Trong những thập kỷ gần đây, các chuyên gia đã có những phát hiện khảo cổ học quan trọng giúp giải mã cuộc sống của người xưa. Theo đó, bí mật về ma cà rồng, chiến tranh hóa học… được hé lộ.
Các chuyên gia tìm được một số bằng chứng cho thấy người Neanderthal ăn thịt đồng loại vào khoảng 40.000 năm trước. Trong số này có việc họ tìm thấy nhiều mẩu xương còn sót lại trong hang động Goyet gần Namur, Bỉ. Sự việc này mở đầu cho khám phá khảo cổ học quan trọng về người Neanderthal. Ảnh: Pinterest
Trên một số mẩu xương có dấu hiệu của những vết gãy có chủ đích, chứng tỏ các bộ phận trên cơ thể người Neanderthal từng bị lột da, chặt khúc và lấy tủy. Đây là bằng chứng cho thấy người Neanderthal từng có tập tục ăn thịt người. Ảnh: Pinterest
Trong cuộc khai quật tại hang Panga ya Saidi, Kenya, các chuyên gia phát hiện ngôi mộ cổ xưa nhất châu Phi với niên đại 78.300 năm tuổi. Bên trong ngôi mộ chứa hài cốt của một đứa trẻ khoảng 2,5 – 3 tuổi. Ảnh: Pinterest
Đứa trẻ này nằm trong tư thế nằm co chân, đầu kê lên chiếc gối làm bằng chất liệu dễ phân hủy. Bộ hài cốt được đặt nghiêng bên phải, chân co lên đến ngực. Thông qua các kiểm tra, phân tích xương và răng, các chuyên gia khảo cổ nhận định em bé khả năng cao là người Homo sapiens. Ảnh: Pinterest
Các nhà khảo cổ tìm được bằng chứng về việc con người sử dụng vũ khí hóa học được tìm thấy ở khu vực Dura-Europos, bên bờ sông Euphrates, Syria. Dura-Europos là thành phố La Mã rơi vào tay người Sassania vào khoảng giữa thế kỷ 3. Ảnh: Pinterest
Với việc tìm thấy hài cốt của ít nhất 19 lính La Mã và một lính Sassania chất đống trong đường hầm, các chuyên gia phát hiện một bí mật lớn. Đó là người Sassania sử dụng khí độc để tiêu diệt binh sĩ La Mã bằng cách ném lưu huỳnh và nhựa đường vào lửa, tạo thành một loại khí gây ngạt. Ảnh: Pinterest
Khi binh lính La Mã hít phải thì chất khí trên sẽ trở thành axit sunfuric. Chỉ vài phút sau khi tiếp xúc với khí độc trên, binh sĩ La Mã tử vong trong đường hầm khi đột nhập vào hầm mỏ của người Sassania nằm ngay phía dưới hầm mỏ của họ. Người lính Sassania duy nhất tử vong trong đường hầm có thể mất mạng bởi chính vũ khí mà anh ta sử dụng. Ảnh: Pinterest
Bệnh hủi hay còn gọi là bệnh phong là một trong những căn bệnh nguy hiểm trong lịch sử nhân loại. Các chuyên gia khai quật được một bộ hài cốt có niên đại 4.000 tuổi trong một hốc đá ở Ấn Độ. Ảnh: Pinterest
Theo kết quả kiểm tra, đây là hài cốt của một người mắc bệnh hủi. Đây được cho là bằng chứng sớm nhất về căn bệnh này. Người Hindu có truyền thống hỏa thiêu người chết và chỉ những người không đủ tiêu chuẩn mới được chôn. Qua đó, giới học giả phát hiện người mắc bệnh hủi bị xã hội kỳ thị, xa lánh. Ảnh: Pinterest
Các nhà khảo cổ phát hiện một địa điểm được cho là nơi chôn cất những “ma cà rồng” thời Trung Cổ tại ngôi đền cổ Perperion, đông nam thủ đô Sofia, Bulgaria. Ảnh: Pinterest
Tại đây, nhóm chuyên gia tìm được những bộ hài cốt bị thanh sắt đâm xuyên qua ngực để “phong ấn”. Tập tục mai táng này xuất phát từ quan niệm những người sống xấu xa khi chết có thể biến thành “ma cà rồng” nếu như không có một thanh sắt hoặc gỗ đâm xuyên ngực thi thể vào lúc mai táng. Ảnh: Pinterest
Nguồn: NTDVN
- Các nhà khảo cổ học choáng váng trước “khám phá bất ngờ” ở Babylon
- Khai quật được xuồng cổ bằng gỗ của người Maya gần như nguyên vẹn ở Mexico
- Cuộc đời u tối ít ai biết của nàng Mona Lisa đời thật