Nhà văn Ngô Câu, tác giả của nhiều cuốn sách nghiên cứu lịch sử, cũng không thể tin vào mắt mình khi phát hiện những chi tiết lạ trong bức tranh cổ.
Xuyên suốt dòng lịch sử, những bức tranh về chủ đề tôn giáo thường toát ra vẻ trang nghiêm, hào hùng để thay tác giả bộc lộ sự tôn kính với các bậc thánh thần trong từng đức tin. Các tác phẩm tranh Phật giáo cổ Trung Quốc là đại diện tiêu biểu!
Dưới các thời kỳ cực thịnh của đạo Phật như thời Tống, thời Đường, tác giả đương thời đã vẽ nên hàng ngàn bộ tranh kích thước lớn, tranh nhiều phần, khai thác hệ thống nhân vật, giai thoại trong đạo Phật.
Trong đó, bộ tranh “Năm trăm vị La Hán” của cặp đôi họa sĩ dân gian Chu Quý Thuờng và Lâm Đình Khuê được coi là bộ tranh Phật giáo hoàn chỉnh, hoành tráng bậc nhất thế giới. Tranh được vẽ dưới thời Nam Tống, mô tả các sự kiện lịch sử trong Phật giáo hoặc các cảnh sinh hoạt tập thể của các nhà sư trong tu viện thời bây giờ.
Một trong 100 bức tranh của bộ tranh “Năm trăm vị La Hán”. Ảnh: Kongfz
Bộ tranh có tổng cộng 100 bức tranh, được vẽ suốt 10 năm. Sau khi hoàn thành, “Năm trăm vị La Hán” được đem tặng cho các tăng sĩ Nhật Bản. tới nay 6 bức tranh đã bị thất lạc, những tranh còn lại được lưu giữ trong Chùa Daitoku (Nhật Bản), Bảo tàng Mỹ thuật Boston và Phòng trưng bày nghệ thuật Freer (Hoa Kỳ).
Mới đây, khi những bức tranh trong bộ “Năm trăm vị La Hán” được chia sẻ dưới dạng bản mềm trên mạng xã hội, nhiều người dùng mạng Trung Quốc đã tỏ ra thích thú khi phát hiện được nhiều chi tiết lạ trong các bức tranh.
Trên trang blog cá nhân của mình, nhà văn Ngô Câu – nhà nghiên cứu, tác giả nhiều cuốn sách lịch sử, xã hội học cũng chỉ ra một chi tiết vui, thú vị trong bộ tranh “Năm trăm vị La Hán”. Khi phóng to một số bức tranh lên 30 – 35 lần, nhà văn Ngô Câu nhận ra trong khi hầu hết các vị La Hán trong tranh đang đi giày thì có một số vị đang đi… dép xỏ ngón.
Quả thực những đôi giày này có hình dáng rất giống với dép tông hay dép xỏ ngón thời nay. Phát hiện này khiến cư dân mạng Trung Quốc vô cùng thích thú bởi đa phần mọi người cho rằng dép xỏ ngón là một phát minh mới mẻ, ít ai ngờ ý tưởng về kiểu dáng giày dép đã xuất hiện cách đây 700 năm.
Nguồn gốc của những đôi dép
Tại Trung Quốc, ý tưởng về giày dép bắt đầu xuất hiện từ khoảng 5.000 năm trước, trong sự phát triển của nền văn minh Ngưỡng Thiều. Dưới thời kỳ này, loài người dùng da động vật may nên những miếng vải bọc chân để tránh rét và bảo vệ bàn chân.
Tới thời nhà Thương, những đôi giày dạng ủng bắt đầu xuất hiện, sau đó là giày vải, guốc gỗ bắt đầu xuất hiện từ khi nhà Hán thành lập (khoảng năm 206 TCN).
Dưới thời cổ đại, giày dép không chỉ là vật bảo vệ mà còn là biểu tượng của địa vị, dùng để phân biệt các tầng lớp xã hội. Ví dụ trong xã hội nô lệ, chỉ có chủ nô và quý tộc mới được sử dụng giày dép. Những người nô lệ luôn phải đi chân trần, dù là dép rơm hay da động vật cũng không được dùng để lót chân.
Phiên bản đầu tiên của giày dép được ghi nhận tại Trung Quốc là những mảnh da thú buộc quanh chân. Ảnh: Sohu
Với loại dép có dáng xỏ ngón như trong bức tranh cổ, nhà văn Ngô Câu cho rằng chúng có thể được phát minh từ Ấn Độ sau đó tới Việt Nam rồi lan truyền qua Trung Quốc.
Nhận định này bắt nguồn từ cuốn “Lĩnh Ngoại Đại Đáp” – cuốn sách của Chu Khứ Phi đời Tống chép về những chuyện tại vùng Lĩnh Ngoại – chỉ vùng đất của nước Nam Việt cũ đến đất Đại Việt nước ta. Sử liệu có chép: “Người Giao Chỉ đi loại dép da, trên đế da có một cái cột nhỏ cao 1 tấc (khoảng 3cm), khi đi khép các ngón chân lại.”
Mô tả này thực sự rất phù hợp với hình dáng của đôi dép xỏ ngón hiện đại và hình tượng được khắc họa trong những bức tranh thời Tống.
Nguồn: SH
- Phóng to 20 lần bức tranh Càn Long yêu thích, chuyên gia vui mừng reo lên: Bí mật hơn 900 năm hóa ra cất giấu ở đây!
- Bí ẩn quanh “bức tranh ma” kỳ quái tồn tại 800 năm trong Tử Cấm Thành
- Phóng to 10 lần bức tranh đơn giản trong bảo tàng quốc gia Trung Quốc, chuyên gia giật mình: Tác giả đã xuyên không?