Thành phố nào từng có 10.000 người chết mỗi ngày vì đại dịch?

Dịch hạch là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất lịch sử. Trong quá khứ, nhiều quốc gia suýt bị xóa sổ bởi căn bệnh này.

 Theo sách “Lịch sử Ai Cập”, trong thể kỷ 14, nước này từng bị bệnh dịch hạch tàn phá, làm khoảng 40% dân số quốc gia châu Phi này tử vong.

Theo BBC, căn bệnh này có nguồn gốc từ châu Á, lây lan sang châu Âu rồi châu Phi trong khoảng thời gian 1346-1351. Nó còn được sử sách gọi là “Cái chết đen”, khiến khoảng 25 triệu người trên thế giới tử vong.




Ai Cập cũng được cho là quốc gia đã bùng phát dịch hạch Justinian vào năm 541, sau đó lan rộng, gây nên hậu quả khủng khiếp cho nhiều quốc gia trên thế giới thời bấy giờ.


Khu vực bị ảnh hưởng nặng nền nhất chính là khu vực Địa Trung Hải. Đầu tiên bệnh bùng phát tại Ai Cập, lan nhanh qua Palestine và đế chế Byzantine rồi vào vùng Địa Trung Hải.




Theo sử gia Procopius, đỉnh điểm của dịch, mỗi ngày, căn bệnh này làm 10.000 người dân ở Constantiople (kinh đô của đế chế Byzantine – Đông La Mã) tử vong. Theo ước tính, nó có thể đã giết đến 1/4 dân số ở phía đông Địa Trung Hải.

Sau Địa Trung Hải, dịch tiếp tục lan sang các khu vực khác ở châu Âu, khiến châu lục này trở thành nơi chịu hậu quả nặng nề nhất. Dịch hạch Justinian làm khoảng 100 triệu người trên toàn thế giới tử vong, làm giảm 50% dân số châu Âu giai đoạn 541 tới 750, khoảng 26% dân số thế giới.

Nguồn: DV

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *