không có. Điều đáng mừng là kho báu bên trong được bảo toàn nguyên vẹn trong suốt hàng trăm năm.
Những cổ vật bằng vàng nằm ngổn ngang khiến các chuyên gia kinh ngạc.
Kết quả thống kê cho thấy, ngôi mộ có niên đại từ thời nhà Minh này có khoảng 5300 cổ vật được chôn theo, trong đó có hơn 700 món được khảm nạm đá quý.
Dựa theo hình thái và sắc độ của đá quý, các chuyên gia cho rằng những viên đá quý này không thuộc về văn vật của Trung Quốc.
Sau khi tiến hành tra cứu các tài liệu lịch sử, các chuyên gia phát hiện ra nguồn gốc của những viên đá quý này đều do Đô đốc Trịnh Hòa đem về sau các chuyến thám hiểm đến phương Tây, sau đó bị tầng lớp quan lại chia nhau. Sau đó, những bảo vật này đột nhiên biến mất không thấy tung tích, hoá ra là do được chôn cất trong ngôi mộ này.
Một số cổ vật tinh xảo và giá trị được tìm thấy trong ngôi mộ nước. (Ảnh qua Baidu).
Chỉ với sự xuất hiện của những cổ vật này đã đủ khiến mọi người kinh ngạc. Tuy nhiên, sau đó các chuyên gia còn phát hiện ra ở trong mộ còn có cả bình sứ thời nhà Minh. Chiếc bình này vừa xuất hiện đã khiến cho giới khảo cổ bối rối vì chế tác tinh xảo của nó.
Sau đó, toàn bộ số cổ vật này được các chuyên gia gửi tới Viện Bảo tàng Hồ Bắc để tiến hành lưu giữ và bảo quản.
Các chuyên gia còn tiến hành định giá cho chiếc bình sứ cổ. Dựa vào mức độ tinh xảo hiếm có của chiếc bình, ước tính nó có giá trị lên đến khoảng 1 tỷ NDT (khoảng hơn 3.550 tỷ đồng).
Kết quả này khiến chính các chuyên gia cũng cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Bởi chẳng ai nghĩ rằng chiếc bình cổ này lại có giá trị cao đến vậy.
Chiếc bình cổ được định giá hơn 3.550 tỷ đồng.
Không ít người cho rằng, chủ nhân ngôi mộ cổ thời nhà Minh này ‘không phải vương hầu thì cũng là hoàng thân quốc thích.’
Một số người có chuyên môn cũng đưa ra nhận định, người nằm trong mộ chắc chắn có mối liên hệ mật thiết với hoàng tộc nhà Minh thời bấy giờ.
Vậy người được chôn cất cùng số kho báu khổng lồ trong ngôi mộ cổ ấy rốt cục là ai? Liệu đó có phải là một nhân vật nổi tiếng của Minh triều hay không?
Thân thế của chủ nhân ngôi mộ: Hé mở về nguồn gốc thực sự của số cổ vật nước ngoài
Sau nhiều ngày nghiên cứu cổ vật trong mộ cũng như tra cứu các tài liệu chính sử, thân thế của chủ nhân ngôi mộ cổ cuối cùng cũng được hé lộ.
Không nằm ngoài dự đoán của mọi người, ngôi mộ là nơi yên nghỉ của Lương Trang Vương và các thê thiếp của ông.
Lương Trang Vương Chu Thiêm Ký là một phiên vương có mối quan hệ ruột thịt mật thiết với hoàng tộc nhà Minh thời xưa. (Ảnh minh họa qua netnews.vn).
Lương Trang Vương tên thật là Chu Thiêm Ký (1411 – 1441). Ông là cháu ruột của Minh Thành Tổ Chu Đệ, con trai thứ 9 của Minh Nhân Tông Chu Cao Sí và là em trai của Hoàng đế Minh Tuyên Tông.
Chu Thiêm Ký là vị Lương vương đầu tiên và duy nhất của Minh triều. Chính sử đánh giá ông là người có thiên tư sáng suốt, lại hiếu học, hướng thiện, xử thế ôn hòa, tính cách khiêm nhường, được phụ hoàng và hoàng huynh của mình vô cùng yêu quý.
Lương Trang Vương tại vị 17 năm, không may qua đời vào năm 1441 khi chưa tròn 30 tuổi, được an táng tại núi Du Linh.
Cũng bởi Lương Trang Vương không có con trai, tước vị Lương vương của ông sau này không người thừa kế. Đó cũng chính là lý do mà số vàng bạc châu báu khổng lồ thuộc sở hữu của vị phiên vương này đã trở thành vật bồi táng theo ông xuống mộ sau khi qua đời.
Lương Trang Vương sống ở thời kỳ thịnh trị của nhà Minh. Trong giai đoạn này, Trịnh Hòa nhiều lần đi Tây Dương, mang về không ít trân bảo ngoại quốc. Điều này đã lý giải nguồn gốc cho những cổ vật có xuất xứ từ nước ngoài được tìm thấy trong mộ của vị vương gia ấy
Nguồn: TH
- Hé lộ “nhật kí thị tẩm” gây sốc của Hoàng đế Trung Hoa
- Bí ẩn căn nhà cổ cao 2.700 mét, khảm sâu vào sườn núi: Không dành cho người yếu tim
- Đá dệt thành vải: Từ vải liệm xác ướp đến vũ khí lợi hại