Điều đặc biệt là món bảo vật được nâng niu đó lại rất thông dụng và rẻ tiền trong thời đại của chúng ta.
Những cục kim loại đó chỉnh là bộ quả cân!
Năm 1982, người ta khai quật được một bộ quả cân bằng đồng ở lăng mộ Chu ở Hồ Nam, Trung Quốc. Sau khi nghiên cứu, giới chuyên môn phát hiện ra bộ cân này là công cụ quan trọng của nhà Chu thời bấy giờ.
Những di vật được tìm thấy. Hình ảnh: Sohu
Sau khi tìm hiểu sâu hơn, các chuyên gia thấy rằng bộ cân này chủ yếu dùng để cân đo trọng lượng hai loại bảo vật.
Khi bộ cân được khai quật, chính quyền địa phương tỉnh Hồ Nam đang chuẩn bị xây dựng một dãy nhà để xe cho đội tàu. Nhưng khi bắt đầu dự án, người dân đã phát hiện ra một số ngôi mộ cổ. Nghe tin các nhà khảo cổ lập tức đến nghiên cứu.
Họ phát hiện ra rằng tất cả là những ngôi mộ cổ từ thời Chiến Quốc. Lăng mộ không chỉ được bảo quản tốt mà còn có niên đại tương đối lâu đời, ước tính xuất hiện từ thời Chiến Quốc.
Những quả cân có kích thước khá nhau. Hình ảnh: Sohu
Trong đó có một bộ đồ đồng bí ẩn vẫn còn khá nguyên vẹn trong ngôi mộ mang số hiệu M10. Sau khi các chuyên gia nghiên cứu, họ phát hiện ra đó là một bộ cân đồng cổ. Bộ cân này có tổng cộng 7 chiếc, tất cả đều có cùng hình dạng, tuy nhiên trọng lượng thì giảm dần.
Để lý giải công dụng của những vật thể này, các chuyên gia đã tìm lại ghi chép lịch sử thời Chiến Quốc. Cân lúc đó có cấu tạo gồm một mâm cân, một thanh cân bằng và một dây buộc.
Khi sử dụng, người ta sẽ đặt dây buộc ở giữa thanh cân, đặt vật cần cân lên một loạt chảo, sau đó đặt các vật nặng tương ứng lên chảo cân bên kia. Về cơ bản nó hoạt động giống như phương pháp được sử dụng rộng rãi ngày nay.
Bộ cân này có kích thước không lớn. Vậy câu hỏi đặt ra là thời bấy giờ người xưa dùng nó để cân thứ gì? Do các quả cân được chia nhỏ theo nhiều kích thước khác nhau, nên chắc chắn đồ vật cần đong đếm phải là thứ vô cùng quý giá.
Theo ghi chép và những tư liệu khai quật được, các chuyên gia khẳng định loại cân nhỏ này chủ yếu để đo trọng lượng hai thứ.
Đầu tiên, đó là vàng và bạc. Chúng ta đều biết rằng người xưa sử dụng vàng và bạc làm tiền tệ, đặc biệt là ở Chu. Khi người Chu đúc tiền vàng và bạc, họ thường đúc một tấm vàng lớn. Phương pháp này tiện cho việc bảo quản.
Nhưng khi nó được sử dụng để trao đổi hàng hóa thì có một bất tiện vì người ta không phải lúc nào cũng sử dụng cả miếng mà phải chia nhỏ ra để mua bán hàng hóa hàng ngày. Do việc tự cắt làm bằng thủ công nên không ai có thể đảm bảo rằng một nhát cắt sẽ vừa đúng. Vì vậy, họ cần sử dụng đến cân để điều chỉnh hợp lý.
Món bảo vật thời Chiến Quốc. Hình ảnh: Sohu
Báo cáo 27 trang của tình báo Mỹ: Tiết lộ ‘thảm họa toàn cầu’ không ai có thể ngồi yên
Vật thứ hai, đó là thủy tinh. Ngày nay, mọi người đã quá quen với thủy tinh. Tuy nhiên, vào thời cổ đại, người xưa có kiến thức hóa học còn hạn chế, nên thủy tinh thậm chí còn hiếm hơn ngọc. Nó được coi là một món bảo vật quý giá.
Vào thời Chiến Quốc ở Trung Quốc cổ đại, khu vực sản xuất thủy tinh chính là ở khu vực Hồ Nam. Sau này, hơn 400 mảnh đồ thủy tinh như chuỗi hạt, ống dẫn, đồ trang trí và bình nghi lễ đã được khai quật từ hơn 2.000 ngôi mộ nhà Chu.
Vai trò của bộ cân đồng này đã minh chứng cho một chân lý: Bất kể cái gì hiếm thì rất quý.
Nguồn: SH
- “Ngũ đại cổ vật” không thể sao chép của Trung Quốc có giá trị cỡ nào?
- Bất ngờ với 15 cổ vật giống thời hiện đại, trí tuệ người xưa đã rất cao
- 4 cổ vật nghịch thiên trên thế giới, lại có thứ trông như điện thoại di động